Độc thoại nội tâm

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 107)

6. Đóng góp của luận văn

3.2.2.2. Độc thoại nội tâm

Ma Văn Kháng không chỉ khắc họa hình tượng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, ông đặc biệt chú ý khai thác độc thoại nội tâm nhân vật (người hướng nội). Và thực sự ông đã thành công xuất sắc trên phương diện này. Các nhân vật trong sáng tác nói chung và tiểu thuyết nói riêng của ông đước bộc lộ rõ tâm tư, cốt cách, bản chất qua độc thoại nội tâm, đặc biệt là nhân vật trí thức và người phụ nữ.

Độc thoại nội tâm của Tự trong “Đám cưới không có giấy giá thú”

cũng xuất hiện rất nhiều. Đó là chuỗi độc thoại của Tự khi nhớ lại những kỷ niệm dạy học ở miền núi (tr. 87 - 104), là chuỗi độc thoại của Tự về lương tâm trách nhiệm của người thầy trước học sinh thân yêu (tr. 180 - 181); là chuỗi độc thoại đầy lo âu trước những sa sút trong nhân cách người thầy của Thuật (tr. 266 - 277). Đó là chuỗi độc thoại nội tâm rất dài của Tự về nỗi đau đớn, xót xa, cay đắng ngậm ngùi của người trí thức khi nhận ra sự bất công, phi lý và thân phận bạc bẽo đến thảm thương tội nghiệp của mình: "Chà, dám nghi ngờ những người lao động, thành phần cơ bản của xã hội ta, những xích lô, đồ tể, mõ làng, ... thì rõ ràng giáo Tự đã tỏ ra kém cỏi về lập trường, quan điểm. Hay là ông tức khí vặt vì ông thấy lương bổng cả tháng trời không bằng một ngày tập thể dục đôi chân của anh xích lô? nhưng có lẽ ông trời ăn ở không công bằng. Anh xích lô vừa có nhiều tiền vừa được hưởng danh thơm. Ôi gíáo Tự khù khờ, xã hội này là xã hội của người lao động. Xét về mọi mặt, anh ta sáng giá hơn mấy anh tiểu tư sản nhiều. Rường cột của xã

103

hội này là người xuất thân nghèo khổ như Lại, như Cẩm, chứ loại Tự giỏi lắm

chỉ như gã chạy cờ thôi" [17,3,288]. Đó còn là chuỗi độc thoại về Xuyến vội

những sẻ chia gánh nặng cuộc sống, lẫn xót xa trước sự xuống dốc nhân cách của người vợ: "Thế giới củ con người là đa dạng thế nào thì bao giờ cũng tồn tại một số đông người sấp mặt xuống cốt chỉ để ấm no, giàu có... Ôi nhìn Xuyến hân hoan trước cái tủ ly mới sắm mà tội nghiệp. Thấy Xuyến rụt rụt, rè rè ở cái đám bát họ, một cái trò con trẻ của những kẻ rạn dày trên thương trường mà thương quá... Sao Tự lại có quyền khinh miệt việc Xuyến ắm xanh đồ đạc tiện nghi... Tự cũng không có quyền phép phỉ báng quyền được đam mê vật chất của kẻ khác, miễn là không phương hại đến quyền lợi của cộng

đồng" (17,3, tr. 302 - 309. Sự phản bội của Xuyến đã khiến anh thấm thía một

nỗi đau không thể chịu đựng nổi. "Anh đã bị lừa dối, bị tước đoạt, bị xỉ nhục... Xuyến đang biến anh thành một trò hề, một gã đàn ông xuẩn ngốc. Những tình cảm chân thành trong sáng nhất của anh đã bị bêu riếu... kết cucj

anh chỉ là con dã tràng... suốt đời annh bị lừa lọc, phản bội" [17,3,309]. Đặc

biệt là cuộc độc thoại kéo dài (tr.428 - 430) trong ly biệt ngậm ngùi với mái trường yêu dấu của anh. Trong những âm thanh thiêng liêng, Tự nhận ra "đó

chính là âm điệu, là linh hồn sinh động vĩnh cửu, là tình yêu thiên phú của đời

anh" [17,3,430]. Tự như một kẻ đi xa trở về mái nhà yên ả, hồn hậu, đầy thương nhớ. Lớp học, phấn trắng, bảng đen, mùi thơm trang vở mới, tiếng trống trường ấm áp tuổi ho niên, tình thầy trò thiêng liêng... Tất cả đã đánh thức những tình cảm tốt đẹp nơi Tự. Niềm xúc động lên nghẹn ngào khiến anh "cảm thấy vừa xảy ra một cơn hụt hậng thật kinh khiếp, từ bên trong anh,

khiến anh rơi vào trạng thái vừa đau đớn vừa hoang mê" [17,3,430]. Và giờ

đây a mới dám thú nhận với chính mình, anh đến để thực hiện một cuộc chia tay lớn của đời mình. Tự đã từ biệt mái trường than yêu trong tâm trạng chua chát, giằng xé: "Nhưng, chẳng lẽ anh lại có thể chia tay với mái trường thân

104

thương này? Chẳng lẽ là anh có thể giã từ kỷ niệm, những bóng hình thân thuộc cùng tất cả những mộng ước đẹp đẽ và lớn lao, những gì anh đã hết lòng yêu quý và tôn thờ suốt mấy trục năm qua? Sao cuộc chia tay có vẻ bất đắc và buồn thảm quá thế, Tự ơi?" [17,3,430].

Luận “Mùa lá rụng trong vườn” cũng phải trải qua những suy nghĩ,những trăn trở khi anh phải chứng kiến cuộc đời đầy tráo trở, xô bồ; anh phản đối, khinh miệt lối sống thực dụng, hời hợt của con người đặc biệt là bà chị dâu ngông ngạo, hợm hĩnh, "bọn chúng đầy rẫy và đang sống nhơn nhơn. Chúng mặc những bộ quần áo thời trang, đi những đôi giầy mốt mới nhất. Chúng đem văn minh tới xứ sở này?Vô lý. Chúng làm vẩn đục xã hội. Chúng làm tủi hổ Phượng và những người lương thiện, nghèo nàn... Chúng ăn cướp

của cải của xã hội để tiêu xài, hành lạc" [17,2,242]. Chứng kiến tấn bi kịch

gia đình, nhìn thấy những đổi thay ở ngoài xã hội đường phố, những môi trường khác nhau mà đồng dạng gắn liền. Luận đã nổi cơn bi phẫn từ vị trí nạn nhân. "Có bao giờ con người hài lòng với mặt tối của hiện thực. Căm phẫn là cần nhưng không khó với bất cứ ai có lương tri... chửi rủa càng là sự dễ dàng. Một chỗ đứng cao hơn, mà vẫn là kẻ trong cuộc, mà không phải là

bàng quan, là chai lì, vô cảm là thế nào?” [17,2,247]. Trong cơn nhiễu loạn

của Luận chợt lóe lên một tia sáng bất ngờ từ sự đối chiếu giữa hai thái độ ở hai hoàn cảnh khác nhau: sợ sệt - vui vẻ của ông thường trực cơn quan: "Cái thiện, cái hợp lý bao giờ cũng có sức mạnh tự thân. Và thiên hướng trở về với cái thiện cái hợp lý là mạnh mẽ, ở ngay trong lúc cái xấu còn mạnh"

[16,284]. Độc thoại nội tâm càng bộc lộ vẻ đẹp của con người Luận. Đó chính là vẻ đẹp của trí tuệ, của nhân cách cao cả.

Đặc biệt, Khiêm “Ngược dòng nước lũ” với những chuỗi đối thoại trong độc thoại nội tâm dồn dập, ráo riết. Trong cuộc đối đầu của số ít hiểu biết và số đông vừa kém cỏi vừa đê hèn Khiêm đã nhận ra anh "bị hoàn toàn

105

cô lập, một số đông đã hình thành dưới áp lực của quyền hành, sự đồng lõa của nội sợ hãi, tính a dua, a tòng, thói tính toán vụ lợi và sự thiếu năng lực tự chủ của cá thể. Nó ôm choàng lấy từng cá nhân. Nó tỏa ra một sức mạnh áp đảo” [17,5,179]. Danh vọng, quyền hành, thói a dua, phục tùng kẻ cầm quyền... chúng là dòng thác lũ và Khiêm chính là kẻ ngược dòng. Trong tình cảnh bi đát ấy, Khiêm đã nhớ đến cha anh. Bật lên từ tiềm thức Khiêm một tiếng gào âm thầm nhưng ngạo nghễ. Nỗi đau này chưa qua thì lại được cộng hưởng thêm nỗi đau bị phản bội. Những ngày Khiêm đau ốm nằm ở nhà là những ngày anh phải chứng kiến cảnh Thoa - vợ anh giở trò vô liêm sỉ. Khiêm như kiệt sức, anh như chìm đi trước cơn đau ốm triền miên, rã rời.

"Mỗi ngày Khiêm một nhận ra sự suy đồi của cuộc sống biểu hiện ở một

chuỗi sự kiện nhân vật” [17,5,252]. Anh đã tự nhủ với lòng mình: "vì còn nợ

nần với đời nhiều quá, nên phải cắn răng mà vượt qua” [17,5,252]. Anh phải

ngược dòng, vượt qua bão tố để sống đúng với nhân cách của mình: "Ngược dòng, bản lĩnh của kẻ anh hùng, tin ở mình như tin ở chân lí” [17,5,298];

"...không suy suyển một li nhân cách để vượt qua cơn hồng thủy của tính xu

thế thời đắc thế man rợ" [17,5,298].Chính miền quê trung du yêu dấu đã giúp

Khiêm lấy lại được thăng bằng. Anh nhìn cuộc đời với một tâm thế tràn đầy tự tin và kiêu hành: "Hỡi cuộc sống kia, ta chấp mi hết thẩy đó! Ừ thì mi cứ tráo trở, lọc lừa đi! Ừ thì mi cứ vu oan giá họa! Ừ thì mi cứ tàn bạo đểu giả. Ừ thì mi cứ việc giở đủ các thói đê hèn, bỉ tiện đi. Ta chấp nhận cuộc đối mặt

với tất cả bọn mi”[17,5,301].

Ngoài nhân vật trí thức, nhân vật phụ nữ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng thường xuyên được bộc lộ bản chất qua những đoạn độc thoại nội tâm một cách đầy ấn tượng. Lý “Mùa lá rụng trong vườn” đã nhiều lần phải trăn trở, suy tư, day dứt; đã nhiều lần chị ở vị trí chênh vênh giữa cái tốt và cái xấu. Chị đã có những ngày hồi tỉnh, hổ thẹn; song cái hổ thẹn trong

106

giây lát đã bị vùi lấp bởi cơn ham muốn, thèm khát tiền bạc, giàu sang, phú quý. Có những lúc chị cảm thấy áy náy lương tâm cắn rứt, nhưng những giây phút thức tỉnh của lương tri ấy chợt vụt qua để nhường chỗ cho tư tưởng nội loạn, phá phách để thỏa mãn sự thèm khát, nỗi hứng tình. Có nhiều lúc, "chị căm ghét anh ta. Đồ hợm của! Đồ gian manh! Đồ nịnh đầm! Đồ dâm đãng! Đồ mất dậy! Ngôn ngữ anh ta bỉ ổi! Thủ đoạn của anh ta xảo trá! Âm mưu

của anh ta tàn ác!" [17,2,170]. Nhưng, vắng anh ta Lý lại cảm thấy cuộc đời

trống trải, buồn tẻ biết bao. Trí thông minh đã mách bảo để chị nhận ra những sai lầm của mình và chị hình dung được hậu quả của nó. Tuy nhiên, con người ma quỷ đã dẫn dắt chị hết sai lầm này đến sai lầm khác. Đồng tiền quả là có sức mạnh vạn năng, nó khiến người ta sẵn sàng đánh mất nhân cách của mình, chà đạp lên mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. "Cuộc sống bao giờ cũng có ranh giới. Ai không phân biệt nổi ranh giới thì kẻ đó

còn ở trong trạng thái bản năng” [17,2,263].

Ngược lại với Lý, Phượng “Mùa lá rụng trong vườn” cũng đã trải qua nhiều chuỗi độc thoại nội tâm sâu sắc. Nhưng chính quá trình độc thoại của Lý thể hiện diễn biến tâm lý từ tốt đến xấu, thì độc thoại nội tâm trong Phượng, lại hướng tới những điều tốt đẹp, tới chân lý. Phượng luôn suy nghĩ về mọi người, về những biến cố trong gia đình. Những điều tưởng như nhỏ nhặt nhưng lại bộc lộ tính cách, bản chất của mỗi con người. Lòng Phượng dạt dào yêu thương. Chị thương hoàn cảnh vợ, con Cừ và chị Hoài; thương Đông; xót xa cho Cừ. Riêng với Lý, chị vẫn thương nhớ canh cánh bên lòng. Trước mọi sự sa sẩy, lầm lỡ, Phượng đều mủi lòng. Chị chỉ muốn tất cả mọi người được sung sướng. Nếu có thế làm tất cả mọi việc để mọi người được hạnh phúc, chị sẽ không bao giờ mệt mỏi, ngại ngùng. Và những lúc như vậy,

"Phượng rất cần một người tri kỷ đồng tâm, đồng hành, có một tầm hiểu biết đủ sức chỉ dẫn, biết khích lệ khi gặp trắc trở - một người bạn mà có thì luôn

107

yên lòng" [20,188]. Người đó, không ai khác là Luận, chồng chị, chỗ dựa tinh

thần vững chắc cho chị. Trong thẳm sâu lòng mình, Phượng hiểu Luận là quý giá như thế đối với chị. Những suy nghĩ tình cảm của Phượng gieo vào lòng người đọc một niềm cảm mến, thán phục; nó có tác dụng làm thanh lọc tâm hồn con người, giúp con người trở lên sống bao dung, nhân ái hơn.

Phẩm chất, tính cách của Hoan (Ngược dòng nước lũ) đã được tác giả khắc họa rõ nét qua những chuỗi đối thoại trong độc thoại nội tâm. Đó là những khoảnh khắc trong sáng nhất của cuộc đời Hoan khi chị nhớ đến Khiêm. Là những giây phút chị tách ra khỏ thực tại hỗn loạn, xô bồ để sống đúng với bản chất tốt đẹp của mình. Chị nhớ tới Khiêm, về những ý tưởng của anh, "một làn sương tím, một vệt nắng thu, một eo đồi, một của sông một tiếng nghé gọi mẹ, một tiếng còi tàu... tất cả đều gợi thương nhớ xốn xang trong

lòng" [17.5.377]. Đó còn là những lúc chị sống lại với những ký ức của mình,

sau một chuỗi những biến động, những rủi ro, để lại ấn tượng nặng nề đến mức chị bắt đầu thấy ghê tởm và căm hờn cuộc đời, vì đã thấy hết sự khốn cùng và đểu cáng của nó. Đặc biệt là những lúc nàng phẫn chí đòi trả thù đời và lúc nàng chìm đi trong dòng thao thức về thân phận nơi xà lim. Chị ước có thật nhiều tiền để ngông ngạo, sỉ nhục lại người đã hạ nhục mình. Chị sẽ làm cho chúng như những con vật hèn mạt phải bò rạp trước đồng tiền của chị.

"cần phải lột mặt nạ thằng mất dậy làm tính cộng nhẩm 5 với 5 là 11. Tao sẽ chát cứt vào mặt chúng mày, bọn khốn nạn đã làm anh yêu của tao khốn

khổ. Tội ác của chúng bay phải bị trừng phạt" [17,5,434]. Trong nhà lao tăm

tối, chị nghĩ đến thân phận đến mối tình với Khiêm. Linh cảm như mách bảo chị rằng cuộc chia ly xa cách của chị và Khiêm có những đặc điểm tựa như đoạn trường lưu lạc Kim - Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Cả hai đã được dự báo trước, một đằng là hồn ma Đạm Tiên ở lễ tảo mộ, một bên là niềm tin cảm nhận được ở kết cục bi thảm của số phận Mỵ Châu trong lễ hội mang tên

108

chị ở Thịnh Lương. "Tận cùng của tình yêu là cái chết" [17,5,459]. Hoan một lòng chung thủy với tình yêu của mình. Chị sẽ lấy cái chết để diễn tả tấm lòng của mình đối với Khiêm. Chung thủy, trọn vẹn - một yếu tố quan trọng làm tỏa sáng vẻ đẹp nhân cách cuả chị. Với những nét tính cách đa dạng, phức tạp, nhân vật Hoan đã để lại trong lòng độc giả một ấn tượng bất ngờ, sâu sắc.

Những độc thoại, đối thoại, phương thức khám phá nội tâm con người hữu hiệu nhất đã được Ma Văn Kháng triệt để khai thác và đạt được hiệu quả cao. Chính nhờ vào thành công này mà nhân vật của ông luôn hiện lên một vẻ đẹp mang giá trị nhân sinh sâu sắc toát ra từ đời sống nội tâm. Với nghệ thuật miêu tả nhân vật trong đối thoại và độc thoại nội tâm, Ma Văn Kháng đã có nhiều đóng góp quan trọng cho thành công của nghệ thuật tiểu thuyết hiện.

Tiểu kết: Như vậy, trong qua trình tìm hiểu giọng điệu và ngôn ngữ trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng , mỗi bạn đọc chúng ta sẽ nhận ra một bản hợp tấu đa giọng điệu của nhà văn. Đồng thời cũng lí giải vì sao những tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kì đổi mới luôn cuốn hút độc giả. Đây là một trong những sắc thái giọng điệu giúp người đọc cảm nhận rõ tâm hồn và trái tim nhân hậu, trong sáng của nhà văn.

Với ba cuốn tiểu thuyết: “Đám cưới không có giấy giá thú”, “Mùa lá

rụng trong vườn”, Ngược dòng nước lũ” đã để lại dư vang bởi những sắc thái

giọng điệu rất ấn tượng qua thế giới nhân vật phong phú. Nghiên cứu giọng điệu trong tác phẩm của Ma Văn Kháng nói chung và ba cuốn tiểu thuyết thời kì đổi mới trên là một việc cần thiết, bởi đây là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công trong tác phẩm, cũng như thấy được cái nhìn tinh vi sắc sảo của Ma Văn Kháng trước cuộc sống. Bằng cái nhìn đa diện, đa chiều, bằng giọng điệu này, ông đã đi sâu phản ánh hiện thực muôn màu, muôn vẻ hôm nay. Tiểu thuyết trong thời kì đổi mới của Ma Văn Kháng tiêu biểu ở ba cuốn tiểu thuyết này không những đặc sắc ở giọng điệu mà còn rất đặc sắc ở nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ.

109

Những đối thoại, độc thoại , phương thức khám phá nội tâm con người hữu hiệu nhất đã được Ma Văn Kháng triệt để khai thác và đạt hiệu quả cao. Chính nhờ vào thành công này mà nhân vật của ông luôn hiện lên một vẻ đẹp mang giá trị nhân sinh sâu sắc, toát ra từ đời sống nội tâm. Với nghệ thuật miêu tả nhân vật trong đối thoại và độc thoại nội tâm, Ma Văn Kháng đã có

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)