Sự chuyển mình mạnh mẽ của một cơ chế xã hội mới

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 32)

6. Đóng góp của luận văn

1.2.2.2. Sự chuyển mình mạnh mẽ của một cơ chế xã hội mới

Đại thắng 1975 đã thống nhất hai miền Nam - Bắc. Khát vọng cháy bỏng của một nền dân tộc về một nền tự do, độc lập trải qua ngót nửa thế kỷ chiến đấu kiên cường đã trở thành hiện thực. Chiến tranh khốc liệt đã qua đi, đất nước hào hứng bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Tuy nhiên, ngay sau niềm vui chiến thắng, cả dân tộc phải đối mặt với hàng loạt khó khăn chồng chất. Đó là thời kỳ chúng ta lâm vào khủng hoảng sâu sắc về kinh tế, xã hội. Cơ chế quản lý cũ bộc lộ nhiều bất cập đòi hỏi phải có sự đổi mới. Đất nước hòa bình nhưng cuộc sống vẫn chồng chất khó khăn. Nhiều nhu cầu chính đáng, tối thiểu của nhân dân về vật chất và văn hóa chưa được đảm bảo. Mặt khác các hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển, những hành vi lộng quyền, tham nhũng của một số cán bộ chưa kịp thời bị trừng trị, công bằng xã hội bị vi phạm… Để đưa đất nước thoát khỏi cơn khủng hoảng và tình trạng bế tắc đó, Đảng ta đã lựa chọn con đường đổi mới, có thể nói đây là con đường phát triển tất yếu, có ý nghĩa sống còn của đất nước. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã kêu gọi

Đổi mới tư duy” trên tất cả mọi phương diện và “Nhìn thẳng vào sự thật”.

Sự đổi mới ấy đã đem đến cho văn học một không khí mới - không khí dân chủ hóa, nói như Nguyễn Văn Long “Dân chủ hóa đã thấm sâu và được thể

hiện ở nhiều cấp độ bình diện của đời sống văn học”. Các nhà văn được viết

những gì họ nhìn thấy, cảm thấy kể cả những mặt trái cuả đấu tranh, mặt trái của cuộc sống. Có thể nói dân chủ hóa đã tạo điều kiện cho văn học đề cập đến hiện thực trong và sau chiến tranh một cách toàn diện và sâu sắc hơn ở

28

nhiều khía cạnh. Các nhà văn đã nhấn mạnh tư tưởng tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật vì “Sự thật luôn luôn là linh hồn của nghệ thuật chân chính”.

Thực tế công cuộc đổi mới của văn học diễn ra không hoàn toàn đơn giản một chiều mà hết sức phức tạp, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nhưng cũng chính điều này lại làm cho đời sống văn học sau Đại hội Đảng VI trở nên náo động hơn. Xét cho cùng, yếu tố quan trọng nhất để đổi mới văn học thành công là cái tâm trong sáng và trách nhiệm của người cầm bút. Nói như Hà Xuân Trường: “Đổi mới văn học, điều quan trọng nhất, quyết định là cái nhìn và cái tâm của lòng trong sáng nhân ái, cộng với ý thức đầy đủ và chức trách cao cả của văn học đối với con người, đối với

cuộc đời, với nhân dân mình. Không có những cái đó thì không có đổi mới”.

Xuất phát từ một cảm hứng mới, tiểu thuyết thời kỳ này cũng có những thay đổi cơ bản về phương diện nghệ thuật. Từ chỗ lấy sự kiện làm đối tượng hàng đầu để miêu tả hiện thực xã hội, tiểu thuyết đã hướng vào tâm hồn, tính cách số phận con người để soi chiếu trở lại lịch sử và xã hội. Cái nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết có những bước chuyển biến rõ rệt, tiểu thuyết đã trở thành thể loại đóng vai trò chủ đạo trong đời sống văn học. Đây chính là thể loại thích hợp, uyển chuyển và giàu khả năng nhất trong việc bám sát hiện thực đời sống và khám phá số phận, tính cách con người. “Con mắt” tiểu thuyết trở thành công cụ soi chiếu cả bề rộng những vấn đề xã hội và bề sâu với từng số phận con người.

Nếu điểm những gương mặt tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới, Ma Văn Kháng phải là một trong những người được ghi công hàng đầu. Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn… Ông đã dũng cảm xung phong mở đường cho sự đổi mới của văn học Việt Nam. Đúng như đánh giá của Lã Nguyên “Trước làn sóng đổi mới dâng

29

lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc, trong những điều kiện cực kỳ khó khăn của đất nước, sáng tác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn… đã đốt lên nhiệt tình tìm kiếm chân lý. Sự đổi mới trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nói riêng và trong sáng tác của các ông nói

chung đều bắt đầu từ cái nhìn nghệ thuật”.

Tiểu kết

Như vậy, xuất phát từ những vấn đề mang tính lý thuyết về phong cách, chúng tôi đã vận dụng vào tìm hiểu khái quát về sự hình thành phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Đó là một quá trình tích lũy văn hóa lâu dài trong sự trải nghiệm rộng lớn về văn hóa và không gian địa lý. Mỗi tác phẩm của nhà văn của từng giai đoạn đều in dấu tâm hồn, phong cách sống và phong cách văn chương của ông – một nhà văn có những trải nghiệm và tích lũy sâu sắc về cuộc sống về ẩn ức sâu săc của những tâm hồn tri thức Việt. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng, cụ thể là phong cách tiểu thuyết của ông in đậm qua ba tác phẩm: Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ.

30

CHƢƠNG 2

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG 2.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học và trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

2.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong văn học

Mọi người đều biết “Văn học là nhân học” (M. Gorki), là miêu tả, là thể hiện con người, con người là đối tượng chủ yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, miêu tả đồ vật, hoặc đơn giản là miêu tả các con vật, văn học đều nhằm thể hiện con người. Tất cả những gì lien quan đến con người, thuộc về con người đều nằm trong phạm vi biểu hiện của văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người được định nghĩa: “Là sự lý giải, cắt nghĩa, sự cảm thấy con người đã được hóa than thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp, hình thức thể hiện con người trong văn học tạo nên giá trị nghệ thuật

và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó” (Thi pháp học - Trần Đình

Sử - NXB GD, 1998). Quan niệm nghệ thuật về con người hướng nhà văn khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo cụ thể.

Trong văn học, con người là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, gắn với quan niệm, phong cách nghệ thuật của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của thời đại. Thời đại văn học mới bao giờ cũng ra đời cùng với con người mới. Một mặt, sự vận động, chuyển biến của hiện thực cuộc sống làm nảy sinh những con người mới và miêu tả những con người ấy là văn học đổi mới. Mặt khác, việc đổi mới cách cắt nghĩa, thể hiện con người cũng sáng tạo nên những chuyển biến trong văn học, “chừng nào chưa có sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật vế con người thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau chỉ

có ý nghĩa mở rộng về lượng trên cùng một chiều sâu”. Do đó, sự đổi mới

trong quan niệm nghệ thuật về con người là cơ sở của quá trình vận động và đổi mới văn học.

31

Tìm hiểu, nghiên cứu về sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong sáng tác của Ma Văn Kháng là một phương tiện để đánh giá tác phẩm của ông và cũng góp phần không nhỏ vào việc đánh giá thành tựu của văn xuôi thời kỳ sau đổi mới.

2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con ngƣời trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

Sau 1975, Ma Văn Kháng mới viết tiểu thuyết. Vì vậy những sáng tác của ông giai đoạn trước 1980 nằm trong sự phát triển của văn học Việt Nam lúc ấy đang trượt theo “đà văn quán tính”. Các nhà văn, một số vẫn tiếp tục khai thác đề tài chiến tranh, một số khác viết về cuộc sống, xây dựng đất nước trong không khí hòa bình. Cảm hứng ngợi ca, thiên hướng tập trung khai thác cái đẹp, cái hung vẫn còn ngự trị, Hà Minh Đức đánh giá:“Văn chương lý

tưởng hóa như thần thánh nói chuyện với nhau”. Nhà văn Nguyễn Minh

Châu cũng nhận ra cái “Tôi dễ dãi” về cách nhìn, cách phơi bày hiện thực, điều đó có nguy cơ bào mòn năng lực sáng tạo của nghệ sĩ theo lối mòn công thức sơ lược, như tư duy nghệ thuật về con người như giai đoạn trước 1975. Ta vẫn gặp trong tác phẩm “con người quần chúng”, “con người công dân”, “con người anh hùng”, “con người sử thi”… Cuộc sống cá nhân, đời tư đời thường vẫn chưa được coi trọng, số phận cá nhân, tính cách cá nhân tuy có được đào sâu hơn, nhưng nó vẫn chỉ có ý nghĩa đại diện cho số phận, sức mạnh, ý chí cộng đồng.

Tư duy nghệ thuật của Ma Văn Kháng trước 1980 không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Con người trong tác phẩm của ông được soi chiếu trong mối quan hệ với lý tưởng, với cộng đồng – đó là sự nghiệp đấu tranh giải phóng đất nước và xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Tình cảm của con người trong gia đình, gia tộc rất đỗi thiêng liêng cũng chỉ là biểu hiện khác của tình đồng chí, tình yêu đất nước. “Qua con người đám đông” – hiện thân cho sức mạnh cộng

32

đồng vẫn là chủ đạo, con người cá nhân cũng chỉ là hiện thân và đại diện cho sức mạnh ấy. Cách nhìn con người vẫn trên bình diện giai cấp, tư tưởng chính trị là chính. Tư duy về con người có phần sơ lược, điều này in đậm ở tiểu thuyết Gió rừng và Đồngbạc trắng hoa xòe.

Ma Văn Kháng được coi là nhà văn đi tiên phong trong công cuộc đổi mới văn học, sự đổi mới văn học nảy sinh từ yêu cầu của hiện thực thời đại, của thị hiếu người đọc và ngay bản thân văn học. Như chúng ta đã biết, hiện thực đời sống thời hậu chiến bộn bề phong phú. Con người không đơn giản chỉ chiến đấu để giành và giữ độc lập, tự do mà còn phải đối mặt với bao nhiêu vấn đề bức xúc của đời thường. Văn học là gì, nếu không phải vì cuộc sống của con người? Văn học đứng trước một thử thách nghiệt ngã, một lựa chọn mới và không còn đường nào khác là phải đổi mới.

Đại hội Đảng lần thứ VI kêu gọi: “Đổi mới tư duy” trên mọi phương diện và “Nhìn thẳng vào sự thật” đã đem đến cho văn học một không khí mới, không khí dân chủ hóa, và nói như Nguyễn Văn Long: “Dân chủ hóa đã

thấm sâu và được thực hiện ở nhiều cấp độ bình diện của đời sống văn học”

[62]. Các nhà văn được viết những gì họ nhìn thấy, cảm thấy, kể cả những điều lâu nay cấm kỵ như: Mặt trái của đấu tranh, mặt trái của đời sống hậu chiến. Trên bình diện ý thức nghệ thuật đã có những biến đổi quan trọng theo hướng “Dân chủ hóa” về vai trò, vị trí, chức năng, quan điểm đối với hiện thực, với con người, mô tuýp về chủ đề, hình thức nghệ thuật biểu hiện.

Song sự biến đổi có tính chất quyết định là sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người, chú trọng đến con người, coi con người là nhân tố quan trọng của sự nghiệp đổi mới đất nước, đó là tư tưởng có tính chất nền tảng, một tiền đề thiết yếu để xây dựng và hoạch định các chính sách xã hội và đường lối văn nghệ của Đảng. Ông Vũ Tuấn Anh đã khẳng định “Phát huy mọi khả năng của con người là nhằm phát triển tận độ năng lực người ẩn

33

chứa trong mỗi cá nhân. Lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất, đó là sự thể hiện nhận thức mới về chủ nghĩa nhân đạo. Con người không phải là phương tiện của các mục đích xã hội và hành động xã hội đều xuất

phát từ mục tiêu vì con người” [68].

Quan niệm về con người được coi là sự tiến bộ của nghệ thuật từ xưa đến nay. Trong văn học đổi mới, con người không được nhấn mạnh ở góc độ chính trị, ở quan điểm giai cấp mà được nhìn ở “nhiều vị thế và trong tính đa chiều của mọi mối quan hệ: Con người xã hội, con người lịch sử, con người của gia đình, gia tộc, con người với phong tục, với thiên nhiên, với những người khác, với chính mình… được soi chiếu ở nhiều phương diện, nhiều tầng bậc: ý thức, vô thức, đời sống tư tưởng, tình cảm, đời sống tự nhiên, bản năng, ở khát vọng cao cả, ở dục vọng tầm thường, con người cụ thể, cá biệt, và con người mang tính nhân loại phổ quát… con người đa diện, đa trị, lưỡng phân, trong con người đan cài, chen lấn, giao tranh bóng tối và ánh sáng, rồng phượng và rắn rết, thiên thần và quỷ sử, cao cả và tầm thường” ( Nguyễn Văn Long – 62). Vì vậy “con người công dân”, “con người tập thể”, “con người chính trị”… của một thời đại đã được bổ sung, “con người cá thể” có số phận riêng, có thế giới nội tâm tiềm thức, bản năng riêng. Con người được đặt trong mối quan hệ người, quan hệ xã hội để làm rõ bản thể người, bản thể xã hội như: Con người đời tư, con người đạo đức thế sự, con người tự nhiên, con người bản năng, con người hoàn cảnh…

Xuất phát từ quan niệm về con người mới mẻ ấy. Văn học đương đại đã gặt hái được nhiều thành tựu và ngày càng chiếm được chỗ đứng trong lòng độc giả. Ông Bùi Việt Thắng đã khẳng định: “Văn xuôi Việt Nam gần đây như nhiều người nhận xét đã áp sát cuộc sống và con người bước đầu đem đến cho bạn đọc một cảm nhận trung thành về thực tại. Người ta nói đến tính dân chủ, nhân bản, đa dạng, chân thực của văn học… Tất cả những nét

34

trội đó thực chất tụ lại trong quan niệm tiến bộ về con người” [56]. Quan niệm về con người của mỗi nhà văn có những nét độc đáo đặc sắc riêng tạo nên sự đa dạng, phong phú về phong cách nghệ thuật.

Trên cơ sở tìm hiểu những nét khái quát nhất về sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi sau 1975, việc nghiên cứu tìm hiểu sáng tác của Ma Văn Kháng và sự đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người sẽ khẳng định thêm những đóng góp của ông trong tiến trình đổi mới văn xuôi hiện đại Việt Nam.

Ở Ma Văn Kháng, dấu hiệu đổi mới có từ Mưa mùa hạ (1982). Theo ông, “tác phẩm là kết quả của những cơn ngẫu hứng dài chứa chan thi vị,

hạnh phúc làm người”. Với tác phẩm này Ma Văn Kháng đã chuyển từ cái

nhìn sử thi trước đây sang cái nhìn tiểu thuyết nhằm tiếp cận đời sống ở góc độ đời tư, đời thường đạo đức thế sự. Ma Văn Kháng đã bội thu về tiểu thuyết về đề tài thành thị. Với loại đề tài này, ông thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người đúng đắn hơn, gần với sự vận động biện chứng hơn. Với ông lúc này cuộc sống không hề đơn giản. Nó chứa đựng bao nhiêu bất cập, phức tạp cả bất trắc. Từ những việc nhỏ nhặt xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, nhà văn phải biết quan tâm đến nó, sống tâm huyết với nó, mới thấy hết chiều sâu ý nghĩ của nó. Con người không chỉ đơn thuần có nghĩa vụ công dân đối với đất nước mà còn có nghĩa vụ đối với gia đình, gia tộc, với mọi người xung quanh và với bản than mình. Con người không phải lúc nào cũng được phân biệt rạch ròi ranh giới giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác, và nhiều khi cái xấu, cái tốt, cái thiện, cái ác đan xen vào nhau rất khó tách bạch, thậm chí, cái ác còn chui lủi sau cái đẹp, cái tốt để hại người, để phá hoại cái đẹp, cái tốt. Có trường hợp con người từ khi sinh ra đã, ác thuộc về bản chất, gặp điều kiện,

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)