6. Đóng góp của luận văn
3.1.2.2. Giọng điệu triết lý, triết luận
Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, Ma Văn Kháng là nhà văn luôn dị ứng với kiểu viết công thức, rập khuôn theo lối mòn quen thuộc. Ông không bằng lòng với chính mình và luôn tự đổi mới để vượt lên chính mình. Vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, Ma Văn Kháng đã mạnh dạn đổi mới tư duy
81
nghệ thuật, chuyển mạch văn ngợi ca giàu chất trữ tình, rưng rưng hào sảng sang khuynh hướng phê phán. Chính vì vậy, khi đến với tiểu thuyết Ma Văn Kháng ta còn bắt gặp giọng điệu mang đậm tính triết lý, triết luận. Cũng như nhiều cây bút văn xuôi thời kỳ này, Ma Văn Kháng luôn có xu hướng tìm kiếm ý nghĩa triết lý nhân sinh qua việc miêu tả hiện thực cuộc sống đem lại cho tác phẩm chiều sâu chính luận, triết luận.
Sau 1975, đặc biệt là sau 1986, đất nước ta có nhiều đổi thay. Những cách viết đơn giản công thức, sơ lược như trước đây không còn được độc giả chấp nhận. Sứ mệnh của nhà văn lúc này là phải tự đổi mới minh để làm mới văn học. Vì thế, trong sự nghiệp đổi mới văn học nói chung, đổi mới tư duy tiểu thuyết nói riêng, cảm hứng khám phá, suy ngẫm, tìm kiếm những vấn đề có ý nghĩa triết lý nhân sinh trở thành dòng mạch chính của văn xuôi Việt Nam đương đại. Không ít sáng tác của Lê Lựu, Tạ Duy Anh, Nguyễn Huy Thiệp... mang tính triết lý sâu sắc. Chính chất triết lý, triết luận trong sáng tác của Ma Văn Kháng đã đem đến cho ông một giọng điệu riêng (giọng tranh luận, tranh biện) góp phần quan trọng tạo nên phong cách nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng.
Giọng điệu triết lý, triết luận là thế mạnh của tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Bằng giọng điiệu này, tác giả đã đặt ra trong tác phẩm của mình hàng loạt các vấn đề cuộc sống hôm nay để nhân vật, nhà văn và độc giả cùng bình luận: vấn đề truyền thống và hiện đại, vấn đề cá nhân - gia đình, vấn đề lý tưởng và hiện thực, vấn đề đạo đức giữa con người với con người... Bởi với Ma Văn Kháng, bạn đọc không phải là người tiếp thu một cách thụ động, không phải là đối tượng để "mách nước", "chỉ bảo" mà là đối tượng độc thoại chân lý. Mặt khác chân lý cũng chỉ có thể nảy sinh trong quá trình cọ xát, va xiết giữa các yếu tố khác nhau. Điều này đã tạo nên tính chất dân chủ, bình đẳng, gần gũi trong mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc, một sự đổi mới so với văn học giai đoạn trước.
82
Đã từng sống và làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, hơn ai hết Ma Văn Kháng là người chứng kiến những éo le, trái ngang của cuộc đời nên ông hiểu sâu sắc những nghịch cảnh trong xã hội đương thời. Mỗi chi tiết của câu chuyện, mỗi lời nhân vật hay chính toàn bộ tác phẩm là sự khái quát về một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Giọng điệu triết lý, triết luận được thể hiện hầu hết qua các tác phẩm thời kỳ đổi mới tiêu biểu như: Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ... Những tác phẩm này quan điểm nghệ thuật của Ma Văn Kháng đã có những chuyển biến rõ rệt, không gồng mình lên để phê phán cái ác, cái xấu ở đời như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan... Ma Văn Kháng đã theo một cách riêng của chính mình để suy ngẫm về lẽ đời, về cuộc sống, để bảo vệ những giá trị thiêng liêng của cuộc sống.
Trong các sáng tác viết về gia đình, Ma Văn Kháng đã khai thác thành công ngôn ngữ độc thoại nội tâm để nhân vật bộc lộ tình cảm, suy nghĩ, quan niệm về cuộc sống của mình. Nắm vững quy luật phát triển, nhà văn để cho cho nhân vật lý giải các mối quan hệ trong cuộc sống gia đình. Luận (Mùa lá
rụng trong vườn) khi bàn về tương lai của gia đình đã khẳng định: "gia đình,
cái hình thái kết hợp lạ nhất của loài người, hình ảnh thu nhỏ của đời sống xã hội, rồi đây trong bước phát triển vũ bão của cuộc sống còn nảy nở thêm bao sắc thái mới mẻ trong các mối quan hệ, nhưng với nó, ước mong no ấm yên vui, hạnh phúc có bao giờ thôi là ước mong muôn thuở vĩnh hằng"
[22,63].
Giọng điệu triết lý, triết luận của đoạn văn trước hết được tạo bởi sự am hiểu sâu sắc của gia đình về tác giả. Theo ông, gia đình - "Cái hình thái kết hợp lạ nhất của loài người" ấy luôn vận động và phát triển không ngừng. Chính nó là tiêu điểm đánh dấu sự vận động của xã hội loài người. Nhưng cái đích cuối cùng mà nó hướng tới bao giờ cũng là sự yên ấm hạnh phúc.
83
Khi chứng kiến tấn bi kịch gia đình, nhìn thấy những thay đổi ngoài xã hội đường phố, Luận đã cũng tỏ rõ cơn bi phẫn từ vị trí nạn nhân "Có bao giờ con người hài lòng với mặt tối của hiện thực. Căm phẫn là cần nhưng không khó với bất cứ ai có lương tri. Chửi rủa càng là sự dễ dàng. Một chỗ đứng cao hơn, mà cũng không là kẻ trong cuộc, mà không phải là bàng quan,
là chai lỳ, vô cảm là thế nào" [22,262]. Trong cơn nhiễu loạn nhiều chiều của
cuộc sống, Luận điềm nhiên phân tích và có những kết luận thuyết phục từ sự đối chiếu giữa hai thái độ ở hai hoàn cảnh khác nhau "Cái thiện, cái hợp lý bao giờ cũng có sức mạnh tự thân. Và thiên hướng trở về với cái thiện cái
hợp lý là mạnh mẽ, ở ngay cả trong lúc cái xấu còn lại" [22,267]. Trước bất
kỳ sự việc gì Luận cũng dành thời gian để suy ngẫm và rút ra một điều gì đó, một kết luận nào đó cho riêng mình. Mỗi một sự quan sát của Luận đều có thể trở thành một trải nghiệm, một kinh nghiệm quý báu đối với anh. Luôn luôn phân tích, lý giải là cách để Luận tìm ra những biện pháp tốt nhất, hữu ích nhất cho công việc của mình cũng như cho vấn đề của anh và gia đình.
Trong sáng tác của mình, Ma Văn Kháng thường sử dụng giọng điệu triết lý, triết luận rất tự nhiên. Giọng điệu đó có khi từ người kể chuyện, có khi từ chính nhân vật trong chuyện. Qua đó làm tăng ý vị hấp dẫn và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.
Không phải là thường xuyên, nhưng có lúc Ma Văn Kháng còn sử dụng giọng điệu triết lý, triết luận để bộc lộ quan điểm của mình của nhà văn. Ông cho rằng, "văn là văn. Văn không phải là chính trị, kinh tế học được hình ảnh hóa. Văn cũng chẳng phải là cỗ đại xa mang nhãn hiệu Komatsu hay Côccum có sức chở ba chục tấn hay chiếc xe bò bánh gỗ chở lổng chổng trên nó mấy thứ hàng tư tưởng rẻ tiền hay đắt giá. Văn là chính nó, ở chỗ nó chỉ có mỗi một nhiệm vụ là miêu tả con người một cách văn chương. Nó tự nhiên như đời sống vì chính nó là đời sống, chi phối nó chỉ có một sức mạnh duy nhất của
84
đời sống" [26,149]. Tác phẩm văn học vốn là sản phẩm sáng tạo của nhà văn,
bởi vậy theo Ma Văn Kháng văn học phải phản ánh cuộc sống như phản ánh theo kiểu của nó. Cái lối thưởng thức tác phẩm dùng gương soi vào đời sống để xem nó đúng hay sai với nguyên mẫu rồi từ đó định giá cho nó giờ không còn phù hợp nữa. Ma Văn Kháng đã thực hiện những điều tâm niệm của mình, thông qua việc bày tỏ quan niệm về văn chương và nghề văn. Ông luôn nỗ lực sống thực với cuộc sống, dùng ngay đời sống chứ không phải một cái gì khác ngoài đời sống. Chính điều đó đã đem lại cho văn chương của Ma Văn Kháng sự gần gũi với cuộc đời và con người.
Thực ra không phải đến Ma Văn Kháng tính triết lý trong văn chương mới xuất hiện. Tính triết lý trong văn chương đã xuất hiện ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945. Các nhà văn thường qua hình tượng nhân vật của mình để phát hiện những chiêm nghiệm, những nhân sinh quan, những khát vọng lý tưởng mà họ đam mê, ôm ấp, ước mơ. Lý tưởng ước mơ vốn đẹp mà cuộc sống lại khắc nghiệt vô cùng. Trong số những nhà văn giai đoạn này Nam Cao là điển hình hơn cả. Nếu trong các sáng tác của Nam Cao giọng điệu triết lý của ông tập trung đi sâu phản ánh và tố cáo bản chất của xã hội cũ, bằng cách để nhân vật này rơi vào bi kịch đứng giữa ngã ba đường, giữa lý tưởng nghề nghiệp và nhu cầu cơm áo, gạo tiền, thì ở Ma Văn Kháng, ông đã để cho nhân vật của mình được soi chiếu nhiều chiều, nhiều góc độ trong nhiều mối quan hệ của đời sống. Nhân vật của Ma Văn Kháng nhiều khi trở thành nạn nhân của cái ác, cái xấu, cái bỉ ổi đê tiện và quyền lực. Chính vì vậy, giọng điệu triết lý, triết luận của Ma Văn Kháng mang một sắc thái mới với một độ sâu lắng cần thiết trong tác phẩm.
Ma Văn Kháng đã mở rộng, đào sâu bằng những trực cảm, dự báo những suy tư triết luận về cuộc đời về số phận tri thức Việt Nam. Tiểu thuyết
85
người đọc bởi những suy nghĩ, những chi tiết mới mẻ, sống động, qua cách thể hiện đầy tâm huyết của nhà văn. Nhân vật chính của tiểu thuyết là thầy giáo dạy giỏi văn - Đặng Trần Tự. Trải qua hơn hai mươi năm thực hiện cuộc hành trình tâm hồn để đi tới ngày "thành hôn" của mình với những điều mình tôn thờ, Tự đã phải trải qua bao gian truân, vất vả, Ma Văn Kháng nhiều lần triết luận về vấn đề này: "Cuộc hòa hợp của thi sĩ với đối tượng yêu dấu của mình là cuộc hôn phối tuyệt đẹp. Đó là cuộc hôn nhân của thi sĩ với lý tưởng"; "Vì sao Tự không gặp được lý tưởng, cuộc kết hôn của anh với cái đẹp chủ nghĩa mà anh tôn thờ không thành? Một đám cưới không thành một
hành trình trắc trở" [21,331. Trước số phận, bi kịch của mỗi nhân vật trí thức
trong tác phẩm, nhà văn không tố khổ, không kêu cứu một chiều mà ông đã đối thoại với bạn đọc: "Trách ai bây giờ. Phải ngồi lại với nhau để bàn bạc cho ra nhẽ. Vở bi kịch còn đang tiếp diễn và không chỉ là cá biệt. Việc này có quan hệ với tất cả. Mỗi người trong tất cả, hãy cất tiếng nói của mình từ thực nghiệm của chính mình" [21,367].
Trong cái nhìn của Ma Văn Kháng, cuộc sống hôm nay còn nhiều điều bất ổn, cái xấu đang xâm nhập vào từng gia đình, từng cá nhân làm ảnh hưởng không ít đến sự phát triển chung của dân tộc. Trước sự thật nhức nhối, Ma Văn Kháng luôn trăn trở day dứt về những thực trạng đau lòng: "Học sinh cứ đỗ nhiều đi, nhưng kỹ sư ra trường xây cầu thì đổ. Huân chương thì mỗi năm một nhiều, nhưng xã hội mỗi năm một thêm suy đồi, thân phận con người bé
nhỏ vẫn không thoát khỏi vòng khốn đốn" [21,331].
Khái quát cuộc sống bằng giọng điệu triêt lý, triết luận với những lý giải sâu sắc, chứng tỏ trách nhiệm của nhà văn trước cuộc đời. Nỗi trăn trở lớn nhất của nhà văn là bệnh thành tích. Ma Văn Kháng nhìn thấy rõ hậu quả khôn lường của nó. Sự phân tích lý giải của ông như một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta. Tác giả muốn cùng người đọc nhìn lại hiện thực của cuộc sống từ
86
đó nhìn lại chính con người mình, xét lại toàn bộ những suy nghĩ, hành động của mình, để thay đổi theo tinh thần mới của Đảng.
Vốn là một nhà văn có xu hướng tăng cường đậm đặc giọng điệu triết lý, đối thoại trong sáng tác của mình, trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng nhiều khi người đọc bắt gặp từ những câu chuyện tưởng chừng như rất vặt vãnh, bé nhỏ nhưng qua sắc thái giọng điệu triết lý, bàn luận, nhận xét của nhà văn hay của nhân vật trong tác phẩm, đã làm tư tưởng, chủ đề mở rộng, tầm triết lý, khái quát của tác phẩm được nâng cao. Đúng như Lã Nguyên từng nhận xét: "Mang chiều sâu của triết luận nhân bản về đời sống, nội dung xã hội của tác phẩm Ma Văn Kháng bao giờ cũng vượt qua ngoài ý nghĩa đề tài, chất liệu".[]
Bên cạnh những vấn đề được phản ánh trong các tác phẩm, Ma Văn Kháng còn chú ý đến những nghịch cảnh ở đời, từ đó nhà văn suy nghĩ, nghiền ngẫm về những lẽ đời trớ trêu vô nghĩa. Giọng điệu triết lý trong sáng thời kỳ này của Ma Văn Kháng đã mang lại những hiệu quả thể hiện cao.
Giữa dòng đời vẫn đang cuộn chảy, Ma Văn Kháng đã có một cái nhìn đầy nhân văn, đầy tình hữu ái với mong muốn đem đến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất. Chính vì vậy, mỗi trang văn của Ma Văn Kháng như một bức thông điệp nóng bỏng của cuộc chiến tranh diễn ra ở từng lúc, từng nơi để dành lại giá trị thiêng liêng của cuộc sống. Ngòi bút của Ma Văn Kháng đầy đau đớn, day dứt trước cuộc sống thực tại, nhưng không u ám, không hẳn vì tác giả vẫn tin tưởng và trân trọng vào điều thiện.
Với giọng điệu triết lý, triết luận, nhà văn đã tạo hiệu quả cao trong việc bộc lộ nhân sinh quan và thể hiện sự tổng kết của bản thân mình về cuộc đời về con người, về xã hội hôm nay. Ngoài ra Ma Văn Kháng còn muốn gửi gắm một nhận định: "Chân lý có thể nảy sinh trong quá trình va chạm giữa các ý kiến khác nhau, là cách người cầm bút được nối lời, tiếp lời để tranh
87
luận, để đối thoại với ý thức xã hội, ý thức nghệ thuật". Qua đó, nhà văn muốn giãi bày bằng suy tư, chiêm nghiệm, lý giải về con người nói chung.
Như vậy, bằng sự am hiểu và suy ngẫm của nhà văn về cuộc đời, các sáng tác của Ma Văn Kháng mang đậm màu sắc triết lý, triết luận, có lúc thì hiện diện rõ ràng, có khi bảng lảng trong lời trần thuật. Chính giọng điệu triết lý, triết luận trong sáng tác của Ma Văn Kháng đã cuốn hút người đọc vào mạch truyện, gợi lên trong lòng chúng ta những suy tư, trăn trở về cuộc đời. Đồng thời nhờ có giọng điệu này mà người đọc có cơ hội soi lại mình qua mỗi trang văn của ông.