Ngôn ngữ trong tiểu thuyết MaVăn Kháng

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 103)

6. Đóng góp của luận văn

3.2.2. Ngôn ngữ trong tiểu thuyết MaVăn Kháng

Chuyển đổi từ đề tài dân tộc miền núi sang đề tài đời sống đô thị, thành công của tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới là một bước chuyển đổi

99

mạnh mẽ, bắt đầu bằng tư duy nghệ thuật. Sự chuyến hướng trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết Ma Văn Kháng không chỉ dừng lại ở đề tài, cấu trúc, điểm nhìn... mà còn đổi mới trong việc sử dụng ngôn ngữ. Việc đổi mới tư duy nghệ thuật ấy đã tạo nên trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng nhiều giọng điệu khác nhau. Để thể hiện các sắc thái giọng điệu của mình, Ma Văn Kháng đã nỗ lực tìm tòi và sáng tạo một hệ thống ngôn ngữ phong phú đa dạng.

Cùng với sự đổi mới về cái nhìn và giọng điệu nghệ thuật, ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới cũng đã có những chuyển biến tích cực góp phần làm nên một tên tuổi Ma Văn Kháng. Nói đến nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, chúng ta không thể không nói đến ngôn ngữ nghệ thuật - một trong những thành tựu đặc sắc góp phần không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Điều đáng nói là kể từ Mưa mùa hạ trở về sau Ma Văn Kháng đã làm nên một dấu ấn riêng khu biệt với nhiều người, một chất liệu biện thực kiểu Ma Văn Kháng, một cách khai thác kiểu Ma Văn Kháng, một giọng điệu riêng và ngôn ngữ riêng của Ma Văn Kháng. Đặc biệt là ngôn ngữ.

Ma Văn Kháng là một cây bút đặc săc về ngôn ngữ. Đặc sắc đó được biểu lộ trong tất cả các sáng tác của ông. Mà tiêu biểu nhất là chuỗi tiểu thuyết trong thời kỳ đổi mới của ông.

Ngôn ngữ Ma Văn Kháng sắc sảo, phong phú, đa thanh trong nghệ thuật trần thuật, phong phú, nhuần nhụy trong cách nói dân gian, sáng tạo trong sử dụng ngôn từ... Đặc biệt là ngôn ngữ nhân vật đa dạng trong đối thoại và độc thoại nội tâm.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)