6. Đóng góp của luận văn
3.1.1. Khái niệm giọng điệu nghệ thuật
Giọng điệu nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ của văn học, là một trong những yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình sáng tạo nghệ thuật góp phần tạo nên phong cách và cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong đời sống hằng ngày, ta thường chỉ nghe giọng nói là đã nhận ra người nói. Như vậy giọng điệu được hình dung trước hết như một tín hiệu âm thanh có âm sắc, trường độ, cao độ... nó gắn liền với môi trường giao tiếp và có khả năng tạo tính khu biệt. Nhưng khi cất lên một tiếng nói, người nói bao giờ cũng muốn biểu thị một cảm xúc, một ý nghĩ nào đó. Do vậy giọng điệu không chỉ tồn tại như một tí hiệu âm thanh có âm sắc đặc thù mà còn hàm chứa thái độ, tình cảm, ứng xử của người nói trước các hiện tượng của đời sống. Khi trở thành một trong những thành tố của tác phẩm văn học, giọng điệu nghệ thuật trở nên phức tạp hơn rất nhiều so với giọng điệu ngoài đời sống.
Tìm hiểu công trình nghiên cứu về giọng điệu văn chương của các nhà lý luận văn học, các nhà văn, chúng ta thấy có rất nhiều quan niệm về giọng điệu. Trước hết tác giả Nguyễn Thái Hòa trong Những vấn đề thi pháp truyện
khẳng định rằng: "Giọng kể là cảm nhận đầu tiên và cũng là ấn tượng cuối cùng, dư vị cuối cùng của người đọc (nghe) truyện" [149]. Thật vậy, giọng kể có vai trò vô cùng quan trọng không chỉ trong văn chương mà còn cả trong đời sống hằng ngày. Lời nói, câu văn chứa giọng kể làm cho người đọc, người nghe dễ tiếp thu và cảm nhận hơn. Chính vì vậy, tác giả Nguyễn Thái Hòa tiếp tục khẳng định "giọng kể quả nhiên là mối giao lưu cảm nhận giữa người
67
kể và người đọc bên ngoài tác phẩm, là hiệu quả người đọc cảm nhận được khi đọc (nghe) truyện" [150].
Đối với tác phẩm văn học, giọng điệu là một phạm trù mang tính thẩm mỹ riêng. Nhưng điều đáng nói ở đây là không phải bất cứ tác phẩm nào cũng có giọng điệu giống nhau, tức là mỗi nhà văn có một giọng điệu của riêng mình, theo tính cách khẩu khí của mình để diễn đạt những điều muốn nói.
Tác giả Trần Đăng Xuyền cũng đã cho rằng: "giọng điệu là thái độ tình cảm của nhà văn đối với sự vật, hiện tượng được miêu tả mà người đọc có thể cảm nhận qua các sắc thái biểu cảm của nhà văn. Thái độ, tình cảm ấy được bộc lộ qua nhiều yếu tố, nhiều phương tiện khác nhau của lới văn nghệ thuật" [79].
Tác giả cuốn Dẫn luận ngôn ngữ cũng đã xác định: "giọng điệu là biểu hiện của thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với đời sông, đối với các sự vật thấp kém bình thường, người ta thường có giọng điệu mỉa mai, cười cợt; đối với các sự vật đáng tiếc, mất mát thương tổn, người ta có giọng buồn thương
ngậm ngùi..." [124]. Qua đây ta thấy nền tảng của giọng điệu là cảm hứng chủ
đạo của nhà văn.
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của tác giả cũng đã quan niệm
"giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với các hiện tượng được miêu tả, thể hiện trong các lời văn quy định xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa, gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả" [112 - 113] và các tác giả cũng đi đến một kết luận rằng: "Giọng điệu trong tác phẩm gắn liền với cái giọng "trời phú" của mỗi tác giả, nhưng mang nội dung khái quát nghệ thuật, phù hợp với đối tượng thể hiện" [135]
Dựa vào các định nghĩa đã nêu ở cuốn Tạp chí số 9, trong bài nghiên cứu Giọng điệu trong văn xuôi hiện đại, tác giả Lê Huy Bắc đã tổng kết
68
"giọng điệu là âm thanh xét ở góc độ tâm lý, biểu hiện thái độ buồn, vui, giận
hờn, hờ hững...". Để phân biệt với giọng là âm thanh được xét ở góc độ vật lý,
M.H. Abrams cũng cho rằng: "giọng điệu là thái độ người phát ngôn văn học đối với người nghe của anh ta". M.B. Kharpchenko cũng đã dành một số lượng trang đáng kể để bàn về giọng điệu. Theo ông "giọng điệu hiểu theo nghĩa rộng của từ đó không phải chỉ là màu sắc cảm xúc của thiên truyện hay của hành động kịch mà là một cái gì đó lớn hơn thế. Do chỗ giọng điệu gắn liền với những việc dùng hình tượng để miêu tả đối tượng của sáng tác cho
nên nó có những đặc điểm của cá nhân đối với cuộc sống" [32,171].
Giọng điệu trong văn chương vốn là một hình tượng mang tính cá nhân cao độ, nó chịu sự quy định, ảnh hưởng bởi giọng điệu chung của thời đại. Tuy nhiên, ở những cá nhân tài năng, giọng điệu của họ đã góp phần làm phong phú thậm chí làm thay đổi cấu trúc giọng điệu của cả một thời đại. Cho nên, giọng điệu bao giờ cũng mang tính chất mới mẻ nếu nó là một sáng tạo thật sự. Và một nhà văn tài năng bao giờ cũng phải tạo ra giọng điệu chủ đạo - giọng điệu "trời phú" làm nên bản sắc riêng.
Ở đây, chúng ta nhận thấy có nhiều khái niệm, nhiều quan niệm khác nhau về giọng điệu trong tác phẩm văn học. Nhưng nhìn chung, chúng ta vẫn thấy một điểm hết sức thống nhất giữa các ý kiến đó là về vai trò và các yếu tố cấu thành giọng điệu. Về phương diện này, giọng điệu có vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm văn học. Có thể nói, giọng điệu là cái mà chủ thể tiếp nhận đọc (nghe) xong tác phẩm khi gấp sách lại vẫn thấy văng vẳng bên tai tiếng nói của tác giả với nhiều cung bậc khác nhau và cả những hình ảnh, hình tượng, những sự việc mà giọng điệu ấy đem lại. Vậy yếu tố nào tạo nên giọng điệu? chúng ta thấy rằng, giọng điệu được hình thành từ những cảm hứng sáng tác, từ quan điểm lập trường của nhà văn trước hiện thực cuộc sống. Trên mỗi trang văn, giọng điệu được hiện diện qua từ ngữ, câu văn và
69
các hình ảnh, chi tiết. Từ những sắc thái giọng điệu trong từng tác phẩm mà nhà văn bộc lộ thái độ của mình trước cuộc sống. Do vậy giọng điệu là một hiện tượng "siêu ngôn ngữ".
Như vậy, ta có thể khẳng định giọng điệu trong văn chương là một yếu tố nghệ thuật thuộc phạm trù thẩm mỹ thể hiện thái độ, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ, thị trường ngôn ngữ của tác giả. Nó chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như cái nhìn hiện thực, cảm hứng chủ đạo, thái độ của tác giả…
3.1.2. Các sắc thái giọng điệu nghệ thuật trong tiểu thuyết thời kỳ đối mới của Ma Văn Kháng