Nghệ thuật khắc họa thế giới tâm linh của nhân vật

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 65)

6. Đóng góp của luận văn

2.3.2. Nghệ thuật khắc họa thế giới tâm linh của nhân vật

Tâm linh là tổng thể những “ý nghĩ tình cảm làm thành đời sống nội

tâm thế giới bên trong của con người ”.Thế giới tâm linh bao giờ cũng mang

vẻ bí hiểm bởi nó là cõi xa mờ của ý thức, là vùng giáp danh giữa ý thức và vô thức, nó như là thực tại lại như là mơ hồ. Con người tâm linh thường hướng về sức mạnh bí ấn. Những đối tượng mơ hồ hư mà thực, vừa thiêng

61

liêng thần bí vừa gần gũi , vừa quen thuộc khiến con người khỏa lấp được nỗi cô đơn bất hạnh, tin tưởng về những điều tốt đẹp trước cuộc đời và số phận của mình.

Tâm linh” được định nghĩa là “khả năng biết trước một biến cố nào đó

sẽ xảy ra đối với mình theo quan niệm duy tâm” [Tr.897](Từ điển Tiếng Việt

-Nxb Đà Nẵng – 2002)

Ý nghĩa nội hàm của vấn đề tâm linh vô thức ngày càng được mở rộng khác với cái gọi là “mê tín ,dị đoan”. Dưới góc độ khoa học nhiều hiện tượng của lĩnh vực tâm linh, vô thức vẫn chưa tìm được những giải đáp thỏa đáng. Nhưng trong sáng tác văn học, sự khám phá thể hiện nó lại dễ được chấp nhận bởi nó đem lại hiệu quả thẩm mỹ, giá trị tư tưởng cao. Bởi, mặc dù nó nằm ngoài vùng kiểm soát của lý trí, ý thức và là tất cả những gì tồn tại trong sâu thẳm hư vô của tâm hồn con người mà chỉ bằng tâm tưởng ta mới có thể cảm nhận được. Nhưng nó cũng là “những năng lực, khả năng, nhân tính thiêng

liêng” phù hợp với Chân-Thiện-Mỹ. Chính sự khám phá thể hiện nó đã đem

lại sự đa dạng, phong phú về nhân cách và góp phần quan trọng trong việc xây dựng quan niệm toàn diện về con người, đối lập với tư duy duy lý cằn cỗi, máy móc, cứng nhắc.

Trên con đường đi tìm “vẻ đẹp ẩn dấu trong bề sâu tâm hôn con

người”, cũng như các nhà văn cùng thời Ma Văn Kháng miêu tả thế giới tâm

linh trong con người như một thực thể vừa cụ thể ,vừa siêu thoát. Sự vận động của tâm linh con người có ý nghĩa hướng thiện giúp con người rũ bỏ những bụi bặm trong cuộc sống, thanh lọc tâm hồn, giúp con người trở nên đẹp đẽ hơn cao quý hơn. Nghệ thuật khắc họa thế giới tâm linh trong sáng tác nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng của Ma Văn Kháng, vì thế mang lại giá trị nhân bản sâu sắc. Nhân vật của Ma Văn Kháng thường được đặt trong cõi hư vô, trạng thái “ mộng du”, “phân thân”, “mộng mị”. Song không có nghĩa

62

ý thức, lý trí, của con người bị phủ nhận , mà sự có mặt và kiểm soát của lý trí làm cho con người không bị rơi vào trạng thái thuần bản năng. Điều đó cho thấy: hầu hết trạng thái vô thức, tân linh của các nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng đều là kết quả của sự ám ảnh đè nặng nung nấu, suy nghĩ trăn trở trong tâm lí, ý thức.

Các sáng tác của Ma Văn Kháng trước 1975 tập trung miêu tả, khám phá con người theo tiêu chí đánh giá của cộng đồng, đời sống tâm linh chưa được đề cập đến nhiều. Sau thời kì đổi mới, nhà văn có xu hướng nghiêng về xâu dựng, thể hiện các giá trị nhân cách, phẩm giá và số phận cá nhân nên càng chú ý khai thác thế giới tâm linh con người. Điều này đã giúp nhà văn phát hiện, tìm hiểu những gì bí ẩn, sâu thẳm bên trong mỗi con người. Tiếng nói tâm linh là tiếng nói hướng thiện giúp con người có thêm sức mạnh, niềm tin để vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc sống. Nói cách khác, tiếng nói tâm linh giúp con người sống tốt hơn, giầu lòng nhân ái hơn và hoàn thiện nhân cách của mình. Các nhân vật của Ma Văn Kháng, đa phần đều tin rằng có một đấng vô hình nào đó quyết định số phận của họ để rồi cuối cùng họ chấp nhận thực tại, chấp nhận số phận để sống thanh thản. Không chỉ thế, thế giới tâm linh còn giúp con người luôn vững vàng, luôn khao khát, mơ ước và đấu tranh để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Điều đó thể hiện rõ nét qua một số nhân vật trong tiểu thuyết của ông: Khiêm , Hoan, Thịch, ông Diệp , ông

Tuệ (Ngược dòng nước lũ); Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) ;Lý,

Phượng (Mùa lá rụng trong vườn)

Hoan (Ngược dòng nước lũ) có một linh giác vô cùng nhạy bén. Nàng rất tin vào số phận, tử vi và hay đi xem bói, năng lễ chùa, tin vào lý lẽ khoa tướng mạo, thuộc lòng sách Ma y thần tướng. Mặc dù tin tử vi, nhưng nàng không mê tín dị đoan. Hoan coi như mình là kẻ bị lá số ép uổng. Nàng sống giũa niềm tin ở định mệnh và ở sức mình. Tin ở tướng mạo nói lên tính cách

63

con người, tin rằng số phận ẩn nấp ở các đường nét hoa văn thông thái nơi bàn tay, nhưng nàng quả quyết rằng: họa, phúc là do tư chất người đó tự gây ra. Hoan bị rạch mặt, bị sỉ nhục là bởi thầy tướng nói rằng nàng “đôi căn Cô ” [17,5,390] nên hạn rất nặng. Tuy vậy, nàng vẫn không đặt tất cả niềm tin vào cõi siêu hình. “Tổng số may rủi đời một con người là một hằng số” [17,5,390]. Vì thế, nàng tin Khiêm không bao giờ phản bội nàng, cũng như tin tình yêu thật sự bao giờ cũng đồng nghĩa với sự thủy chung. Và tình yêu đó đã tiếp thêm nghị lực để nàng vượt qua khó mọi khó khăn, thử thách. Đúng vậy, như các nhân vật của Ma Văn Kháng , Hoan đã rất nhiều lần rơi vào trạng thái mộng du. Đêm đầu tiên trong nhà lao, ấn tượng đã in sâu vào tiềm thức nàng từ nỗi sợ hãi của Hiền cá sấu đã là một bóng hình hiện hữu – Ma cụt đầu rồi đến đếm thứ mời trong xà lim, nàng lại trải qua một giấc chiêm bao hãi hùng từ cảnh lễ hội Mỵ Châu hôm nào. Trong tâm thức của nàng đã xảy ra một điều gì đó giống như một dự báo . Nghĩa là cuộc xã cách của nàng và Khiêm giống như đoạn trường Kim – Kiều của Nguyễn Du, cả nàng và Khiêm đã được dự báo từ trước. Tuy nhiên hình ảnh của Khiêm luôn xuất hiện cùng những kí ức thật đẹp đã đến bên nàng trong hạnh phúc trọn vẹn.

Sự phản bội hèn hạn, bẩn thỉu, vô liêm sỉ của những người trong cơ quan đã được Khiêm (Ngược dòng nước lũ) cưu mang, giúp đỡ, sự đổ vỡ hạnh phúc gia đình và những kí ức sâu đậm còn lưu giữ về chiến tranh đã khiến cho Khiêm phải nằm liệt trên gường bệnh. Đòn tâm lý ấy đã khiến tâm hồn anh đau đớn tưởng như không thể vượt qua được. Bao bọc anh những ngày đó là những cơn chiêm mộng dữ dội, “khi thì là chiêm mộng tiên tri, lần thì là chiêm mộng linh thị và lần nào thì những ngày chiến tranh đã qua cũng

đã tái hiện thật sống động và chọn lọc ” [17,5,213]. Câu truyện Giuđa phản

Chúa và những điều cảm nhận trong chiến tranh đã giúp anh vạch rõ căn nguyên của sự phản bội là tính vũ lợi bẩn thỉu của con người. Chính nó đã giúp anh hiểu được một điều: anh đã suýt chạm vào lưỡi hái tử thần vì sự nổi

64

trội của mình và niềm tin yêu của cấp trên. Trong những cơn mê hỗn loạn Khiêm tưởng như đang đi về cõi chết, hình ảnh Hoan với đôi mắt xanh nao nao niềm trắc ẩn và hình ảnh của những người đồng đội dũng cảm đã tiếp thêm sức mạnh giúp anh hồi sinh: “Phải có gan gián mặt với sự phản bội và

chỉ có như vậy mới có thể đi đến cái sống được” [17,5,230].

Càng đi sâu vào thế giới tâm linh, vô thức của con người càng thấy sự bí ẩn, sâu kín và cả sự kì diệu của nó. Chính sự mách bảo thôi thúc từ thẳm sâu cõi tâm hồn đã khiến cho niềm khao khát sống, khao khát tình yêu, hạnh phúc trỗi dậy mạnh mẽ, mãnh liệt hơn bao giờ hết.

Chuỗi bi kịch tinh thần đã khiến Tự (Đám cưới không có giấy giá thú)

như rơi vào cõi chết. Trong cơ mộng mị anh như sống lại quá khứ, đó là những năm tháng chiến tranh. Từ sâu thăm tâm hồn anh vang dội những âm thanh kỳ diệu: “cuộc đời dẫu thế nào thì vẫn là đáng sống chứ…Dẫu thế nào thì sự nghiệp của thế hệ ta vẫn vô cùng vĩ đại…Cho nên, hay vứt bỏ mọi bi

kịch cá nhân đi ” [17,3,681]. Lời nói của người đồng chí đã giúp tự vượt qua

bóng tối đến với ánh sáng của niềm tin, niềm hi vọng.

Tin vào số phận, nhân vật của Ma Văn Kháng thường ung dung tự tại, lạc quan bất chấp những khó khăn của cuộc đời. Quan niệm đó làm cho con người vui sống, sẵn sằng vượt qua bao thử thách nghiệt ngã của số phận. Đó là những điểm tựa tinh thần rất cần có trong cuộc đời mỗi con người.

Cũng như các nhà văn cùng thời Ma Văn Kháng thừa nhận sự tồn tại của thế giới tâm linh và ông đã đi sâu khám phá, phát hiện nó. Đó là nét đặc sắc trong tư tưởng nghệ thuận của nhà văn. Qua các sáng tác của ông, ta hiểu được phần nào về thế giới nội tâm đầy bí ẩn của con người trong cuộc đời phức tạp này.

Tiểu Kết

Có thể khẳng định trong những sáng tác của Ma Văn Kháng đặc biệt là thể loại tiểu thuyết có hai loại nhân vật được ông chú trọng, đó là nhân vật người trí thức và nhân vật người phụ nữ. Nhân vật trí thức của ông có phẩm

65

chất đẹp đẽ cao thượng. Nhà văn đã đặt họ vào những bi kịch để họ tự khẳng định nhân cach của mình. Người trí thức không sống tách biệt với mọi người mà vượt lên cái xấu xa thấp hèn. Chính những điều ấy giúp ta cảm nhận được sự cao thượng là phẩm chất, là tư cách con người. Đặc biệt, nhà văn chú ý khắc họa chân dung con người trong cuộc sống đời thường. Họ có thể là những con người lao động chân chính, sống có tư cách đạo đức, nhưng cũng có thể là bọn người vô lương tâm, hoặc có thể là những con người mang trong mình ý thức hệ của kiếp tôi đòi, không có tinh thần vươn lên trong cuộc sống. Ma Văn Kháng là nhà văn của cái đẹp. Hình ảnh người phụ nữ luôn được ca tụng và trân trọng. Họ có thể bị người đời phê phán bởi những cái dung tục, sự toan tính, sự nhỏ hẹp… nhưng ẩn sâu trong tâm hồn người phụ nữ là cái đẹp bình dị, thanh cao. Ma Văn Kháng đã đặt họ vào những tình huống thực tế để tự bộc lộ mình. Nhà văn quan tâm tới sự giáo dục nhân cách của con người, bởi cái quyết định đó chính là gốc rễ, truyền thống. Ông chú ý kiếm tìm vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người, ông chia sẻ với những nỗi đau, sự mất mát của nhân vật bằng tấm lòng cảm thông sâu sắc. Nhờ đó mà bất cứ lúc nào ta cũng cảm thấy cuộc sống phong phú, giàu ý nghĩa.

66

CHƢƠNG 3

GIỌNG ĐIỆU VÀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA MA VĂN KHÁNG

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)