Nhân vật trong tiểu thuyết MaVăn Kháng

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 41)

6. Đóng góp của luận văn

2.2.2. Nhân vật trong tiểu thuyết MaVăn Kháng

2.2.2.1. Nhân vật trí thức

* Vị trí, vai trò của nhân vật trí thức

Nhìn chung, sáng tác của Ma Văn Kháng gồm hai mảng đề tài chính, diễn biến qua hai giai đoạn. Trước 1976, ngòi bút của Ma Văn Kháng tập trung vào đề tài miền núi, xoáy sâu vào cuộc đấu tranh cách mạng của dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Hơn 20 năm lăn lội, ông đã thực sự hóa thân, gắn bó, để rồi ngòi bút của ông thỏa sức tung hoành, khai phá mảnh đất phì nhiêu đó. Ông đã gặt hái được nhiều thành công với hang loạt truyện ngắn và đặc biệt là các tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Gặp gỡ ở La Pan

Tẩn, Trăng non, Cỏ tơ, có thể nói cây bút này đã có một vị trí quan trọng ở

đề tài miền núi. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện đã khẳng định “Ma Văn

Kháng đứng vào hàng ngũ hiếm hỏi của các nhà văn dân tộc kinh viết về dân

tộc và miền núi xưa nay ở nước ta” [53]. Nói về đoạn đời sáng tác đó Ma Văn

Kháng tâm sự: “Tôi cho rằng: nếu viết được một chút gì về con người và cuộc sống nơi đây thì trước hết là do mình đã yêu nó, hóa thân vào nó, biến chất liệu thành của mình, rồi từ đó mới thành văn chương”.

37

Từ sau 1976, giai đoạn hậu chiến tranh cuộc sống đầy rẫy những hậu quả nặng nề, dai dẳng. Không chỉ thế, những hậu quả đó lại diễn ra trong lòng của một cơ chế quan liêu bao cấp quá lỗi thời, kìm hãm sự phát triển cả một nền kinh tế xã hội. Ma Văn Kháng trở về xuôi và quan tâm đến đề tài đời sống đô thị với những bức xúc ngột ngạt, phức tạp thời mở cửa. Hàng loạt truyện ngắn, đặc biệt là tiểu thuyết của ông đã ra đời tạo sự chú ý trong giới phê bình văn học và công chúng: Mưa mùa hạ - 1981, Côi cút giữa cảnh đời

– 1988, Chó bi, đời lưu lạc – 1992… Song ấn tượng hơn cả là:Mùa lá rụng

trong vườn- 1982, Đám cưới không có giấy giá thú– 1989, Ngược dòng nước

– 1989. Và chính ở đây ông đã gặt hái được nhiều thành công rực rỡ với đề tài trí thức. Đối với Ma Văn Kháng, đây là niềm khao khát trong đời cầm bút của ông. Ông đã quan niệm: “Tiểu thuyết là cái đích nhắm tới. Là giấc mộng

huy hoàng của một đời văn”. Ông xác định “con người là cao hơn tất cả, là

thước đo mọi sự”. Chính quan niệm nghệ thuật này đã chi phối sáng tác của

Ma Văn Kháng, khiến ông “viết theo khuynh hướng hiện thực”. Vì vậy, có thể dễ thấy ngòi bút của ông đặc biệt nhạy cảm với mặt trái của xã hội, với nỗi đau của con người, ông đã thể hiện chân thành,sâu sắc niềm tâm cảm đó. Những trang viết của ông đều thấm đẫm khát vọng tình đời, tình người.

Thực ra văn học sau 1975 viết về đề tài trí thức không chỉ có Ma Văn Kháng. Có thể kể đến một số tác giả, tác phẩm: Nguyễn Khải (Gặp gỡ cuối năm; Thời gian của người; Vòng sóng đến vô cùng; Một cõi nhân gian bé tí…); Nguyễn Huy Thiệp (Tướng về hưu; Không có vua; Huyền thoại phố

phường; Những bài học nông thôn; Thương nhớ đồng quê…); Nguyễn Minh

Châu (Bức tranh; Sắm vai…); Phạm Thị Hoài (Kiêm ái; Nền cộng hòa của

các nhà thơ; Truyện thầy A,K; Kẻ sỹ Hà Thành; Cuộc đến thăm của ngài

thanh tra chính phủ; Viết như một phép ứng xử…). Nhưng, phát hiện, đón bắt

38

nhất của cuộc sống; để từ đó khắc họa nên những nhân vật có sức ám gợi dai dẳng theo chiều sâu của nỗi đau và vẻ đẹp như Ma Văn Kháng… thì quả là hiếm. Từ khi trở về miền xuôi, Ma Văn Kháng đã có sự chuyển biến rõ rệt; ông tập trung vào đề tài người trí thức với những nỗi niềm tâm sự của họ trước một xã hội đa dạng, phức tạp. Có thể nhận thấy nhân vật trí thức đã xuất hiện từ lâu trong sáng tác của Ma Văn Kháng. Thời kỳ ở miền núi, nhân vật trí thức đã xuất hiện khá nhiều trong tiểu thuyết của ông với những nỗi niềm trăn trở. Đó là: Chính, Kiên, Tâm, Đắc, Quang, Ngọc, Trọng, Huyền,… trong hai bộ tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòeVùng biên ải. Tuy nhiên cho đến khi phải thực sự trải nghiệm cuộc sống đô thị phức tạp thời mở cửa, những trăn trở, suy tư của họ mới thực sự trở thành ma lực, niềm đam mê không cưỡng nổi đối với ông. “Nhân vật người trí thức đã như một ám ảnh khôn nguôi, một trăn trở, day dứt, có sức thu hút lớn đối với ngòi bút của Ma

Văn Kháng. Cũng bắt đầu từ Mưa mùa hạ cho đến hàng loạt các sáng tác ở

cuối thập niên 80, nhân vật trí thức đã trở đi trở lại trong hầu hết các sáng

tác của Ma Văn Kháng” (TS. Nguyễn Thị Huệ - 11). Người ta vẫn nhắc tới

Ma Văn Kháng với đề tài gia đình, trẻ em nhưng thành công đích thực của ông là ở đề tài người trí thức. Ông đã thực sự đứng vào “hang ngũ hiếm hoi”

của các nhà văn người Kinh viết về đề tài này. Từ khi về miền xuôi, chiêm nghiệm cuộc sống của người trí thức, ông đã chuyên tâm và chọn tiểu thuyết để gửi gắm và ký thác. Nếu xét trong số lượng tác phẩm với cơ cấu đề tài thì tiểu thuyết trí thức đã chiếm tới 6 trên tổng số 12 tiểu thuyết. Nghĩa là đề tài người trí thức đã chiếm một vị trí quan trọng đặc biệt trong toàn bộ sáng tác của ông. Không chỉ thế, số lượng tiểu thuyết viết về trí thức trong tác phẩm của Ma Văn Kháng chiếm phần lớn tạo nên mức độ dày đặc, đậm nét và đều được đặt trong một chuỗi nối tiếp tạo nên sự liên kết mạnh mẽ với độ “xoáy”

39

nghiệm cuộc sống lẫn nghề viết, độ sâu của trí tuệ - tâm hồn và đặc biệt là độ chin của tài năng và ông đã thành công. Với thành công của mình trong đề tài người trí thức, Ma Văn Kháng có quyền tự hào vì ông là một trong những đại biểu hiếm hoi có công khởi động, mở đường cho công cuộc đổi mới văn học vào thời gian đầu những năm 80.

Chọn trí thức, viết về trí thức – Ma Văn Kháng đã dám đương đầu với một vấn đề rất khó. Song với trái tim nồng nhiệt, một tấm lòng đầy thiện chí, Ma Văn Kháng đã chấp nhận đương đầu. Trí thức là điểm đột phá để ông đổi mới tư duy nghệ thuật của mình. Mặt khác, trí thức là đối tượng thích hợp hơn cả để ông xây dựng nên kiểu nhân vật tư tưởng – phát ngôn cho tư tưởng của ông. Đồng thời viết về trí thức là viết về con người của mình và là một cách Ma Văn Kháng tự suy nghĩ, chiêm nghiệm, lý giải, ý thức về con người cá nhân, con người bản ngã của mình trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật. Như ông đã tâm sự: bản thân ông, ở một mức độ nhất định, từng là nạn nhân của bi kịch trí thức. Sự trải nghiệm của bản thân, sự chiêm nghiệm từ thực tế cuộc sống là động cơ lớn thôi thúc ông bắt nhịp với đề tài một cách nhạy bén nhất. Để từ đó ông viết nhanh, viết khỏe “viết những điều đã quen thuộc và có tôi trong đó”.

Thể hiện thành công nhân vật trí thức trong văn học đánh dấu sự vận động tích cực của nhà văn Ma Văn Kháng theo xu hướng đổi mới và dân chủ hóa văn học. Nhân vật trí thức chiếm một vị trí đáng kể và đóng góp một vai trò quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng. Trí thức là nỗi ám ảnh day dứt khôn nguôi và gắn liền với sự đổi mới tư duy nghệ thuật của nhà văn. Chọn trí thức làm phương tiện, Ma Văn Kháng đã thành công trong đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người.

40

Trong xã hội, mỗi con người, mỗi cá thể là một tế bào của xã hội. Cá nhân, cá thể có mối quan hệ vô cùng quan trọng trong xã hội. Xã hội là một tổ chức to lớn và phức tạp của nhiều cá nhân, cá thể kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành. Ông Nguyễn Văn Khang và Phạm Xuân Thành đã giải thích rằng:

“Cá nhân là con người cá thể riêng lẻ”. Thực ra cái “tôi” cá thể đã có từ lâu

trong lịch sử nhưng chưa có điều kiện để khẳng định. Thời kỳ phong kiến do sự hạn chế của tư tưởng “vô ngã”, “phi ngã” của nho giáo, phật giáo và quan hệ gia đình, gia trưởng, cái “tôi” không có điều kiện để xuất hiện. Bản sắc cá nhân bị chìm trong quan hệ gia đình, gia tộc, đẳng cấp. Đầu thế kỷ XX, cái “tôi” cá nhân có điều kiện nảy nở do sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, bên cạnh đó còn có sự ảnh hưởng văn học phương tây, nhưng cái “tôi”

ở giai đoạn này chưa được nhận thức một cách đầy đủ, toàn vẹn. Đúng như lời đánh giá của Giáo sư Nguyễn Đình Chú: “Cái tôi chưa được nhận thức đầy đủ, tự giác và chỉ đóng khung trong số người tân học, chủ yếu là giới văn

nghệ sĩ” [70]. Trong suốt thời gian kháng chiến chống thực dân Pháp và đế

quốc Mĩ, cái “tôi” phải lánh mặt để nhường chỗ cho cái “ta” cộng đồng. Không những thế, do hiểu chưa đúng người ta đã đồng nhất nó với chủ nghĩa cá nhân. Từ năm 1975, trong không khí hòa bình thống nhất; đất nước phát triển theo đường lối mở cửa với bao phức tạp, bề bộn, lúc đó con người đời tư thế sự được chú ý thì cái “tôi” cá nhân mới được dịp trỗi dậy và phát triển mạnh mẽ.

Cái “tôi” chính là cá nhân tự ý thức. Tự ý thức, tự nhận thức về thế giới chủ quan của mình đã trở thành đối tượng khám phá của văn học đổi mới.

Ma Văn kháng, cũng như các nhà văn thời kỳ đổi mới, tự nhận thấy dòng văn học hướng tới quần chúng để phát hiện ra con người mới với những phẩm chất công dân, phẩm chất cách mạng vì cái “ta” chung không còn phù

41

hợp nữa nên bắt buộc phải đổi mới văn học để bắt kịp với xu thế chung của thời đại. Ông đã chiêm nghiệm, đào sâu vào các cá nhân, cá thể của mỗi người để khẳng định nhân cách. Theo ông, con người trong tác phẩm văn chương rất đông đảo, đủ mọi giai tầng nhưng nhân vật trí thức là hiện thân cho con người thời hiện đại, có lý tưởng xã hội, có đời sống tâm hồn phong phú giàu lòng nhân ái, có khí phách, có phẩm chất tiềm tang một sức mạnh văn hóa của “kẻ sĩ”. Trí thức là nhân vật thể hiện sâu sắc nhất sự thức tỉnh của ý thức cá nhân. Vì thế, trong tiểu thuyết của ông, nhân vật trí thức luôn tự khẳng định cái “tôi” riêng của mình. Với ý thức cá nhân sâu sắc, họ đã tự xác định cho mình một con đường đi đúng đắn, tự khẳng định mình với những khát vọng lớn lao mà họ hằng theo đuổi. Họ là người có đời sống tâm hồn sâu sắc và đặc biệt tinh tế. Họ sớm có một tâm hồn như một yêu cầu tự nhiên, là khát khao vươn tới cái đẹp hoàn thiện nhân cách. Họ vươn tới đỉnh cao vinh quang mà bất chấp mọi rào cản, mọi thế lực điều khiển cuộc sống của họ. Cái thời sống theo người khác sống, yêu cái người khác yêu hoặc lấy sức mạnh của số đông để đè bẹp chân lý thuộc về cá nhân không còn được họ chấp nhận. Là những người có hiểu biết, có trí thức nên ý thức về vai trò cá nhân, bản lĩnh cá nhân ở họ càng trở nên sâu sắc mãnh liệt hơn ai hết.

Những năm đầu của thập niên 80, Ma Văn Kháng đã đề cập đến ý thức bản lĩnh cá nhân của nhân vật. Điều ấy được ông nêu rõ trong tiểu thuyết Mưa

mùa hạ với nhân vật Trọng… Và ông tỏ ra mạnh dạn hơn, thậm chí quyết liệt

hơn từ Đám cưới không có giấygiá thúvàNgược dòng nước lũ.

Cũng như Trọng, Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) bị thói cửa quyền và sự ngu dốt của kẻ có chức có quyền làm cho điêu đứng, song anh không hề đầu hang mà tự nhận thức được rằng “Con người có giá trị tự thân của mình tinh thần, tư tưởng, tình cảm, thân thể anh là một thực thể mạnh mẽ và với anh nó là một báu vật. Anh ý thức được tài năng của mình. Tự và

42

Kha, một thày giáo và một nhà báo nghèo nhưng thông tuệ, đã tự hào là “hai

thân phận cô đơn mang chí lớn cỡ Khuất Nguyên, Nguyễn Trãi” [17,4,773].

Hiểu rõ về bản thân mình, Tự đã bảo vệ đến cùng nhân cách sống của mình trên đường đời chông gai. Quyền lực, thủ đoạn của Cẩm, Dương không tiêu diệt được anh. Anh đã tâm sự với người bạn thân của mình sau bao nhiêu va vấp, đau đớn: “Kha ơi, tâm hồn mình đã là cái giá trị riêng mình – Dương

đừng hòng hủy hoại nổi” [17, 4, 773]. Anh đã tự mình thực hiện cuộc hôn

phối với Lý tưởng đẹp mà không cần giấy giá thú.

Ta có thể thấy trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, ý thức cá nhân ngày càng được khẳng định, nó đã trở thành yêu cầu sống của tất cả mọi người. Đặc biệt trong các sáng tác của ông những năm 90, Ma Văn Kháng đã thể hiện rất rõ điều này qua quá trình xây dựng nhân vật trí thức Khiêm trong

Ngượcdòng nước lũ. Là một nhà văn, hơn ai hết, ý thức về quyền cá nhân của

Khiêm rất rõ rệt. Đó là ý thức quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. Khiêm đã quan niệm viết văn như là “ném hòn đá khỏi tay nghĩa là anh sáng tạo trong sự hồn nhiên ngay thẳng” [17,5,25]. Không một ai có thể can thiệp,

“không một tư tưởng gia cấp huyện nào có thể nhảy vào dậy bảo” [17,5,25].

Anh đã nói một cách chân thành thẳng thắn: “Tôi trước hết là một nhà văn. Tôi sống thành thật với mình. Tôi trung thành với cảm xúc của mình”

[17,5,105]. Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, đặc biệt là trong chiến tranh, Khiêm đã xác định được lý tưởng sự nghiệp của mình. Với anh, văn chương phải phục vụ cho mục đích cao nhất, là cuộc sống của con người, phải giúp cho người đọc “nhìn rõ hơn cái nguyên cớ khuất chìm của tình trạng suy đồi

nhân thế” [17,5,165].

Và Khiêm đã đạt đến đỉnh cao của vinh quang mà bất cứ người cầm bút nào cũng mơ ước. Nhưng để có được hạnh phúc ấy, anh đã phải trả giá bằng cả cuộc đời. Văn chương của Khiêm là sự kết tinh của những trang đời anh.

43

Ông Diệp, một “trí thức dân gian” bị về vườn vì dám nói thật, dám phê phán thẳng những tiêu cực của giới cán bộ có chức quyền. Mặc dù vậy, văn chương của ông vẫn phát huy sức mạnh và có sức sống dân gian. Hiểu được giá trị của mình, ông đã nói một cách tự hào: “Nhà cái thằng không mua được, không ai bỏ được, không khinh được, chỉ được mời thôi… thì đích là nhà em

đấy cụ à” [17,5,292].

Nhờ tài năng nghệ thuật của Ma Văn Kháng, nhân vật trí thức đã thể hiện sự thức tỉnh ý thức cá nhân sâu sắc, họ đã đạt đến đỉnh cao của sự hoàn thiện nhân cách.

Trí thức và những bi kịch cá nhân

Bi kịch là nỗi đau buồn, bất hạnh của con người trong cuộc đời. Bi kịch là trạng thái có thực tồn tại trong xã hội ở mọi thời, nó là nguồn cảm hứng của văn học từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây. Hạnh phúc của mỗi con người là họ thực hiện được điều mà mình khao khát vươn tới. Bất cứ người trí thức chân chính nào cũng đặt ra cho mình một lý tưởng sống và hạnh phúc thực sự của họ là được tự do theo đuổi sự nghiệp của họ suốt đời đam mê và đạt tới đỉnh

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)