Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nghệ

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 25)

6. Đóng góp của luận văn

1.2.1. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nghệ

thuật nhà văn nói chung:

Truyền thống gia đình, hoàn cảnh sống có ảnh hưởng to lớn đến sự hình thành phong cách nhà văn.

Phong cách là người”. Câu nói của Buyphông - nhà văn Pháp nổi

21

sáng tác và bản chất con người anh ta. Đồng thời, phong cách - cái làm nên bản lai diện mục của nhà văn là một minh chứng cho cái tôi nghệ sĩ chân chính của họ - khẳng định bản lĩnh cá nhân của nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật.

Mỗi người sinh ra và lớn lên đều có riêng trong mình một khí chất, năng lực và kinh nghiệm sống. Qúa trình đó dần hình thành trong mỗi chúng ta một cá tính đặc biệt gọi là phong cách. Trong cùng một hoàn cảnh, phong cách của mỗi người vẫn không hoàn toàn giống nhau.

Trong Nhà văn Việt Nam hiện đại: Chân dung và phong cách,

Nguyễn Đăng Mạnh rất coi trọng yếu tố tác giả. Coi cá tính tạo nên diện mạo, phong cách văn chương nhà văn, Nguyễn Đăng Mạnh xác định: “Văn chương là một hình thái ý thức xã hội có đặc trưng riêng. Đây là lĩnh vực cần đến

năng khiếu và tài nghệ, cần cá tính và phong cách” (Nhà văn, tư tưởng và

phong cách).

Quan niệm phong cách của ông chịu ảnh hưởng bởi định nghĩa Buyphông. Nguyễn Đăng Mạnh cho rằng có sự thống nhất con người xã hội và chủ thể sáng tạo. “Con người là một hiện tượng rất phong phú và phức tạp. Vì thế đối với nhà văn, con người trong tác phẩm và con người ở ngoài đời không đồng nhất. Văn tức là người, ý kiến ấy không nên quan niệm một cách đơn giản máy móc. Tuy nhiên, không đồng nhất không có nghĩa là không thống nhất. Vì thế sự đối chiếu tư tưởng nhà văn trong nghệ thuật với con người trong đời sống của ông ta vẫn rất có ý nghĩa”.

Để có thể tìm hiểu chủ thể sáng tạo qua con người xã hội, Đỗ Lai Thúy cho rằng: con người xã hội bao giờ cũng là nhân vật của vũ hội hóa trang, nên muốn thấy được bộ mặt thực của họ, phải biết nhòm qua chỗ hở của mặt nạ. Đó là cá tính.

22

Nguyễn Đăng Mạnh chú ý nhiều đến cá tính, tính tình và tác phong sinh hoạt của nhà văn là như vậy. Ông coi phong cách “phụ thuộc vào những

thói quen tâm lý và những sở trường riêng của nhà văn”. Như Xuân Diệu, sợ

cô đơn, quý thời gian, chu đáo với bạn bè; Nguyễn Tuân, khó tính, ham đọc không ham viết nhiều, góc cạnh, cá tính; Nguyên Hồng xuề xòa, dễ xúc động… Từ đó, dựng nên phong cách nhà văn, như Nguyễn Tuân ngông, Nguyên Hồng thành thực trong sự rung động cực điểm của tâm hồn…

Nghiên cứu phong cách trong mối quan hệ với nhân thân nhà văn, thực chất là nghiên cứu tư tưởng của nhà văn đó. Tầm cỡ một nhà văn phụ thuộc vào tầm cỡ tư tưởng của ông ta. Nguyễn Đăng Mạnh đã gọi tư tưởng của nhà văn là tư tưởng nghệ thuật (một thuật ngữ mượn Bêlinski): “nhận thức bằng toàn bộ con người tinh thần với tất cả nội dung phong phú và tính

tổng thể toàn vẹn của nó”. Nguyễn Đăng Mạnh coi tính chủ thể là quan trọng

hơn, có tính quyết định, bởi người nhận thức ở đây là nghệ sĩ, là những cá nhân với những cá tính độc đáo. Từ đó, tư tưởng nghệ thuật mới là của riêng

của mỗi nhà văn.

Tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn, theo Nguyễn Đăng Mạnh, phụ thuộc vào những hoàn cảnh tác động đến nhà văn đó. Ông chia ra thành hoàn cảnh lớn và hoàn cảnh nhỏ. Hoàn cảnh lớn chính là thời đại nhà văn sống.

“Hoàn cảnh lớn quyết định tầm cỡ tư tưởng của nhà văn. Nhà văn lớn phải là

nhà văn của dân tộc, của nhân dân, của thời đại mình”. Hoàn cảnh lớn chi

phối tất cả nhà văn sống cùng thời với nhau, nhưng lại không giống nhau. Bởi sự tác động đó thông qua một lăng kính là hoàn cảnh nhỏ. Mà hoàn cảnh nhỏ của mỗi người thì lại rất khác nhau.

Nguyễn Đăng Mạnh rất chú ý đến hoàn cảnh nhỏ của nhà văn. Ví như Xuân Diệu - “cha đàng ngoài, mẹ ở đàng trong”, từ nhỏ đã phải xa mẹ, khao khát tình thương, dễ mặc cảm vì sự thờ ơ lạnh nhạt của người đời. Điều

23

ấy giải thích ở Xuân Diệu một trái tim thiết tha, vồ vập bám riết lấy cuộc sống, muốn giao cảm hết mình với mọi người, và một linh hồn luôn cảm thấy cô đơn, bị ruồng bỏ. Nguyễn Tuân thì sinh ra và lớn lên trong Vang bóng một thời: những tiệc rượu, tiệc trà đầy nghi lễ của một lớp người dường như còn sót lại của thời đại trước, cái ngông” của một nhà thơ tài hoa bất đắc chí… Khó có thể hiểu tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân nếu không đặt trong quan hệ với môi trường sống như thế của nhà văn.

Trong quá trình nghiên cứu, ông đặt mỗi tác phẩm vào “hoàn cảnh lớn”, “hoàn cảnh nhỏ”, tìm sự thống nhất và mối liên hệ giữa các tác phẩm, thậm chí giữa các tình tiết rải rác đó đây trong nhiều tác phẩm, tìm sự phát triển của các yếu tố qua các chặng đường sáng tác của từng tác giả. Rồi mới dựng lên bộ ba vấn đề: Quan điểm sáng tác - Qúa trình sáng tác - Phong cách nghệ thuật, để thâu tóm toàn vẹn sự nghiệp của mỗi vị.

Như vậy, tính cách nhà văn được tạo nên từ hoàn cảnh sống, môi trường sống (đôi khi mang tính cá biệt đối với cá nhân nhà văn). Và chính điều đó giúp lý giải quan điểm sáng tác trong suốt quá trính sáng tạo cũng như phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn. Dựa trên những nhận định ấy của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh, chúng tôi tìm hiểu những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách tiểu thuyết Ma Văn Kháng.

1.2.2. Những nhân tố tác động đến sự hình thành phong cách nghệ

thuật nhàvăn Ma Văn Kháng.

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)