Các phƣơng thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của MaVăn

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 60)

6. Đóng góp của luận văn

2.3. Các phƣơng thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của MaVăn

2.3.1. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật

Trong sáng tác của nhà văn thể hiện tâm lý là “phương thức quan trọng nhất để chiếm lĩnh đời sống con người bằng văn học nghệ thuật” [67,216]. Trong những sáng tác trước 1975, nhân vật của Ma Văn Kháng nói riêng và nhân vật của các nhà văn nói chung phần lớn là các nhân vật hành động, thông qua hành động, nhân vật bộc lộ đầy đủ phẩm hạnh, tư cách, tâm lý, tư tưởng cũng như đặc điểm bên trong thuộc thế giới tinh thần của con người. Tất nhiên, Ma Văn Kháng cũng có đề cập đến tâm lý nhân vật, song ông chưa đi sâu khai thác đời sống tâm lý một cách cụ thể, các nhân vật còn giản đơn, ít có sự đấu tranh, giằng xé nội tâm. Một số nhân vật mới chỉ được Ma Văn Kháng miêu tả đời sống tâm lí qua lời tả và lời kể là chủ yếu. Nói cách khác nhà văn quan tâm “nắm bắt một cách nghệ thuật các trạng thái tinh thần đã

hình thành hơn là xuất hiện và hình thành chúng” [74,77]. Vì vậy, đó không

phải là sự tự vận động mà là phản ứng tâm lí với hoàn cảnh bên ngoài của tâm lí nhân vật được nhà văn ghi lại.

Thời kỳ sau 1975, cùng với hàng loạt tiểu thuyết viết về đề tài thành thị, sự miêu tả về con người của Ma Văn Kháng mới đạt đến trình độ cao.

“Nhà văn đã chú ý đến sự lưu chuyển của các tính cách và quan tâm đến mọi

khả năng biến động trong đời sống nội tâm của con người” [1,77]. Con người

chịu sự chi phối rất sâu sắc của đời sống thực tế. Trong các sáng tác của Ma Văn Kháng giai đoạn này cho thấy kiểu nhân vật hành động của thời kỳ trước đã “tỏ ra không thích hợp khi vận dụng và các nhân vật bộc lộ bản thân không phải là trong hành động, việc làm mà là qua cảm xúc đối với xung

quanh và qua các suy nghĩ về những điều trông thấy” [18,78]. Điều đó bắt

buộc ngòi bút nhà văn phải đi sâu khai thác đời sống nội tâm của nhân vật. Đó là những tâm trạng, suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng tâm lý… của bản thân nhân

56

vật trước nhưng tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc đã trải nghiệm trên đường đời. Tâm lí của nhân vật được thể hiện ở nhiều phương diện, nhiều góc độ khác nhau nhờ đó nhà văn đã khám phá được những bí ẩn trong tâm hồn con người.

Bằng kinh nghiệm và tài năng của mình, Ma Văn Kháng đã khắc họa những chân dung nhân vật có đời sống tâm lí sâu sắc, sinh động. Các nhân vật trong tiểu thuyết của ông dù là nam hay nữ, dù già hay trẻ, thị dân hay trí thức…, đều phải trải qua một quá trình diễn biến tâm lí phức tạp, tinh tế. Nhà văn đã đặt họ vào nhiều tình huống để họ tự bộc lộ bản thân mình. Ta có thể những nhân vật ấy trong các tác phẩm của ông: Ngược dòng nước lũ, Đám

cướikhông có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong vườn…

Dưới ngòi bút của Nguyễn Khải, nhân vật thường là những con người suy tư, chiêm nghiệm về bản thân, về cuộc đời; là kiểu nhân vật tự bộc lộ, tự trấn an (ông Trác trong thờiLạc thời, nhân vật “Tôi” trong Người ngu)… Còn nhân vật của Ma Văn Kháng thường trải qua một quá trình diễn biến tâm lí phức tạp gắn với những giai đoạn đầy sóng gió, thăng trầm. Trong quan niệm của ông, cuộc đời con người không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió mà nhiều khi phải va đập, phải đối chọi với những cái ngẫu nhiên, phi lý không lường trước được.

Ở tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ, chân dung của Khiêm được thể hiện rõ qua diễn biến tâm lý. Là con người của văn chương, mải miết với vẻ đẹp tinh khiết nên nhiều khi Khiêm cảm thấy xa lạ, lạc lõng với lối sống xu nịnh.

“Từ ngày đứng ở vị trí cao nhất ở cơ quan, bị bao vây bằng một vòng lưới xu nịnh dày đặc, nhưng Khiêm vẫn tỉnh táo, do vậy mà anh cô đơn vô cùng”

[17,5,378]. Đó là cái cô đơn của một kẻ ý thức về mình rất rõ, Tự chủ động tách ra đứng cao hơn cái đám đông thiếu nhân cách đó. Cho nên, trong sự bủa vây của thói đời đê mạt ấy, anh ngẩng cao đầu, kiêu hãnh sống bằng chính giá

57

trị tự thân của mình. Không lẫn với đám đông, Khiêm đã lao vào văn chương. Anh trải đời mình trên những trang viết. Với anh “nghệ thuật lớn là kết quả của một nỗi đau vò xé” [17,5,455]. Và niềm mơ ước cả đời cầm bút của Khiêm trở thành cơ hội để kẻ xấu hãm hại, tước đoạt mọi thứ của anh. “Anh nhận ra mình hoàn toàn bị cô lập”. Ngay cả chỗ lương thân trong gia đình cũng không còn, anh chỉ là cái bóng bên người đàn bà ngoại tình. Nhưng ý chí tiềm tàng trong con người anh trỗi dậy, anh đã ngược dòng về miền quê trung du yêu dấu tìm sức mạnh cho mình từ dư âm cuộc đời đẹp đẽ của người cha kính yêu. Khiêm chính là hình ảnh của bao người trong cuộc sống hiện thực.

Miêu tả diễn biến tâm lý của người trí thức, Ma Văn Kháng đã khắc họa chân dung về một con người với vẻ đẹp thanh cao niềm khát khao sống, khát khao vượt lên tự khẳng định mình, gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Cũng như Khiêm tầm vóc nhân văn cao đẹp của thầy giáo Tự (Đám cưới

không có giấy giá thú) khiến anh trở nên lạc lõng, cô đơn giữa các khối quyền

lực vật chất. Đã nhiều lần anh tự chiêm nghiệm trước cảnh đời ngang trái:

“Những kẻ suốt đời với tâm niệm dâng hiến là những kẻ suốt đời khắc khoải

lương tâm”. Tự đã không gục ngã mà ngược lại vẫn vững vàng một cốt cách

kiên định. Anh vẫn luôn luôn giữ được sự tỉnh táo, thanh thản, dành cho nhân cách mình một vị trí độc tôn. Lá thư của người học trò thành đạt đã trở thành

một “liều thuốc trợ sức”, anh nghe được một lời đồng vọng. Tự đã vượt lên bi

kịch giữ vững cốt cách xứng đáng là một trí thức chân chính.

Ngược lại với Tự, chân dung trí thức Thuật (Đám cưới không có giấy

giá thú) hiện lên chân thực trọn vẹn và thương tâm nhất. Thuật đã lợi dụng

năng lực, uy tín của mình để làm những việc trái với lương tâm đạo đức của người làm thày. Bởi, người trí thức này luôn sống theo tư tưởng chỉ đạo nhất quán “Tôi không có động cơ nào khác là… tiền” [17,3,167]. So với các nhân vật trí thức cùng loại, đây là nhân vật điển hình xót xa nhất. Từ một tài năng

58

xuất chúng, kết cục Thuật chỉ là một kẻ nô lệ cho đồng tiền, cho tiện nghi vật chất. Và cuối cùng cũng chỉ là một kẻ tâm thần, lang thang. Thuật tiêu biểu cho loại trí thức bị chà đạp rồi sau đó tự mình đánh mất mình luôn. Thuật chính là bài học xót xa, cay đắng cho những ai không tự chủ không giữ được bản thân mình trước những xô đẩy cuộc đời.

Ở nhà báo Luận (Mùa lá rụng trong vườn) tỏa sáng vẻ đẹp truyền thống với lòng nhân hậu, đằm thắm, bao dung. Đối với anh, cái cho đi không bao giờ là mất, ngược lại anh nhân mình lên trong sự giàu có của tình người, tình đời. Luận thực sự là chỗ dựa nâng đỡ niềm tin, nghị lực cho vợ con trong những ngày sóng gió nhất của cuộc đời họ. Khi Lý, người chị dâu vốn đảm đang trong cuộc sống gia đình trượt dài sa ngã, Luận đã xuất hiện kịp thời chia sẻ. Mang cái nhìn nhân hậu mà thấu lí đạt tình, anh thuyết phục mọi người hướng tới cái nhìn độ lượng “nhân tình” hơn về Lý.

Những cảnh đời éo le, những biến động của cuộc sống đã bồi đắp thêm tấm lòng nhân hậu của Luận. Cái nhìn của anh không chỉ bó hẹp trong một gia đình, một cơ quan… mà vượt lên với một tầm bao quát lớn, hòa mình vào mạch ngầm truyền thống của dân tộc. “Không có lòng nhân hậu vị tha, sự hi

sinh và nhẫn nại thì làm sao có tình yêu được” [17,2,552].

Trong tiểu thuyết của mình dù viết về nhân vật nào Ma Văn Kháng cũng gửi gắm một tình cảm chân thành đằm thắm, đặc biệt với nhân vật phụ nữ ông luôn tìm thấy sự hài hòa giữa vẻ đẹp ngoại hình và nội tâm của họ. Nhưng những người phụ nữ ấy lại gặp nhiều đa đoan, trắc trở trong đời tư và tình yêu. Người phụ nữ được tác giả miêu tả với tất cả niềm quý trọng và chân thành là Hoan (Ngược dòng nước lũ). Chị có đời sống nội tâm phong phú, chị như một hình thể tách biệt ra khỏi những cái trần tục, xấu xa đời thường. Chị bị trả thù, bị hãm hại, bị dồn vào tận cùng của bi kịch. Chị cũng là sản phẩm, là nạn nhân của những biến loạn. Nhưng giữa ranh giới mong manh: cái thiện

59

và cái ác chị đã giữ được mình, "con người ta nói chung không thiện và cũng không ác, nó chỉ trở nên hung tợn khi bị đẩy vào tình huống phải tự vệ, và điều phân biệt người lương thiện với kẻ phạm tội, chỉ là ở chỗ kẻ nào giữ

được mình, chứ không phải ai nhận đau đớn nhiều hơn ai" [17,5,435]. Hoan

đã trải qua những cơn giằng xé nội tâm, đấu tranh, giữa cái tốt và cái xấu trong chính con người mình. Nhân vật Hoan đã đạt đến mức điển hình trong văn học Việt Nam nói chung và sáng tác của Ma Văn Kháng nói riêng trong vấn đề xây dựng nhân vật người phụ nữ.

Khác với Hoan, Phượng (Mùa lá rụng trong vườn) lại là một người phụ nữ nhân hậu, bao dung. Bao nhiêu sự kiện, bao nhiêu biến cố đã xảy đến với chị và gia đình nhưng không làm thay đổi tính cách, đạo đức ở chị. Mặc cho cuộc đời xô bồ, đua chen, phức tạp, mặc cho bà chị dâu đanh đá, nanh nọc, ích kỉ, đố kị, hợm hĩnh và thực dụng. Mặc cho cuộc sống với bao khó khăn, lo toan bộn bề, chị vẫn là một phụ nữ giầu đức hi sinh, giầu tình thương và lòng nhân ái. Chị cưu mang vợ con Cừ dù biết rằng khó khăn sẽ nhân lên gấp bội. Chị rất thương và tìm cách đưa Lý trở về với gia đình, dù Lý đã không ít lần đặt điều, vu khống cho chị, chị không để ý đến thái độ hách dịch, kiêu căng, ác khẩu và hay soi mói của bà trưởng phòng đối với chị. Chị cảm thông và thấu hiểu mọi cảnh đời. Ở chị tỏa sáng vẻ đẹp của con người chân chính, sống có đạo lý.

Nhà văn đã miêu tả một cách thuyết phục quá trình sa ngã của Lý (Mùa

lá rụng trong vườn). Lý đảm đang, tháo vát, nhạy bén, giàu thực tiễn. Nhưng

chỉ vì quá thực dụng nên Lý đã chạy theo sự cám dỗ của đồng tiền, phản bội chồng và chà đạp lên nền đạo đức gia đình, truyền thống dân tộc. Rất nhiều lần đứng trước sự cám dỗ chị đã đấu tranh để giữ mình. Trong sâu thẳm, chị là người phụ nữ yêu đời sáng trong “ lương tâm còn sáng, trí thông minh còn

60

ra khỏi vòng cương tỏa nhưng đã xảy ra sự thu mình tự nguyện, trở về yên vui trong những nền nếp, chuẩn mực ổn định. Nhưng ngày ấy chợt ấp, chợt lạnh

như tiết trời tháng tư, cảm xúc không xác định”[17,2,171]. Lý suy nghĩ , day

dứt, trăn trở, thèm khát và hổ thẹn; ghen tuông, phá phách và nề nếp; khát khao và bằng lòng. “ Tắt rồi lại cháy, cháy rồi lại tắt những dục vọng ngút lửa. Những lời tỉnh táo vang thầm. Những biện hộ trỗi dậy mạnh mẽ”

[17,2,171]. Lý giầu thực tiễn nhưng nghèo tư duy, một tư duy năng động có khả năng điều chỉnh bản thân. Chị thông minh, yêu đời. Nhưng “Mong manh dễ thay đổi vì thiếu nền tảng, dễ bị kích động tức hứng nhất thời bởi các ý

tưởng cuồng nhiệt hoang đường” [17,2,295]. Những gì tốt đẹp trong bản thân

chị bỗng trở thành bấp bênh. Chị khát khao một thứ hạnh phúc giới tính vừa cao cả vừa tầm thường vì thế Lý đã trượt dài sa ngã. Song, bản chất tốt đẹp của chị đã đưa chị ra khỏi vùng tội lỗi, trở về trong vòng tay thân thương, bao dung của chồng và mọi người trong gia đình.

Nghệ thuật miêu tả tâm lý sắc sảo của nhà văn Ma Văn Kháng gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng độc giả. Mỗi một nhân vật, một cảnh đời đều được nhà văn khắc họa bằng những đường nét riêng phong phú, sinh động. Họ hiện lên như những điển hình của cuộc đời, soi vào đó mỗi người như nhìn thấy chính mình, thực sự ý nghĩa và thấm thía. Chính thành công này đã tạo nên nét hấp dẫn riêng độc đáo trong mỗi tác phẩm của ông và góp phần khẳng định vai trò của Ma Văn Kháng trong nền văn học.

2.3.2. Nghệ thuật khắc họa thế giới tâm linh của nhân vật

Tâm linh là tổng thể những “ý nghĩ tình cảm làm thành đời sống nội

tâm thế giới bên trong của con người ”.Thế giới tâm linh bao giờ cũng mang

vẻ bí hiểm bởi nó là cõi xa mờ của ý thức, là vùng giáp danh giữa ý thức và vô thức, nó như là thực tại lại như là mơ hồ. Con người tâm linh thường hướng về sức mạnh bí ấn. Những đối tượng mơ hồ hư mà thực, vừa thiêng

61

liêng thần bí vừa gần gũi , vừa quen thuộc khiến con người khỏa lấp được nỗi cô đơn bất hạnh, tin tưởng về những điều tốt đẹp trước cuộc đời và số phận của mình.

Tâm linh” được định nghĩa là “khả năng biết trước một biến cố nào đó

sẽ xảy ra đối với mình theo quan niệm duy tâm” [Tr.897](Từ điển Tiếng Việt

-Nxb Đà Nẵng – 2002)

Ý nghĩa nội hàm của vấn đề tâm linh vô thức ngày càng được mở rộng khác với cái gọi là “mê tín ,dị đoan”. Dưới góc độ khoa học nhiều hiện tượng của lĩnh vực tâm linh, vô thức vẫn chưa tìm được những giải đáp thỏa đáng. Nhưng trong sáng tác văn học, sự khám phá thể hiện nó lại dễ được chấp nhận bởi nó đem lại hiệu quả thẩm mỹ, giá trị tư tưởng cao. Bởi, mặc dù nó nằm ngoài vùng kiểm soát của lý trí, ý thức và là tất cả những gì tồn tại trong sâu thẳm hư vô của tâm hồn con người mà chỉ bằng tâm tưởng ta mới có thể cảm nhận được. Nhưng nó cũng là “những năng lực, khả năng, nhân tính thiêng

liêng” phù hợp với Chân-Thiện-Mỹ. Chính sự khám phá thể hiện nó đã đem

lại sự đa dạng, phong phú về nhân cách và góp phần quan trọng trong việc xây dựng quan niệm toàn diện về con người, đối lập với tư duy duy lý cằn cỗi, máy móc, cứng nhắc.

Trên con đường đi tìm “vẻ đẹp ẩn dấu trong bề sâu tâm hôn con

người”, cũng như các nhà văn cùng thời Ma Văn Kháng miêu tả thế giới tâm

linh trong con người như một thực thể vừa cụ thể ,vừa siêu thoát. Sự vận động của tâm linh con người có ý nghĩa hướng thiện giúp con người rũ bỏ những bụi bặm trong cuộc sống, thanh lọc tâm hồn, giúp con người trở nên đẹp đẽ hơn cao quý hơn. Nghệ thuật khắc họa thế giới tâm linh trong sáng tác nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng của Ma Văn Kháng, vì thế mang lại giá trị nhân bản sâu sắc. Nhân vật của Ma Văn Kháng thường được đặt trong cõi hư vô, trạng thái “ mộng du”, “phân thân”, “mộng mị”. Song không có nghĩa

62

ý thức, lý trí, của con người bị phủ nhận , mà sự có mặt và kiểm soát của lý trí làm cho con người không bị rơi vào trạng thái thuần bản năng. Điều đó cho thấy: hầu hết trạng thái vô thức, tân linh của các nhân vật trong sáng tác của Ma Văn Kháng đều là kết quả của sự ám ảnh đè nặng nung nấu, suy nghĩ trăn trở trong tâm lí, ý thức.

Các sáng tác của Ma Văn Kháng trước 1975 tập trung miêu tả, khám phá con người theo tiêu chí đánh giá của cộng đồng, đời sống tâm linh chưa

Một phần của tài liệu Phong cách nghệ thuật tiểu thuyết ma văn kháng (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)