6. Đóng góp của luận văn
3.1.2.1. Giọng điệu thiết tha, sâu lắng
"Thôi thúc tôi viết bao giờ cũng là cái đẹp thật xúc động, cao cả, thật khiêm nhường và lớn lao trong hoàn cảnh đau buồn nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả các cay đắng xót xa của các thân phận. Bằng cách
đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống" [30]. Ma Văn Kháng đã
bộc bạch sự khởi nguồn dòng chảy văn chương của ông như thế. Bắt nguồn từ những cái đẹp nhà văn đã đem đến cho người đọc những tác phẩm mang tính hướng thiện, những giá trị đích thực của văn chương bằng giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng.
71
Có thể nói làm nên sức hấp dẫn, lôi cuốn trong sáng tác của Ma Văn Kháng đã đưa người đọc tới những vùng đất nguyên sơ mà đẹp đẽ, những thân phận, những cảnh đời đầy biến động mà vẫn trong trẻo hồn nhiên như:
Gió rừng, Đồng bạc trắng hoa xòe, Mưa mùa hạ ở thời kỳ đầu và trong nhiều
sáng tác sau này. Xuất phát từ cái nhìn hiện thực cuộc sống và con người một cách tinh tế sâu sắc, giọng điệu trữ tình của Ma Văn Kháng thể hiện tình cảm thiết tha của nhà văn về cái đẹp trong cuộc sống. Giọng điệu này đã đưa người đọc đến với những bức tranh sinh động, phong phú của đời sống hiện thực mới.
Vốn là nhà văn có cảm xúc trước cái đẹp, giọng điệu trữ tình của Ma Văn Kháng là vẻ đẹp tự thân của các đối tượng, đó là vẻ đẹp của những con người say mê lý tưởng, luôn yêu cái đẹp như thầy giáo Đặng Trần Tự tạo dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả không chỉ vì đây là một nhân vật đẹp, cao thượng mà còn vì tác giả đã dành chất giọng đặc biệt khi khắc họa nhân vật này. Ngòi bút ấy cẩn thận, nắn nót mà cũng xiết bao hào phóng, yêu thương khi viết về anh. Một thân thể yếu ớt, mảnh mai nhưng đầy tự tin, tự hào khi đứng trước bục giảng, một gương mặt thanh thoát nho nhã, luôn phải đối mặt với biết bao đau đớn, một giọng nói sang sảng mà tròn trịa, ấm áp như chính tấm lòng người nói vậy, đó chính là thầy giáo Tự - người truyền bá kiến thức và cũng là kẻ "cùng đinh" nhất trong xã hội. Và lạ thay, sống trong một môi trường biết bao thói đời thấp hèn, đê tiện mà thầy giáo Tự vẫn cứ là một thầy giáo sạch đến chân tơ kẽ tóc.
Cũng giống với Nam Cao, trong tiểu thuyết thời kỳ Đổi mới, Ma Văn Kháng đã sử dụng rất hiệu quả giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng để bày tỏ tình cảm yêu thương của mình với những nhân cách cao đẹp.
Chúng ta có thể thấy giữa Tự và Thứ trong Sống mòn của Nam Cao có những nét thật tương đồng. Cũng sống trong một cuộc sống quá nghèo khổ
72
như Thứ, Tự quanh năm suốt tháng phải "trốn" lên gác xép để điềm nhiên
"đánh cái quần đùi và rúm ró, mặc cái áo bộ đội sã vai..." để nghiềm ngẫm
văn chương. Cái nghèo cứ suốt ngày day dứt Tự. Sống trong hoàn cảnh như thế nhưng cả Thứ và Tự cũng có tài, cùng có ước mơ làm việc có ích vì học trò của mình. Nếu như Thứ của Nam Cao ôm mộng xây dựng ngôi trường của mình sao cho "trường sạch hơn, có vẻ hơn, nhà trường phải có phòng giấy
tiếp khách. Học sinh có tủ sách..." [5], thì Tự của Ma Văn Kháng ngày đêm
ngụp lặn trong bể kiến thức mênh mang để hết lòng truyền thụ những kiến thức cho học sinh của mình, giúp học sinh của mình trở thành những con người có ích cho xã hội. Không chỉ có thế, tâm hồn Tự còn luôn có sự thăng hoa, cất cánh trước một bài thơ hay, một vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tình yêu của anh với lũ học trò ngây thơ đáng yêu - những mầm xanh của đất nước.
Khi viết về cái đẹp, ca ngợi cái đẹp trong cuộc sống Ma Văn Kháng đã dành nhiều sự ưu ái của mình vào những trang văn bằng giọng điệu trữ tình thiết tha sâu lắng. Trước một bài thơ hay Tự đã hóa thân thành thi sĩ, suốt đời đi theo một lý tưởng đẹp. Bắt gặp một ý thơ hay tâm hồn Tự như được bay bổng vào một cõi mộng mơ, thơ mộng với những sắc màu lung linh huyền ảo. Có những lần đàm thoại văn chương với Kha trên căn gác xép nhỏ, ta có cảm giác như Tự đang hóa thân vào những gì tinh túy nhất của câu thơ “Tự nâng cuốn sổ tay. Vẫn cơn say của một kẻ nhập cuộc hết mình, nhưng lúc này là một sự cảm thông thần diệu và một trực giác cực khởi. Tự bỗng như run rẩy
cả đến mỗi đầu ngón tay” [21,9]. Có thể nói căn gác nhỏ như là nơi thanh lọc
tâm hồn của thầy giáo nghèo. Ở đây Tự xa lánh cái phồn tạp trần ai, tách ra khỏi đời sống đang bị tước dần những giá trị đích thực, không giao tiếp với những câu chuyện tầm phào, thói sùng bái đồng tiền và sự tráo trở thô bạo. Và cũng ở chính nơi đây từ sáng đến tối, Tự có thể dành hết tâm huyết cho sự nghiên cứu, soạn bài, chấm bài và lặn ngụp thỏa chí trong cái đại dương mênh
73
mông của nghề sư phạm và nghệ thuật ngôn từ. Thỏa chí lặn ngụp trong đại dương mênh mông đó,Tự còn mở rộng lòng mình để đón nhận những điều tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống con người “Đã có lúc Tự chợt buông trang sách, nằm nghe gió mùa về đập cành quả me trên cành khô nơi sân thượng, ngẩn ngơ một nuối tiếc hoặc phiêu diêu vào đám sương hồi ức hoặc lãng đãng buồn lo về thực tại. Nằm một chỗ mà tâm hồn tỏa bốn
phương. Còn thú thẩm mỹ nào bằng! còn hạnh phúc nào hơn” [21,14]. Cho
dù, đó chỉ là một cơn gió mùa về nhưng với tâm hồn nhạy cảm yêu cái đẹp của Tự đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh thiên nhiên vô cùng nên thơ. Thiên nhiên ấy đã đem đến cảm giác nồng nàn say đắm cho con người. Điều đó cho thấy, Ma Văn Kháng không chỉ có cái nhìn ở nhiều tầng, nhiều vỉa mà còn có khả năng quan sát tinh tế nhạy cảm trước những biến động của thiên nhiên, của cuộc sống xung quanh chúng ta. Vì vậy khi miêu tả dù là cuộc sống của Tự hay sự cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên của nhân vật này thì tất cả đều được hiện lên thật lung linh, sôi động và nổi rõ cái thần của đối tượng.
Trang văn của Ma Văn Kháng luôn đem đến cho người đọc những điều bất ngờ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào ở Tự vẫn tỏa ra một tâm hồn nhạy cảm, biết cảm nhận, say mê cái đẹp như một điều hiển nhiên. Niềm say mê đó được cất cánh ở mọi lúc mọi nơi kể cả khi anh thấy học trò của mình phấn khởi làm bài trong kỳ thi tốt nghiệp, rồi ngay cả khi Tự đứng trên bục giảng. Lúc đó ở Tự dường như có sự chuyển hóa bản thân, để bỏ lại tất cả những gì thô ráp của cuộc đời. “Trong những giây phút như thế Tự giao tiếp với học trò ngắm mình qua mấy trục tấm gương phản chiếu. Khi ấy Tự thấy đẹp, hùng mạnh và cao quý biết bao, Tự thấy nghề giáo đẹp xiết bao, tâm hồn Tự tỏa
sáng đẹp một cách lạ lùng” [21,42].
Ma Văn Kháng đã đưa người đọc đến với một thế giới hiện thực đầy cảm hứng lãng mạn, mộng mơ bằng giọng điệu trũ tình thiết tha, sâu lắng.
74
Hiện thực đời thường vốn đang ngổn ngang đầy vấn đề bất cập của cuộc sống thời hậu chiến, không áp đặt cái nhìn một chiều, Ma Văn Kháng luôn tôn trọng dòng chảy tự nhiên của cuộc sống, trong đó vẫn tiềm tàng ẩn chứa những vẻ đẹp vĩnh hằng.
Giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng cho dù được tạo nên từ chính bản thân của đối tượng thẩm mỹ, nhưng trước hết nó phải được xuất phát từ một tấm lòng yêu cái đẹp của nhà văn. Tiếp nhận hiện thực và con người ở nhiều tầng, nhiều vỉa khác nhau, ngòi bút của Ma Văn Kháng không chỉ phê phán những mặt tiêu cực của đời sống mà ông còn phát hiện, ngợi ca vẻ đẹp của những giá trị đạo đức truyền thống, cội nguồn thiêng liêng của những giá trị văn hóa, nền tảng của mọi nền văn hóa đó được Ma Văn Kháng gửi gắm vào hình tượng nhân vật chính diện trong các sáng tác của mình.
Nhân vật Luận trong tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn luôn tỏa sáng vẻ đẹp của chính mình với lòng nhân hậu, đằm thắm bao dung. Luận sống thiết tha với nó và coi đó như một niềm vui sống của mình. Đối với anh, cái cho đi không bao giờ mất, ngược lại anh nhân mình lên trong sự giàu có của tình đời, tình người mang cái nhìn nhân hậu và thấu tình hợp lý, anh đã thuyết phục mọi người hướng tới cái nhìn độ lượng. Ở anh, tất cả mọi người không ai là xấu ngay cả Lý. Anh không những cảm nhận lỗi vất vả, vẻ đẹp của nhiều người quanh mình mà anh thấu hiểu vẻ đẹp thánh thiện của người vợ mà hết lòng anh yêu thương. Anh thấy ở vợ mình khả năng nhạy cảm với nỗi đau của kẻ khác và sẵn sàng đền bù cho người khác. Sự chịu đựng của vợ khiến anh có lúc phải kinh ngạc. Khi cưu mang vợ con Từ không biết bao lần chị phải nhịn nhường vì cuộc sống quá khốn khổ. Luận đã cảm nhận được sự khó nhọc trên gương mặt của chị và ở bộ quần áo và của chị. Trước vẻ đẹp thánh thiện đó của Phượng, Luận nhìn vợ lòng tràn ngập yêu thương “cùng với tiếng nước chảy xè xè Luận nghe tiếng nói của Phượng trong mùi thơm dậy
75
Trong những ngày đất nước còn muôn vàn khó khăn và ngổn ngang nhiều vấn đề bất cập, bất ổn đó, tình yêu thương của Phượng khiến cho Luận cảm giác như được bồi bổ thêm sức mạnh từ bên trong. Anh tâm sự “Phượng à, cuộc sống chung của chúng mình đã được mười năm và trong mười năm đó ba nghìn sáu trăm ngày vất vả của em. Anh tự hỏi: cái gì tạo nên sức mạnh của em trong những ngày đó? Có phải đó là lòng nhân hậu, sự kiên nhẫn chịu đựng, đức hi sinh cao quý và sức chống chọi cứng cỏi, bền bỉ của em không? Cách từ em đang tỏa ra vẻ đẹp mạnh mẽ, bình diện và tự nhiên.
Anh cảm thấy tin yêu cuộc sống hơn, vì có em bên cạnh, Phượng à” [22,327].
Xúc động trước cái đẹp đầy tình người của con người hôm nay, Luận đã kể cho Phượng câu chuyện của một lão đồng chí, phải tạm biệt người vợ trẻ với đứa con thơ ra nước ngoài hoạt động. Khi cách mạng thành công đồng chí ấy trở về thăm gia đình thì người vợ đã có thêm ba đứa con nữa với người chồng khác vừa chết vì bệnh. Ông có thể lấy người vợ khác mà không ai trách cứ. Vậy mà ông lại trở về với vợ, chăm sóc ba đứa con của người vợ y như đối với đứa con duy nhất của mình cho đến khi trưởng thành. Chứng kiến câu chuyện xúc động ấy Luận đã trào nước mắt.
Trước những cảnh đời éo le, những biến động của cuộc sống, Luận đã có một cái nhìn không chỉ bó hẹp trong một gia đình, một cơ quan... mà vượt lên tầm bao quát lớn để hòa vào mạch ngầm truyền thống của dân tộc. Trong cuộc sống đầy biến động, những thói xấu xa, bụi bẩn của thời kỳ đổi mới đang xâm nhập vào cuộc sống, vào mỗi con người thì truyền thống đạo đức của dân tộc Việt là dòng nước mát trong lành cần được lưu giữ, lưu truyền. Qua trang sách của mình, Ma Văn Kháng đã ý thức rất rõ điều đó.
Hãy nghe Luận tâm sự với vợ qua giọng điệu trữ tình đầy cảm xúc:
“Em ạ! dân mình khổ quá. Những chuyện tình xưa như Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Công - Cúc Hoa. Truyện nào cũng đầy cơ cực quá! có lẽ không có dân
76
tộc nào khổ như dân tộc mình. Trong hoàn cảnh ấy con người muốn sống
được phải có tình yêu thương lớn lao, cao thượng lắm em ạ” [22,174].
Khác với các nhà văn cùng thời khi viết về cái đẹp. Ma Văn Kháng đã ngợi ca cái đẹp trong cuộc sống bình dị, hồn nhiên, trong trẻo. Theo tác giả cái đẹp phải được xuất phát từ trong niềm hạnh phúc được làm người với ý nghĩa đích thực của nó.
Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Ma Văn Kháng đã đứng ở vị trí của cậu bé Duy - 15 tuổi, ngây thơ vụng dại mà trí tuệ thông minh, sắc sảo với một bản năng tự nhiên hướng về cái thiện để tái hiện lại quãng đời tuổi thơ đầy nước mắt của mình. Ở cái tuổi mà đó Duy đã cảm nhận được sự hy sinh vô bờ của bà. Hơn ai hết, Duy biết ơn bà và thương em biết bao. Cảm nhận được sâu sắc công lao to lớn của bà với mình, Duy đã bộc lộ suy nghĩ chân thành mà cảm động. Suy nghĩ ấy được tác giả diễn tả bằng giọng điệu trữ tình sâu lắng: “Nhưng bà ơi, vắng bà rồi mà cháu vẫn có bà. Ơn bà mãi mãi cháu để hai vai. Bà nhịn cho chúng cháu ăn, bà lạnh cho chúng cháu ấm. Bà bế bồng, dìu dắt chúng cháu đi qua những cách trở lừa lọc, phản trắc,
bất công. Bà đưa chúng cháu qua nơi hỗn độn đến an bằng” [23,275].
Những đau khổ buồn tủi đơn côi của anh em Duy thời ấu thơ, nhờ có người bà thân yêu của mình đã được gột rửa để bước qua vùng tủi hổ, đến với hi vọng và tình yêu. Duy cảm nhận được tất cả những điều đó “Ở bà là sự nhẫn nhịn, là lòng hỉ xả là tuyệt sạch giá trong, là tình thương, là lẽ phải, là sự cứng cỏi kiên trinh. Bà là tiên giáng trần đã che chở cưu mang chúng cháu bằng tình thương yêu và phép huyền nhiệm, thần kỳ!” [23,275]. Giọng điệu thiết tha sâu lắng từ con tim của nhà văn đã cho người đọc cảm nhận sâu sắc lòng hiếu thảo của cậu bé Duy trong những ngày tháng côi cút.
Bằng giọng điệu trữ tình thiết tha, sâu lắng Ma Văn Kháng đã đem đến cho người đọc nhiều sự cảm nhận đặc biệt, từ đó Ma Văn Kháng đưa con
77
người vào quỹ đạo những tình cảm thanh lọc, tẩy rửa để tạo niềm tin cho con người vào một tương lai tốt đẹp hơn.
Qúa trình dân chủ hóa trong văn học đã tạo ra một không khí mới. Ý thức dân chủ đã cho phép các nhà văn thể hiện cái tôi, cái bản sắc riêng độc đáo của mình. Khác với cảm hứng sử thi, giọng điệu trữ tình mang âm hưởng ngợi ca trở thành phương tiện khẳng định vẻ đẹp lý tưởng của con người Việt Nam anh hùng một thời lửa đạn, giọng điệu trữ tình của Ma Văn Kháng qua cảm hứng thế sự đời tư đưa người đọc đến với vẻ đẹp tự thân của con người và cuộc sống hôm nay.
Điều đáng nói là, ở Ma Văn Kháng, sắc thái huyền diệu ấy được hiện diện từ chính vẻ đẹp tự thân của nhân vật. Do vậy giọng điệu này thường được nhà văn ưu ái khi viết về các nhân vật mang vẻ đẹp chân chính.
Ông Bằng (Mùa lá rụng trong vườn) một trí thức cũ sống hết lòng với đạo đức truyền thống dân tộc, luôn lấy tấm gương của mình cho con cháu noi theo đã dâng trào cảm xúc khi đứng trước bàn thờ tổ tiên, khói hương nghi ngút và bỗng thấy mình như được phân thân. Quên hết xung quanh, "Trong giây lát, nhập vào vòng xúc động tri âm tổ tiên, ông Bằng lâng lâng những hoài niệm phiêu diêu, lãng đãng gần xa, ẩn hiện tầng tầng lớp lớp những hình
ảnh khi tỏ khi mờ chập chờn như trong chiêm bao" [22,86]. Đứng trước bàn
thờ tổ tiên, ông như tìm được sự thanh thản trong tâm hồn và có lẽ chính cội nguồn, tổ tiên là chỗ dựa tinh thần giúp ông đứng vững trong những lúc gian