CÁC ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH VÀ NỘI DUNG CỦA TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 33)

TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Trách nhiệm dân sự được quy định tại Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005, Phần thứ ba, Chương XVII, Mục 3 từ Điều 302 đến Điều 308. Như đã phân tích tại Chương I, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam. Chế định này điều chỉnh một lĩnh vực rất phổ biến và nhạy cảm là trong đời sống kinh tế, xã hội hiện nay, đó là hợp đồng dân sự. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự gắn liền với hợp đồng dân sự. Chế định trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự nhằm khắc phục những hậu quả xẩy ra do vi phạm hợp đồng dân sự, ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm hợp đồng dân sự và giáo dục các cá nhân, pháp nhân trang bị tốt hơn những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong việc nghiên cứu, ký kết và thực hiện các hợp đồng dân sự. Từ đó, giữ gìn sự ổn định và lành mạnh của các quan hệ hợp đồng nói chung và quan hệ hợp đồng dân sự nói riêng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.

Trong thực tế, việc vi phạm hợp đồng dân sự xảy ra rất đa dạng. Bộ luật Dân sự không thể quy định bao quát hết mọi trường hợp vi phạm hợp đồng. Để khắc phục tình trạng này, các nhà làm luật đã sử dụng phương pháp Pandeten. Trước hết quy định các điều khoản chung mang tính chất nguyên tắc, khái quát cho mọi trường hợp vi phạm hợp đồng dân sự và trách nhiệm nhân sự do vi phạm hợp đồng dân sự. Sau đó, Bộ luật Dân sự đưa ra quy định cụ thể về các qui phạm này trong phần các hợp đồng dân sự thông dụng.

Khi nghiên cứu về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự, là xem xét tính pháp lý của chế định trách nhiệm dân sự này. Tìm hiểu tính pháp lý

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 33)