So sánh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 30)

nhiệm dân sự ngoài hợp đồng

Để hiểu rõ thêm về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự (trách nhiệm dân sự theo hợp đồng), từ đó áp dụng pháp luật dân sự một cách đúng đắn hơn, làm cho các quy định của pháp luật dân sự trở thành một công cụ pháp lý thực sự có hiệu quả để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân, tổ chức xã hội, của Nhà nước thì việc so sánh, làm rõ và nhận thức đúng sự giống và khác nhau giữa trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một việc làm cần thiết và mang tính logic.

Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng là loại trách nhiệm phát sinh do một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp đồng dân sự. Trong trường hợp này, giữa hai bên chủ thể phải có quan hệ hợp đồng dân sự phát sinh hiệu lực và có thiệt hại xảy ra do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng. Trước thời điểm vi phạm và áp dụng trách nhiệm đã tồn tại một quan hệ pháp luật hợp pháp theo ý chí của hai bên. Cả hai loại trách nhiệm này đều là hình thức của trách nhiệm dân sự nên đều có đặc điểm là người gây thiệt hại phải gánh chịu hậu quả đã xảy ra bằng chính tài sản của mình. Bên cạnh đó, hai hình thức trách nhiệm này cũng có những điểm khác biệt như sau:

- Trong trách nhiệm dân sự theo hợp đồng, việc bồi thường thiệt hại không giải phóng người có nghĩa vụ khỏi trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ một cách thực tế (giao vật, thực hiện công việc) (Điều 303, 304

BLDS năm 2005) [2], còn đối với trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc thực hiện nghĩa vụ bồi thường sẽ làm chấm dứt trách nhiệm bồi thường.

- Người gây thiệt hại do vi phạm hợp đồng dân sự chỉ phải bồi thường những thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại có thể tiên liệu được khi ký kết hợp đồng còn đối với người gây thiệt hại khi thực hiện trách nhiệm ngoài hợp đồng thì người này phải bồi thường toàn bộ thiệt hại (cả trực tiếp lẫn gián tiếp).

- Chủ thể chịu trách nhiệm dân sự theo hợp đồng dân sự có thể bị phạt vi phạm còn trong trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng chỉ phát sinh trách nhiệm bồi thường mà không có phạt vi phạm hợp đồng.

- Trách nhiệm dân sự theo hợp đồng dân sự có thể phát sinh cả khi do lỗi của người khác (Điều 293) [2], còn đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì chủ thể có thể phải chịu trách nhiệm cả khi họ không có lỗi nếu pháp luật có quy định (Điều 623) [2], nhưng họ không chịu thiệt hại về lỗi của người khác.

- Trong trách nhiệm dân sự theo hợp đồng thì trách nhiệm liên đới chỉ phát sinh nếu có thỏa thuận trước còn những người gây thiệt hại trong trách nhiệm ngoài hợp đồng thì phải chịu trách nhiệm liên đới nếu có đủ các điều kiện luật định.

- Về thời điểm phát sinh nghĩa vụ và trách nhiệm, trong trường hợp của trách nhiệm dân sự theo hợp đồng, khi giữa các chủ thể tham gia ký kết hợp đồng đã thỏa thuận với nhau về một nghĩa vụ phải bồi thường. Nếu bên nào vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia thì mới phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự. Nhưng đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, do thời điểm phát sinh

nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường xuất hiện cùng lúc nên thiệt hại được coi là điều kiện phát sinh cả nghĩa vụ và trách nhiệm.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 30)