Những quan điểm chỉ đạo nhằm hoàn thiện pháp luật dân sự

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 72)

vào các giao dịch kinh tế và dân sự cũng làm cho các giao dịch dân sự ngày càng chặt chẽ hơn, đầy đủ hơn nhưng cũng phức tạp hơn. Vì vậy, trách nhiệm dân sự là một chế định quan trọng và phổ biến trong mọi giao dịch dân sự phát sinh, đặc biệt là các trách nhiệm dân sự liên quan đến hợp đồng dân sự. Khi tham gia ký kết Hợp đồng dân sự, các bên bị ràng buộc với nhau trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nếu các quy định của pháp luật dân sự không theo kịp yêu cầu và mong muốn của các bên, trách nhiệm dân sự của các bên sẽ trở nên một sự ràng buộc lỏng lẻo, dẫn đến việc các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự sẽ xảy ra ngày một nhiều và khó kiểm soát. Với tầm quan trọng đó, các quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự của pháp luật dân sự Việt Nam ngày càng được pháp luật quy định theo hướng không ngừng hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội.

3.1.1. Những quan điểm chỉ đạo nhằm hoàn thiện pháp luật dân sự sự

Với nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Nghị quyết 08/NQ/BCT ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong thời gian tới” và triển khai thực hiện Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 (sau đây gọi là nghị quyết số 49/NQ – TW), việc hoàn thiện pháp luật dân sự nói chung và pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự nói riêng được xem là rất cần thiết và quan trọng.

Nghị quyết số 49/NQ – TW đã đề ra phương hướng “Hoàn thiện chính sách, pháp luật dân sự phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN”, “hoàn thiện các thủ tục tố tụng tư pháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công

khai, minh bạch, tôn trọng và bảo vệ quyền con người”; nhiệm vụ cải cách tư pháp là: “Sớm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến lĩnh vực tư pháp phù hợp với mục tiêu của chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật”. “Hoàn thiện pháp luật dân sự, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia giao dịch, thúc đẩy các quan hệ dân sự phát triển lành mạnh...”. Và mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu lực và hiệu quả cao”.

Ngày 22 tháng 02 năm 2006, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương đã đề ra “Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2006”. Trong đó, có nội dung “nghiên cứu đề xuất các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung hoặc quy định mới theo tinh thần và nội dung Chiến lược cải cách tư pháp vào Bộ luật Dân sự”. “Đẩy nhanh tiến độ và khẩn trương xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Dân sự”.

Trên cơ sở đó, Tòa án Nhân dân (“TAND”) tối cao đã đề ra kế hoạch: “Viện khoa học xét xử chủ trì, phối hợp với các Tòa án chuyên trách TAND tối cao thực hiện, trước mắt tập trung hoàn thành dự thảo các thông tư liên tịch của TAND tối cao với các cơ quan tư pháp trung ương và dự thảo các nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy định của Bộ luật Dân sự,...và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến công tác xét xử của tòa án để trình lãnh đạo liên nghành và Hội đồng thẩm phán TAND tối cao thông qua” (Nguồn: Ban cán sự Đảng, TAND tối cao - “Chương trình thực hiện cải cách tư pháp đến năm 2010 và kế hoạch công tác cải cách tư pháp năm 2006 của nghành TAND”, ngày 26 tháng 12 năm 2005, tr. 67).

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 72)