Xuất phƣơng hƣớng hoàn thiện các quy định liên quan và nâng cao hiệu quả xét xử của tòa án các cấp đối với các tranh chấp liên

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 85)

cao hiệu quả xét xử của tòa án các cấp đối với các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự

Việc xét xử các vụ án liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự luôn là một thách thức đối với các thẩm phán vì đây là loại việc khó, phức tạp và dễ mắc sai sót. Muốn hạn chế sai sót, trước tiên cần có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, và bên cạnh đó là nỗ lực của cơ quan xét xử. Trong bối cảnh, BLDS năm 2005 vừa có hiệu lực thi hành, các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật đối với những quy định mới của BLDS nói chung và về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự nói riêng chưa kịp ban hành thì hoạt động xét xử của tòa án nhân dân các cấp chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn cho. Nhiều quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự trong BLDS năm 1995 tiếp tục được kế thừa trong BLDS năm 2005, nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật đã gặp nhiều vướng mắc do chưa có hướng dẫn đầy đủ, đến nay vẫn chưa được khắc phục dẫn đến việc áp dụng pháp luật

thức của thẩm phán chưa thật đúng đắn hoặc do sơ sót của thẩm phán khi giải quyết vụ án như chưa xác định đúng bản chất các giao dịch dân sự, xác định chưa đầy đủ nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng hoặc các tình tiết có liên quan... dẫn đến không ít vụ án bị sửa, hủy, phải xử đi xử lại nhiều lần. Luận văn đặt ra việc nghiên cứu về lý luận và một số vấn đề trong thực tiễn xét xử các vụ án tranh chấp về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự để tìm ra những quy định chưa hợp lý, những vướng mắc trong thực tiễn xét xử nhằm góp phần nêu ra các vấn đề cần sửa đổi, bổ sung để nâng cao hiệu quả việc thực thi pháp luật dân sự liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự trong cuộc sống và hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự. Sau đây là một số ý kiến đóng góp về những điều luật cần sửa đổi hoặc cần có hướng dẫn cụ thể nhằm loại trừ những khó khăn, vướng mắc khi tòa án xét xử những vụ án tranh chấp về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự và để việc áp dụng pháp luật được thống nhất.

Về lý luận

Trách nhiệm dân sự được quy định tại Mục 3, Chương XVII Những quy định chung, Phần thứ ba - Nghĩa vụ dân sự và Hợp đồng dân sự. Việc quy định trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự trong một mục của Bộ luật Dân sự cho thấy các nhà làm luật nói chung và những người soạn thảo Bộ luật Dân sự nói riêng chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự theo hợp đồng vì các quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm các nghĩa vụ dân sự trong các hợp đồng dân sự (trách nhiệm dân sự trong hợp đồng dân sự) trong Bộ luật Dân sự năm 2005 hiện hành mới chỉ dừng lại ở mức là các quy định chung với 7 điều từ Điều 302 đến Điều 308 trong khi Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Trách nhiệm dân

sự ngoài hợp đồng dân sự) được quy định trong toàn bộ Chương XXI với 3 mục và 23 điều, từ Điều 604 đến Điều 630. Điều này gây ra một sự mất cân bằng giữa hai loại trách nhiệm dân sự được xem là phổ biến nhất trong pháp luật dân sự có cùng xuất phát điểm là hợp đồng dân sự.

- Bởi vậy, các nhà làm luật có thể xem xét, nghiên cứu để đưa ra quy định chi tiết và cụ thể hơn về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự bằng việc quy định đầy đủ các điều kiện, căn cứ phát sinh, chấm dứt của trách nhiệm dân sự theo hợp đồng dân sự. Có như thế, pháp luật dân sự mới được giải thích, làm rõ và dễ dàng vận dụng trong cuộc sống cũng như công tác xét xử.

- Cần có các văn bản dưới luật để giải thích và hướng dẫn chi tiết hơn về việc áp dụng trách nhiệm dân sự, đặc biệt là trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Vì trên thực tế, các quan hệ dân sự phát sinh ngày càng nhiều và đa dạng, bao gồm nhiều tình huống mà chỉ riêng Bộ luật Dân sự sẽ không thể điều chỉnh đầy đủ và kịp thời các giao dịch này. Từ đó, làm phát sinh nhiều tranh chấp dân sự do việc thiếu nghiêm minh trong việc áp dụng chế tài trách nhiệm dân sự. Bởi vậy, việc hoàn thiện và chi tiết hơn nữa Bộ luật Dân sự là một xu hướng cần được xem xét khi pháp luật Việt Nam còn được xem là yếu và thiếu.

- Xem xét việc gộp chung hành vi vi phạm hợp đồng với yếu tố lỗi của hợp đồng. Trên thực tế, hầu như không xảy ra việc một chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hợp đồng mà lại không bị áp dụng chế tài bồi thường hoặc buộc phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. ở đây, yếu tố lỗi đóng vai trò quyết định cho việc chủ thể có hành vi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng phải thực hiện trách nhiệm dân sự. Bởi vậy, việc quy định về hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, trong nhiều trường hợp là không cần thiết và sẽ

gây khó khăn cho các cơ quan xét xử trong việc xác định mức độ lỗi, làm thời gian xem xét vụ việc có thể bị kéo dài.

Về thực tiễn xét xử

Những sai sót của tòa án thường mắc phải khi xét xử các vụ án tranh chấp về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự cần được khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giải quyết án, đáp ứng kịp thời đòi hỏi của xã hội và tính chất phức tạp của các tranh chấp dân sự, đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong giai đoạn mới. Trên cơ sở những nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Bộ chính trị, Ban chỉ đạo cải cách tư pháp trung ương và TAND tối cao, để giải quyết các tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự nói riêng, cơ quan xét xử cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, cố gắng học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ, tập trung nghiên cứu các văn bản pháp luật nhất là BLDS năm 2005, Bộ luật Tố tụng dân sự, các Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân Tối cao và các văn bản pháp luật khác có liên quan để vận dụng đúng và linh hoạt pháp luật. Khi giải quyết các vụ án, Thẩm phán phải tập trung nghiên cứu kỹ hồ sơ, quá trình xây dựng hồ sơ phải đảm bảo tính khách quan, thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự, thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết 08/NQ/BCT ngày 3/1/2002 của Bộ Chính trị, trong đó cần đặc biệt chú trọng chất lượng tranh tụng tại phiên tòa. Quyết định của bản án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên toà, áp dụng đúng quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần khẩn trương tập trung ban hành những văn bản pháp luật hướng dẫn áp dụng BLDS năm 2005 để tòa án các cấp thuận lợi trong hoạt động xét xử theo hướng:

- Khi thụ lý vụ án tranh chấp về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự, mà trong vụ án có nhiều vấn đề mâu thuẫn, trước hết cần điều tra đầy đủ, tiến hành đối chất với các nhân chứng và giám định tài liệu để làm sáng tỏ các chứng cứ, từ đó, xác định chính xác loại giao dịch dân sự thì mới có đường lối để giải quyết đúng đắn vụ án. Bên cạnh đó, cần xác định đúng tư cách người tham gia tố tụng.

- Cần xác định đúng loại giao dịch bị tranh chấp để từ đó đưa ra các nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự chính xác và phù hợp, giúp việc vận dụng pháp luật phù hợp, tránh hiểu lầm, khiếu nại và kháng cáo sai của các bên đương sự tham gia vào vụ án.

- Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án cần tổ chức các hội nghị chuyên đề rút kinh nghiệm xét xử án dân sự nhằm nâng cao chất lượng xét xử, áp dụng pháp luật thống nhất trong toàn nghành. Cụ thể, cần nhanh chóng ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật trong những trường hợp trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự như đã nêu trên để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, giảm tỷ lệ án bị sửa, hủy và giảm chi phí, thời gian, công sức xét xử.

- Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh. Cần đảm bảo tuyển chọn đủ cán bộ cho tòa án nhân dân các cấp về số lượng, có chất lượng chuyên môn đạt yêu cầu đặt ra, thực hiện đổi mới việc tuyển chọn, bổ nhiệm các chức danh tư pháp.

kết luận

Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự (trách nhiệm dân sự theo hợp đồng) là một chế định pháp luật cơ bản và quan trọng đã được pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật dân sự Việt Nam nói riêng ghi nhận và pháp điển hoá. Cùng với việc được BLDS thừa nhận và bảo hộ, các quy định về trách nhiệm dân sự trong hợp đồng bao gồm nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự ngày càng được bổ sung, củng cố và hoàn thiện hơn.

Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự lần đầu tiên đã được đề cập và quy định cụ thể tại một văn bản pháp quy của Nhà nước là Pháp lệnh Hợp đồng dân sự ngày 29/4/1991, tiếp theo là BLDS năm 1995 và hiện nay là BLDS năm 2005. Trong BLDS năm 2005, trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự được định nghĩa và quy định tuân theo các quy định về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự tại Phần III, Chương XVII, từ Điều 302 đến Điều 308.

Mục đích của việc đưa ra các quy định liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia giao kết hợp đồng theo các tình huống và giao dịch liên quan đến trách nhiệm dân sự theo hợp đồng dân sự do pháp luật dân sự quy định. Bên cạnh đó, việc Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng còn để tăng hiệu lực pháp luật và điều chỉnh có hiệu quả hơn về giao dịch hợp đồng dân sự, một trong những đối tượng chủ yếu và quan trọng của pháp luật dân sự.

1. Với đề tài: “Trách nhiệm dân sự do vi phạm Hợp đồng Dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam”, kết quả nghiên cứu của luận văn đã làm sáng tỏ khái niệm và đặc điểm của quan hệ pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự, sự hình thành và phát triển của các quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân

sự. Luận văn cũng nghiên cứu về các đặc điểm, điều kiện phát sinh và các nguyên tắc giải quyết khi phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự, các quy định hiện hành và thực trạng giải quyết những tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành, có so sánh với quy định của pháp luật các nước có sự tương đồng về cầu trúc hệ thống pháp luật trong khu vực và trên thế giới là những vấn đề lần đầu tiên được đề cập trong một luận văn thạc sỹ để có những nhận xét, đánh giá, từ đó đề ra giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự, nâng cao hiệu quả xét xử của tòa án nhân dân các cấp về tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự. Ngoài ra, luận văn cũng đưa ra nghiên cứu so sánh giữa trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng để có cơ sở đánh giá tính thực tiễn và hiệu quả của các quy định pháp luật dân sự có liên quan, từ đó đưa ra vấn đề liệu có cần phân biệt rõ hai khái niệm trách nhiệm dân sự này hay không.

2. Qua nghiên cứu hoạt động xét xử của tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự, tác giả đã đưa ra nhận định về những vướng mắc, hạn chế của TAND các cấp trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết những tranh chấp thuộc loại này trong thời gian qua và hiện nay. Từ đó, tác giả nhận thấy sự cần thiết phải hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp luật về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự, được tập trung vào những quy định chưa thật sự phù hợp và khó áp dụng khi giải quyết. Đặc biệt những vấn đề như xác định bản chất của các giao dịch dân sự, nghĩa vụ của các bên có liên quan trong từng loại hợp đồng dân sự, các tình tiết

mà được xác định là sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ dân sự của các bên tham giao giao kết hợp đồng, lỗi của các bên tham gia... Mặt khác, luận văn cũng nhận định về những vấn đề cần rút kinh nghiệm khi tòa án xét xử các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự, từ đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử của tòa án về việc giải quyết những tranh chấp này.

Những kiến nghị hoàn thiện các quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự của Việt Nam và nâng cao hiệu quả xét xử của tòa án về các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự được đặt ra để thấy rằng: pháp luật hợp đồng nói riêng và pháp luật dân sự nói chung phải không ngừng tiến triển và hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của xã hội và phù hợp với yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước trong thời kỳ xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay.

3. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự là một hình thức trách nhiệm pháp lý cơ bản phát sinh từ việc một bên chủ thể có các hành vi vi phạm các nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng. Hành vi vi phạm này gây thiệt hại cho bên chủ thể còn lại trong quan hệ hợp đồng dẫn đến việc bên chủ thể vi phạm phải bồi thường. Đặc trưng của trách nhiệm dân sự theo hợp đồng là chủ thể có hành vi vi phạm phải bồi thường bằng chính tài sản của mình. Nhà nước sử dụng trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự như một biện pháp chế tài để trừng phạt người có hành vi vi phạm, bảo đảm việc đền bù những tổn thất mà họ đã gây ra, đồng thời qua đó giáo dục mọi người có ý thức tuân thủ pháp luật, tôn trọng các quyền, lợi ích vật chất và tài sản hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân. Đặc biệt, là quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, pháp nhân khi tham gia vào các quan hệ hợp đồng.

4. Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự được xác định dựa trên bốn yếu tố: (1) Có hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ mà các bên

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)