Thực tiễn xét xử của toà án nhân dân các cấp đối với các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 74)

tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự

Tuy chất lượng hoạt động tư pháp thời gian qua đã được nâng lên một bước, nhưng những kết quả đó mới chỉ là bước đầu và mới tập trung vào những vấn đề bức xúc nhất. Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chế định pháp luật dân sự,... còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung. Cùng với những hạn chế nêu trên, nhiệm vụ cải cách tư pháp đang đứng trước nhiều thách thức. Các tranh chấp dân sự có chiều hướng tăng về số lượng và phức tạp, đa dạng hơn. Đòi hỏi của công dân và xã hội đối với các cơ quan tư pháp ngày càng cao. Các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế XHCN. Có thể nghiên cứu hoạt động xét xử của tòa án nhân dân thành phố Hà Nội làm ví dụ minh hoạ.

Hàng năm, tòa án các cấp thành phố Hà Nội xét xử một số lượng lớn án tranh chấp về trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự (chiếm khoảng 40% – 45% tổng số các vụ án dân sự). Số liệu thống kê xét xử các tranh chấp liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự cho thấy, chất lượng xét xử các vụ án tranh chấp trong lĩnh vực này chưa cao, tỷ lệ án bị hủy, sửa còn nhiều. Trong Báo cáo rút kinh nghiệm giải quyết án dân sự, HN&GĐ do TAND Thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm và phúc thẩm năm 2005, có nhận xét: “Số lượng án bị huỷ, bị sửa vẫn còn nhiều, nguyên nhân khách quan: do tính chất phức tạp của các tranh chấp dân sự ngày càng cao. Trong khi đó vấn đề thu thập chứng cứ lại luôn gặp khó khăn”. “Một trong những nguyên nhân bản án bị huỷ là điều tra thu thập chứng cứ chưa đầy đủ. Tuy nhiên, cũng không thể không nói đến nguyên nhân chủ quan thuộc về Thẩm phán, đó là: Việc tiến hành điều tra, thu thập chứng cứ không đầy đủ,

việc lập hồ sơ không chặt chẽ; chưa nắm vững các quy định của pháp luật cũng như các hướng dẫn của Toà án nhân dân Tối cao, nghiên cứu hồ sơ chưa đầy đủ, đánh giá chứng cứ còn phiến diện, chủ quan... nên việc áp dụng pháp luật và ra quyết định bản án chưa đúng... Đây là những sai sót cần được khắc phục” (Nguồn: TAND Thành phố Hà Nội - Báo cáo rút kinh nghiệm giải quyết án dân sự, HN&GĐ do TAND Thành phố Hà Nội xét xử sơ thẩm và phúc thẩm năm 2005). Tỷ lệ án bị sửa, hủy của tòa án các cấp vẫn còn cao, chủ yếu là các vi phạm: điều tra chưa đầy đủ, xác định sai tư cách người tham gia tố tụng, xác định không đúng và chưa đầy đủ quan hệ pháp luật cũng như những người tham gia tố tụng…, dẫn đến thụ lý và giải quyết vụ án sai quy định của pháp luật. Sau đây là một số bản án được dẫn chứng làm ví dụ cho hoạt động xét xử thực tiễn các vụ án liên quan đến trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự.

Ví dụ 1:

Bản án Dân sự sơ thẩm số 03/2006/DSST ngày 18/1/2006 của Toà án nhân dân huyện Từ Liêm về việc tranh chấp hợp đồng dịch vụ giữa:

Nguyên đơn:

Công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội Trụ sở: Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội

Người đại diện theo uỷ quyền: ông Nguyễn Văn Đính Bị đơn:

Trường Đại học Mỏ Địa chất, Hà Nội

Trụ sở: Xóm 6 Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội

Người đại diện theo uỷ quyền: ông Trương Anh Kiệt, ông Nguyễn Trường Xuân, ông Đỗ Văn Môn

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan ông Nguyễn Huấn, sinh 1936

Nơi cư trú: 60 ngõ 82 Nguyễn Phúc Lai, phường Ô chợ dừa, quận Đống Đa, Hà Nội

Nội dung vụ án

Tại đơn khởi kiện ngày 7/12/2004 và lời khai ngày 9/5/2005 đại diện của Công ty kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội (viết tắt là công ty KDPT nhà Hà Nội) trình bày: Tháng 10/1997, Công ty KDPT nhà Hà Nội có ký hợp đồng với Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội để xin hợp thức khu đất mà Trường Đại học Mỏ Địa chất đã mượn của xã Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội từ năm 1982. Ngày 16/10/1997, hai bên ký hợp đồng nhận thầu số 10 - 97/HĐNT với nọi dung: Trường Đại học Mỏ Địa chất gọi tắt là Bên A; Công ty Kinh doanh Nhà gọi tắt là Bên B, theo hợp đồng thì Bên A giao cho Bên B bẩy việc gồm:

1. Lập hồ sơ các bước xin giao đất xây dựng; 2. Đo đạc lập bản đồ khu đất xây dựng; 3. Thiết kế, quy hoạch mặt bằng;

4. Cắm mốc giới được thành phố giao sử dụng; 5. Lập trích lục bản đồ.

6. Liên hệ với các cơ quan có thẩm quyền nhận giấy giao đất sử dụng cho Trường Đại học Mỏ Địa chất.

7. Liên hệ với các cấp chính quyền và cơ quan chức năng để xin ý kiến thoả thuận và đóng góp các loại thuế hiện hành.

Kinh phí cụ thể được tính theo số m2 đất thực tế đã được hợp thức quyền sử dụng cho trường. Bên A khoán gọn cho Bên B tất cả các khâu trong Điều 1. Cứ 1m2 đất thành phố giao cho Bên A quản lý sử dụng thì Bên A sẽ thanh toán cho Bên B 110.000đ.

Thể thức thanh toán: Giá trị hợp đồng tạm tính là 13.115m2 x 110.000đ = 1.442.650.000đ. Trong đó chi phí cho tư vấn dịch vụ là 13.115m2 x 20.000đ = 262.300.000đ. Bên A đồng ý để Bên B chi phí hộ các khoản trong Điều 1 thuế chuyển quyền sử dụng đất theo Quyết định số 3519 ngày 12/9/1997 của UBND thành phố Hà Nội; chi phí cho các khâu chuyên môn và các mối quan hệ trong Điều 1 là 13.115m2 x 90.000đ = 1.180.350.000đ. Sau khi ký hợp đồng, Bên A chuyển cho Bên B 15% kinh phí theo quy định của các cơ quan chức năng. Số còn lại, Bên A sẽ thanh toán cho Bên B sau khi hoàn tất mọi thủ tục giao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Bên A.

Do nhiều lý do phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng nên thời gian kéo dài đến tháng 2/2002 thì kết thúc. Theo hợp đồng thì trị giá hợp đồng là 1.842.610.000đ. Đến tháng 6/2001 thì Bên A đã ứng trước cho Bên B 871.562.000đ. Số tiền còn lại, nhiều lần công ty đến đòi nhưng Trường Đại học Mỏ Địa chất không trả.

Bản án dân sự sơ thẩm số 03/2006/DSST ngày 18/1/2006 của Toà án nhân dân huyện Từ Liêm đã quyết định như sau:

Căn cứ Điều 518, 520, 525, Bộ luật Dân sự năm 2005. Căn cứ Điều 131, 245 Bộ luật Tố tụng Dân sự.

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Nghị định 70/CP về chế độ án phí. Xử:

- Chấp nhận yêu cầu thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng của công ty KDPT nhà Hà Nội đối với Trường Đại học Mỏ Địa chất. Buộc Trường Đại học Mỏ Địa chất phải trả Công ty KDPT Nhà Hà Nội số tiền còn thiếu là: 902.848.000đ;

- Về án phí: Trường Đại học Mỏ Địa chất phải chịu 36.061.000đ án phí dân sự sơ thẩm. Trả lại Công ty KDPT nhà Hà Nội tiền dự phí đã nộp. Bản án còn tuyên về nghĩa vụ chịu lãi suất khi thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự.

Các bên đương sự đều không đồng ý với quyết định của Bản án sơ thẩm và đã có đơn kháng cáo. Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án được thẩm tra công khai tại phiên toà và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên toà, Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định:

- Theo thỏa thuận trong Hợp đồng thì đây là hợp đồng dịch vụ thực hiện theo phương thức khoán gọn, Bên B phải tự mình hoàn tất tất cả các khâu công việc tại Điều 1 của hợp đồng để được nhận số tiền do hai bên thoả thuận.

- Trong quá trình thực hiện hợp đồng do có một số khó khăn trong công việc nên Trường Đại học Mỏ Địa chất đã phải thực hiện việc cắm mốc giới; lập trích lục bản đồ; Liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để nhận giấy giao đất sử dụng và liên hệ với các cấp chính quyền và cơ quan chức năng để xin ý kiến thoả thuận và đóng góp các loại thuế. Như vậy, tính chất khoán gọn đã không được thực hiện, những khoản phía công ty chi hộ cho Trường Đại học Mỏ Địa chất trong trường hợp công ty hoàn thành việc khoán gọn không còn ý nghĩa.

- Tại cấp sơ thẩm, các bên đương sự đều thừa nhận, cho đến nay bên công ty kinh doanh phát triển nhà Hà Nội vẫn chưa bản giao cho Trường Đại học Mỏ Địa chất sản phẩm nào.

Bản án phúc thẩm số 162/2006/DSPT ngày 14/7/2006 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm đối với Bản án Dân sự sơ thẩm số 03/2006/DSST ngày 18/1/2006 của Toà án nhân dân huyện Từ Liêm đã quyết định:

- Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với đề nghị kháng cáo của nguyên đơn;

- Chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ của Trường Đại học Mỏ Địa chất Hà Nội;

- Về nội dung: sửa án sơ thẩm và quyết định như sau: Bác yêu cầu khởi kiện của Công ty KDPT nhà Hà Nội đối với Trường Đại học Mỏ Địa chất về thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo hợp đồng.

- Về án phí: Công ty KDPT nhà Hà Nội phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 26.056.960đ được trừ vào số tiền dự phí đã nộp theo biên lai số 411 ngày 11/4/2005 và số 841 ngày 27/1/2006 của Thi hành án huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Trả lại Trường Đại học Mỏ Địa chất 50.000đ dự phí kháng cáo đã nộp theo Biên lai số 840 ngày 26/1/2006 của Thi hành án huyện Từ Liêm, Hà Nội.

Nhận xét:

Việc xác định bản chất hợp đồng dịch vụ khoán gọn theo quy định của Bộ luật Dân sự để đưa ra nhận định đúng về nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự của các bên tham gia ký kết hợp đồng đã chưa được toà án cấp sơ thẩm thực hiện chính xác làm cho các bên đương sự không thoả mãn với quyết định của bản án và tiếp tục khiếu kiện. Sự không đồng nhất về nhận định, cách giải thích và áp dụng pháp luật dân sự ở hai cấp xét xử đã gây ra sự không nhất quán về cách hiểu biết pháp luật của các bên đương sự, tạo ra tình trạng kháng cáo không cần thiết, làm tốn kèm thời gian và tiền bạc của cả hai bên.

Toà án cần nhận định đúng bản chất hợp đồng dân sự để xác định chính xác các bên có vi phạm nghĩa vụ hay không và trách nhiệm dân sự của các bên ra sao để pháp luật được thực thi một cách hiệu quả hơn.

Quyết định số 03/2003/HĐTP-DS ngày 25/2/2003/HĐTP-DS ngày 25/2/2003 về vụ tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, đất tại phiên toà ngày 25/2/2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, đất giữa các đương sự:

Nguyên đơn:

1. Ông Nguyễn Phi Long, sinh năm 1956 2. Bà Ngô Thị Bé, sinh năm 1957

Cùng trú tại số 2/1A ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh

Bị đơn:

Ông Nguyễn Tôn Văn, sinh năm 1951

Trú tại số 143A/6 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang bị tạm giam.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

1. Ông Thái Văn Tuấn, sinh năm 1958, hiện đang bị tạm giam tại trại giam T16.

2. Bà Nguyễn Thị Hiếu, sinh năm 1955; trú tại số 718F Hùng Vương, phướng 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.

Nội dung vụ án

Ngày 7/4/1994, ông Nguyễn Phi Long và ông Nguyễn Tôn Văn ký hợp đồng bán nhà, đất tại số 2/1A ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích 9.500m2 (trong đó có 9.300m2 đất nông nghiệp và 200m2 đất thổ cư). Trên đất thổ cư có căn nhà cấp 3, diện tích 460m2 (gồm một trệt, một lầu) và các công trình phụ, dẫy nhà kho và chuồng heo. Căn nhà hợp thức hoà mang tên ông Long, giá 850 cây vàng.

Phía ông Văn đã giao vàng cho ông Long nhiều đợt, tính đến ngày 20/7/1995, ông Long đã nhận tổng số là 356,6 lượng vàng SJC.

Do ông Văn không tiếp tục giao đủ số vàng 850 lượng như cam kết trong hợp đồng ngày 9/7/1994, nên ông Long có đơn đề nghị huỷ hợp đồng và buộc ông Văn phải bồi thường thiệt hại. Ngày 31/8/2005, Toà án nhân dân huyện Hóc Môn lập biên bản hoà giải thành, giữa ông Long cùng vợ là bà Bé Ba và ông Văn, hai bên cùng thống nhất một số nội dung sau:

Huỷ hợp đồng mua bán nhà đất ngày 7/9/1994; vợ chồng ông Long trả tiền đặt cọc cho ông Văn 356 cây vàng SJC. Sau khi nhận tiền cọc hoàn tất, ông Văn có trách nhiệm giao trả toàn bộ hồ sơ nhà cho ông Long. Hạn chót giao nhận là ngày 30/11/1995, không lý do gì để gia hạn thêm. Trong quá trình chờ thực hiện trả tiền cọc, nếu bên ông Long có thoả thuận thuê mướn, mua bán nhà đối với các đương sự khác, phải báo cho ông Văn biết và có sự chấp thuận.

Ngày 15/9/1995, Toà án nhân dân huyện Hóc Môn ra Quyết định số 102/QĐ- HGT, công nhận sự thoả thuận nêu trên.

Sau khi có đơn khiếu nại của bà Bé Ba là vợ ông Long và kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, tại Bản án dân sự sơ thẩm số 44/DSST ngày 8/1/2001, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định:

1. Huỷ hợp đồng mua bán nhà, đất tại số 2/1A ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh (nay là ấp 3, phường Thới An, quận 12).

2. Bác yêu cầu của ông Nguyễn Tôn Văn đòi tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán nhà ngày 7/9/1994, đồng thời bác yêu cầu của ông Văn đòi phía vợ chồng ông Long phải trả lại 356 lượng vàng SFC về việc mua bán căn nhà trên.

3. Huỷ hợp đồng mua bán nhà ngày 26/10/1996 giữa vợ chồng ông Nguyễn Phi Long và vợ Ngô Thị Bé Ba với ông Thái Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Hiếu tại số 2/1A ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh (nay là ấp 3, phường Thới An, quận 12).

4. Buộc vợ chồng ông Nguyễn Phi Long và vợ Ngô Thị Bé Ba hoàn trả cho ông Thái Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Hiếu 2.900.000.000đ đã nhận trong việc mua bán căn nhà trên.

Kể từ ngày ông Tuấn, bà Hiếu có đơn xin thi hành án, nếu bà Bé Ba và ông Long chưa thanh toán số tiền trên thì hàng tháng, ông, bà còn phải trả thêm lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian thi hành án.

5. Buộc ông Thái Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Hiếu cùng gia đình có trách nhiệm giao trả lại toàn bộ căn nhà và đất tại số 2/1A ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh (nay là ấp 3, phường Thới An, quận 12) cho ông Nguyễn Phi Long và vợ Ngô Thị Bé Ba.

6. Buộc ông Thái Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Hiếu có trách nhiệm giao trả toàn bộ giấy tờ nhà tại tại số 2/1A ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh (nay là ấp 3, phường Thới An, quận

Một phần của tài liệu Trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng dân sự theo quy định hiện hành của pháp luật việt nam luận văn ths luật (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)