Có thể rượt đuổi heo chạy trong chuồng nuôi hay lùa chúng ra sân bên ngoài cho vận động 10 – 15 phút/ngày lùa liên tục trong 3 ngày, hoặc chuyển chuồng nuôi, hay ghép vào đàn mới để chúng bị stress nhẹ.
Có thể cho heo nhịn đói 24 – 36 giờ kết hợp với cho tiếp xúc với heo đực trưởng thành. Người ta cho rằng mùi đực giống tạo ra do sự tham gia của androgen và 5α – androteron vào thành phần nước tiểu của đực giống. Pheromon là một trong những yếu tố kích thích quá trình sinh tổng hợp và giải phóng hormone hướng sinh dục của thuỳ trước tuyến yên (Hoàng Toàn Thắng, 2006).
Có thể lấy giẻ sạch tẩm tinh dịch của heo đực đem cho heo cái hậu bị ngửi mùi 3 lần/ngày hoặc đưa heo đực giống gần chuồng heo cái hậu bị cho chúng ngửi mùi 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 10 – 15 phút. Thông thường sử dụng heo đực giống trưởng thành để mùi hormone tiết nhiều, hiệu quả kích thích cao hơn.
18
2.4 Các biện pháp nâng cao năng suất sinh sản ở heo nái sinh sản 2.4.1 Giảm stress trong chăn nuôi
Theo Hoàng Toàn Thắng (2006), thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật chăn nuôi và thú y. Chủ động phòng và loại trừ các yếu tố gây stress.
Ví dụ: Khi có gió mùa Đông Bắc cần che chắn chuồng, cho thêm rơm, chất độn chuồng vào chuồng đồng thời tăng dinh dưỡng trong khẩu phần. Khi trời nóng phải có các biện pháp chống nóng tích cực cho uống nước đầy đủ, tăng độ thông thoáng, thông gió bằng các biện pháp tích cực, cho gia súc tắm...
Nhiệt độ trên 290C sẽ làm chậm hoặc ngăn cản sự xuất hiện động dục, giảm mức độ rụng trứng và làm tăng hiện tượng chết thai sớm.
Nhiệt độ cao làm tính hăng heo đực bị giảm súc, lượng tinh xuất ra ít và khả năng thụ tinh của tinh trùng bị giảm thấp. Nếu nhiệt độ trực tràng tăng lên 0,560C trong 72 giờ thì số tinh trùng sản sinh ra bị giảm 70% hoặc hơn nữa. Khi sự sản sinh tinh trùng bị ảnh hưởng, ít nhất trong vòng 4 – 6 tuần lễ sẽ không có được tinh trùng đạt khả năng thụ tinh bình thường.
Stress nhiệt ảnh hưởng rất lớn tới khả năng sinh sản của heo đực cũng như heo cái.
Bảng 2.2 Ảnh hưởng của nhiệt độ tới khả năng sinh sản của heo
(Nguồn: Nguyễn Thiện, Đào Đức Thà, 2007)
Vì vậy cần hạn chế stress nhiệt cho heo, các hệ thống chuồng trại cần quạt thông thoáng, phun nước trên mái, phun sương … Năng suất sinh sản của heo sẽ tăng. Nhiệt độ Diễn giải 26 – 27 0C 300C 330C Số nái 74 80 80 Số nái động dục 74 78 73 Số nái không động dục 0 2 7 Số nái động dục lại 2 8 8 Số nái có chửa 67 67 62 Tỷ lệ chửa 90 85 78
19
2.4.2 Phát hiện heo cái động dục chính xác.
Việc phát hiện động dục chính xác có tầm quan trọng đặc biệt bởi vì đó là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới tỷ lệ thụ thai trong phối giống heo. Trong thực tế để xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp, thì khi heo nái động dục phải tăng cường theo dõi để biết giờ xuất hiện triệu chứng động dục đầu tiên, vì vậy cần theo dõi ngày 2 lần (sáng sớm và chiều tối). Heo đực có khả năng phát hiện chính xác nhất. Muốn xác định thời kì “mê ì” của heo cái chính xác, người ta dùng heo đực thí tình để phát hiện. Mỗi ngày cho đực thí tình đi phát hiện 2 lượt (sáng, chiều).
2.4.3 Xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp
Việc xác định đúng đắn thời điểm dẫn tinh thích hợp có ý nghĩa quyết định đối với thụ tinh nhân tạo. Điều này có liên quan mật thiết với thời điểm rụng trứng. Xác định thời điểm dẫn tinh chính xác cùng với sữ dụng tinh dịch chất lượng tốt có thể đạt kết quả cao về số con sơ sinh/ổ đẻ.Khi gieo tinh vào các thời điểm khác nhau sẽ có kết quả khác nhau, nếu gieo từ (0 – 12) giờ sau khi trứng rụng thì số con sơ sinh/ổ là 12,3 con và tỷ lệ đậu thai là 80%, khi gieo từ (0-24) giờ trước khi trứng rụng thì tương ứng 13,2 con/ổ và tỷ lệ đậu thai là 88% (Nissen
ctv., 1997). Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ (1997), trong sản xuất dùng thụ
tinh nhân tạo khi heo có triệu trứng chịu đực buổi sớm thì chiều cho phối, nếu có triệu chứng vào buổi chiều thì để sớm hôm sau cho phối. Nên cho phối 2 lần ở giai đoạn chịu đực, nhằm “chặn đầu khóa đuôi” của thời kỳ rụng trứng. Khuyến cáo thời điểm phối giống thích hợp. Đối với heo cái hậu bị nên phối giống sau khi heo chịu đực và sau 12 giờ phối lặp lại lần thứ hai. Đối với heo nái rạ thời điểm phối giống thích hợp là sau 12 giờ kể từ thời gian heo nái bắt đầu chịu đực và lặp lại sau 12 giờ. Nên phối giống lặp lại 2 – 3 lần thì hiệu quả phối giống và số con đẻ ra sẽ cao hơn.
2.4.4 Tập ăn sớm cho heo con để cai sữa sớm
Tập ăn sớm cho heo con đem lại nhiều lợi ích: Giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của heo con và khả năng cung cấp sữa giảm của heo mẹ, heo con sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng lúc 60 ngày tuổi cao hơn. Giảm stress về dinh dưỡng khi cai sữa do heo con đã biết ăn. Tạo tiền đề cai sữa sớm cho heo con và tăng vòng quay lứa đẻ/nái/năm (Trần Văn Phùng, 2005).
Heo con bắt đầu tập ăn từ 10 ngày tuổi. Để tập ăn cho heo con có hiệu quả cần đáp ứng các yêu cầu sau đây: Chất lượng thức ăn thức ăn cho heo con tập ăn
20
có giá trị dinh dưỡng cao, thức ăn dễ tiêu hóa (bột bắp, bột gạo, bột cá, bột đậu tương...), thức ăn có mùi vị thơm kích thích tính thèm ăn và ăn ngon miệng.
Theo Lê Thị Mến (2010), hiện nay thức ăn dặm công nghiệp dạng viên cho heo con rất tiện lợi đủ dinh dưỡng, dễ tiêu hóa và an toàn vệ sinh. Có thể cho ăn 3 – 4 lần/ngày, xen kẽ với bú mẹ. Không cho heo nái ăn thức ăn của heo con và ngược lại. Cho heo con ăn rau xanh (lúc 3 – 4 tuần tuổi) và nước uống phải đầy đủ, hợp vệ sinh.
2.4.5 Sử dụng các chế phẩm sinh dục
Hormone FSH và LH tự nhiên có tác dụng tốt nhưng chúng quá đắt nên trong thực tế thường sử dụng các chất thay thế là PMSG và HCG.
Sử dụng chế phẩm Pregnant Mare Serum Gonadotropin (PMSG): Nhằm làm tăng khả năng động dục ở thú cái, kích thích động dục đồng loạt hay điều khiển quá trình sinh sản trong chăn nuôi heo trang trại. PMSG là một trong những chế phẩm sinh dục được ứng dụng khá phổ biến trong việc cải tiến năng suất sinh sản ở heo cái như: Giảm số heo cái chậm sinh sản, rút ngắn khoảng cách lứa đẻ, đặc biệt là điều khiển sinh sản của heo cái theo kế hoạch định sẳn (Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà, 2008).
Kích tố nhau thai người (HCG): Được chiết suất từ nước tiểu phụ nữ có thai từ ngày 8 – 12, chứa chủ yếu là LH, một ít FSH. Tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, tùy theo trường hợp muốn có phản ứng nhanh hay chậm.
Chế phẩm có hoạt tính Oestrogen: Trong thực tiễn sản xuất, người ta không dùng estrogen tự nhiên mà thường dùng các chế phẩm hóa học tổng hợp có tác đụng tương tự Oestrogen như: Stinbestron, oestradiol, hexestron, dietinstylbestron, ....
Sử dụng Progesterone: Là yếu tố ức chế động dục, có nghĩa là đưa tất cả các gia súc cái ở các trạng thái khác nhau của chu kỳ động dục (trừ những gia súc đang động dục) vào một trạng thái cùng bị ức chế. Hết thời gian tác động của hormone (giải phóng ức chế) chúng bắt đầu bước vào trạng thái hưng phấn mạnh và các nang trứng cùng được chín vào một thời kỳ. Theo nguyên lý thần kinh là ức chế càng sâu thì hưng phấn càng mạnh nên hiệu quả động dục rất cao (Hoàng Toàn Thắng, 2006). Progesterone có tác dụng ngăn cản sự giải phóng các kích thích tố sinh dục tuyến yên, sau đó kiềm hãm động dục hoặc gây thoái hóa hoàng thể. Sau khi sử dụng Progesterone, các nang noãn phát triển, động dục sẽ xuất hiện sau (4 – 8) ngày.
21
Chế phẩm có hoạt tính Prostaglandin F2α (PGF2α) và các chất tổng hợp có hoạt tính tương tự nói chung được coi là những hoạt chất có hiệu lực nhất trong việc gây động dục hàng loạt ở gia súc. Những chất này gây thoái hóa hoàng thể và do đó mà làm giảm nhanh chóng hàm lượng Progesterone trong máu và làm cho noãn bao phát triển nhanh chóng, gây hiện tượng động dục. Prostaglandin không có hiệu lực khi dùng cho gia súc không có thể vàng.
2.5 Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi nái sinh sản
Mục tiêu chăn nuôi heo nái sinh sản là làm sao để heo nái đẻ sai con, heo sơ sinh ra khỏe mạnh, có khối lượng sơ sinh cao. Heo mẹ đủ dự trữ để tiết sữa trong thời kỳ nuôi con, nếu là heo nái đẻ lứa đầu (Trần Văn Phùng, 2005).
Chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của trại nái là: Tỷ lệ heo nái vô sinh 3%, tỷ lệ heo nái đậu thai đạt 90 – 95%, tỷ lệ heo nái đẻ 85 – 90%, thời gian chờ phối 3 – 7 ngày, tỷ lệ heo con chết lúc theo mẹ 10 – 12%. Dựa vào số heo đẻ ra còn sống/ổ, heo nái được xem là có năng suất cao khi: Heo nái tơ có 9 – 10 con/ổ đẻ, heo nái rạ có 10 – 11 con/ổ. Số con sơ sinh nói lên tính mắn đẻ của nái và phụ thuộc rất lớn bởi yếu tố giống, các giống khác nhau thì số con sơ sinh khác nhau Trần Thị Dân (2006). Thành tích sinh sản ở lứa đẻ 1 – 2 cho biết nái tốt xấu bao gồm: Số heo con trên ổ 8 – 10 con còn sống, trọng lượng sơ sinh 1,3 – 1,5 kg/con, trọng lượng cai sữa bình quân 5 – 8 kg/con, số heo con cai sữa 8 – 9 con/ổ, nái giảm trọng lượng khi cai sữa 8 – 10% so với thể trọng đẻ ra 3 ngày, số ngày chờ phối lứa đẻ kế từ 5 – 7 ngày, số con lứa đẻ sau có thể cao hơn lứa đẻ đầu 10 – 15% là tốt (Võ Văn Ninh, 2006).
Ở nước ta theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Số 67/2002/QĐ-BNN, ngày 16 tháng 7 năm 2002 về việc ban hành Quy định các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật đối với giống vật nuôi thì năng suất heo nái phải đạt các chỉ tiêu sau:
22
Bảng 2.3 Các chỉ tiêu năng suất đối với heo nái sinh sản
2.6Khả năng sản suất ở heo nái sinh sản
Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của heo nái nuôi con được ghi nhận như sau:
2.6.1 Số heo con sơ sinh (con/lứa)
Theo Trần Văn Phùng (2005), số heo con sơ sinh trên lứa là số heo con còn sống đến 24 giờ của lứa đẻ. Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng. Nó nói lên khả năng đẻ nhiều hay ít con của giống, nói lên kỹ thuật thụ tinh của dẫn tinh viên và kỹ thuật chăm sóc heo nái chửa. Trong vòng 24 giờ sau khi sinh ra, những heo con không đạt khối lượng sơ sinh (quá bé), không phát dục hoàn toàn, dị dạng… thì sẽ bị chết. Ngoài ra do heo con mới sinh, chưa nhanh nhẹn, dễ bị heo mẹ đè chết. Theo Nguyễn Thiện và Đào Đức Thà (2007), thì số heo con sơ sinh/ổ nhiều chứng tỏ trạng thái hoạt động của buồng trứng tốt, tình trạng sinh lý của cơ thể mẹ (như động dục, mang thai, đẻ) bình thường. Các lứa đẻ sau thường nhiều hơn các lứa đẻ đầu nhưng trọng lượng sơ sinh thì thấp hơn. Các giống heo ngoại thì lứa đẻ từ thứ 3 – 5 thường sai con, heo con đồng đều nhưng sau đó năng suất giảm xuống. Các giống heo nội cũng tương tự nhưng thời gian sử dụng sẽ kéo dài lâu hơn.
Bình quân số heo con đẻ ra còn sống/lứa: Tổng số heo con đẻ ra còn sống trong vòng 24 giờ kể từ khi heo nái đẻ xong con cuối cùng của các lứa đẻ trên tổng số lứa đẻ.
Các chỉ tiêu Đơn vị tính Đối với heo
ngoại
Đối với heo lai (nội x ngoại)
Số con đẻ ra còn sống/lứa Số con cai sữa/lứa
Số ngày cai sữa
Khối lượng toàn ổ lúc sơ sinh Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa Tuổi đẻ lứa đầu
Số lứa đẻ/nái/năm con con ngày kg kg ngày lứa 9,5 8,5 21-28 11-13 55 - 65 330-385 2,0 10,0 9,4 28-35 8-10 45- 60 320-375 2,0
23
2.6.2 Số heo con cai sữa/nái/lứa
Đây chỉ tiêu quan trọng quyết định năng suất trong chăn nuôi heo. Thời gian cai sữa sớm muộn phụ thuộc vào chất lượng thức ăn heo con tập ăn và chăm sóc nuôi dưỡng. Nhiều trang trại chăn nuôi đã cai sữa sớm heo con vào 21 – 28 ngày tuổi. Cai sữa sớm cho heo con tăng được số lứa đẻ của heo mẹ và hạn chế một số bệnh lây từ heo con sang heo mẹ nuôi con (Lê Hồng Mận, 2006).
Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100
(Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007)
2.6.3 Tỷ lệ hao mòn của heo nái
Tỷ lệ hao mòn cơ thể khi nái nuôi con: Khi nuôi con, heo mẹ sẽ bị hao mòn từ 15 – 20% so với lúc có chửa, nếu tỷ lệ hao mòn cao hơn người chăn nuôi cần phải xem lại chế độ chăm sóc nuôi dưỡng heo mẹ trong thời gian nuôi con. Lúc này phải bỏ qua một chu kỳ để heo lấy lại sức mới cho phối thì tỷ lệ đậu thai sẽ cao hơn (Hội Chăn Nuôi Việt Nam, 2004).
2.6.4 Số lứa đẻ/nái/năm
Là thời gian hoàn thành một chu kỳ sinh sản. Bao gồm thời gian chửa, thời gian nuôi con và thời gian động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Trong 3 yếu tố trên thì thời gian mang thai là không thể thay đổi được, còn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối là có thể thay đổi và rút ngắn khoảng cách 2 lứa đẻ, để tăng lứa đẻ/nái/năm (Nguyễn Thiện, 2008). Để gia tăng số lứa đẻ thì nhà chăn nuôi nên tập cho heo con ăn sớm và cai sữa heo con từ 21 – 25 ngày tuổi và chăm sóc tốt heo nái. Chế độ dinh dưỡng không tốt, bệnh đường sinh dục, stress
Số heo con để lại nuôi Số heo con còn sống đến cai sữa
Tỉ lệ hao mòn (%) =
P heo nái sau khi đẻ 24h – P heo nái khi cai sữa P heo nái sau khi đẻ 24h
x 100 Tổng số lứa đẻ
Bình quân số heo con đẻ ra còn sống/lứa =
(Trần Văn Phùng, 2005)
24
nhiệt làm cho nái khó động dục trở lại và làm giảm số lứa đẻ của nái trên năm. Theo Lê Hồng Mận (2007) thì số lứa đẻ/nái/năm được tính theo công thức sau:
2.7Chất lượng đàn con
2.7.1 Khối lượng heo con lúc sơ sinh (kg/ổ, kg/con)
Khối lượng heo con lúc sơ sinh là khối lượng được cân sau khi heo con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa đầu. Là chỉ tiêu thể hiện khả năng nuôi dưỡng thai của heo mẹ, đặc điểm giống, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho heo nái mang thai của một cơ sở chăn nuôi (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007). Nhìn chung khối lượng heo sơ sinh càng cao thì khả năng sinh trưởng càng nhanh, khối lượng cai sữa sẽ cao và khối lượng khi xuất chuồng sẽ lớn (Trần Văn Phùng, 1999).
2.7.2 Tỷ lệ nuôi sống cao
Trong điều kiện chăn nuôi ở nước ta, tỷ lệ này phải đạt từ 94 – 96%. Do một số đặc điểm sinh lý của heo mẹ và sinh lý của heo con (như đã nêu ở phần trước), nên trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng heo con theo mẹ chúng ta phải tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế các đợt khủng hoảng, để heo con có tỷ lệ nuôi sống cao hơn nữa.
2.7.3 Khối lượng heo con lúc 21 ngày tuổi (kg/ổ, kg/con)
Khối lượng heo con lúc 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng tăng trọng của heo con và là chỉ tiêu đánh giá khả năng tiết sữa của heo mẹ (Nguyễn