Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng trung bình heo cái hậu bị lúc xử

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả việc sử dụng chế phẩm kích thích tố ost, cloprostenol và tạo stress gây động dục ở heo cái sinh sản (Trang 50)

xử lý, tỷ lệ heo động dục sau khi xử lý, thời gian động dục

Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng trung bình heo cái hậu bị lúc xử lý (kg), tỷ lệ heo động dục sau khi xử lý và thời gian động dục được trình bày ở (Bảng 4.2)

Bảng 4.2 Khối lượng trung bình heo cái hậu bi lúc xử lý, tỷ lệ heo động dục sau khi xử lý và thời gian động dục

Qua Bảng 4.2 ghi nhận được khối lượng trung bình heo cái hậu bị lúc xử lý của các nghiệm thức là chênh lệch không nhiều, cao nhất là Oestrogen 112,3 kg và thấp nhất là PGF2α 108,1 kg, các heo cái hậu bị của thí nghiệm là giống (YL) hoặc (LY). Theo Hoàng Toàn Thắng (2006), heo ngoại khi được 8 – 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 – 110 kg mới nên cho phối giống là tốt. Việc phối giống khi heo cái hậu bị chưa được đảm bảo sự thành thục về thể vóc sẽ ảnh hưởng đến

Nghiệm thức Chỉ tiêu

ĐC Oestrogen PGF2α Stress

Số heo theo dõi 12 13 10 11

Khối lượng trung bình heo cái hậu bị lúc xử lý 110,2 112,3 108,1 111,9

Tỷ lệ heo động dục sau khi xử lý 40 92 40 75

38

năng suất của heo nái, không đảm bảo việc nuôi dưỡng bào thai, cũng như khả năng tiết sữa nuôi con. Như vậy các heo ở thí nghiệm này đã đạt được điều kiện cần thiết về thể vóc để chuẩn bị cho việc phối giống.

Tỷ lệ heo lên giống sau khi xử lý Oestrogen (92%), PGF2α (40,00%), Stress (75%) có sự chênh lệch như vậy là do sự tác động của các tác nhân gây động dục ở các nghiệm thức là khác nhau. Đối với việc chích hormone Oestrogen sẽ làm tăng hàm lượng hormone này trong máu gây ra những hiện tượng động dục thứ cấp nên tỷ lệ heo lên giống sau khi chích hormone là rất cao. Còn đối với chích PGF2α gây thoái hóa hoàng thể, nên chỉ tác dụng đối với những heo đã có hoàng thể phát triển, nếu heo chưa có hoàng thể hoặc hoàng thể chưa phát triển thì sẽ không gây ra hiện tượng động dục ở heo cái. Việc tạo stress gây động dục ở PGF2α (75%) thấp hơn Oestrogen (92%) có thể là do việc tạo stress có thể chưa đủ để làm phá vở thế cân bằng hormone sinh dục ở heo cái.

Theo kết quả Bảng 4.2 ghi nhận được, việc tác động gây động dục ở heo cái bằng những cách khác nhau thì thời gian động dục cũng sẽ khác nhau. Thời gian lên giống của các nghiệm thức ĐC, Oestrogen, PGF2α, Stress lần lượt là (5, 8, 6, 6 ngày). Theo Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu (2008), thời gian động dục của heo là 4 – 6 ngày, như vậy thì thời gian lên giống ở nghiệm thức ĐC, PGF2α, Stress là giống như thời gian động dục bình thường ở heo cái. Đối với Oestrogen (8 ngày) thì cao hơn so với thời gian động dục bình thường, là do sự ảnh hưởng của việc chích hormone Oestrogen gây ra sự động dục ở gia súc cái, việc tăng đột biến hormone Oestrogen trong máu sẽ làm cho gia súc cái có những biểu hiện động dục thứ cấp như âm hộ xưng to, chảy dịch nhờ, kêu la…. Những biểu hiện này sẽ hết cho đến khi nào hàm lượng Oestrogen trong máu giảm xuống đến mức thấp nhất.

4.2.3 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số ngày lên giống lần 1, số ngày lên giống lần 2

Kết quả theo dõi chỉ tiêu số ngày lên giống lần 1, số ngày lên giống lần 2 được trình bày ở (Bảng 4.3)

39

Bảng 4.3 Số ngày lên giống lần 1, số ngày lên giống lần 2

Qua Bảng 4.3 và Hình 4.6 ghi nhận được số ngày lên giống lần 1 giữa các nghiệm thức có sự chênh lệch tương đối thấp, thấp nhất là PGF2α (1,6 ngày), Oestrogen (2,92 ngày), Stress (4,38 ngày), sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P> 0,05). Nguyên nhân có sự chênh lệch này là do cơ chế tác động của các tác nhân gây động dục giữa các nghiệm thức khác nhau. Đối với việc sử dụng hormone Oestrogen chích cho heo cái, Oestrogen đi vào máu sẽ gây những biến đổi của cơ quan sinh dục và hành vi động dục của gia súc, duy trì đặc điểm sinh dục thứ cấp ở con cái (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn Thu, 2008). Đối với

Nghiệm thức Chỉ tiêu

ĐC Oestrogen PGF2α Stress P

Số ngày lên giống lần 1 14,25 2,92 1,60 4,38 >0,05 Số ngày lên giống lần 2 36,50 22,00 24,00 37,43 >0,05

Hình 4.6 Số ngày lên giống lần 1, số ngày lên giống lần 2 (ngày)

40

chích hormone PGF2α thông qua con đường vận chuyển nội bộ nhanh chóng tới buồng trứng. Ở đây nó có tác dụng co mạch máu ngoại vi chi phối nuôi dưỡng hoàng thể, do đó hoàng thể rơi vào tình trạng bị cô lập dinh dưỡng và trong vòng 24 giờ nó bị tiêu hủy hoàn toàn, sự tiêu hủy hoàng thể dưới tác dụng của PGF2α làm giảm tiết và cuối cùng là ngừng tiết Progesternol (Hoàn Toàn Thắng, 2006).

Sau khi gây stress các heo cái hậu bị thì phải mất 4,38 ngày mới bắt đầu có biểu hiện của sự động dục, do việc cảm nhận stress phải trải qua 3 giai đoạn. Thông thường đối với việc tạo stress cho heo gây động dục thì heo phải trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn phản ứng báo động và giai đoạn kháng cự. Sau khi xảy ra 2 giai đoạn này ở heo cái sẽ phá vỡ thế cân bằng các hormone sinh sản trong cơ thể heo cái. Và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh li tâm đến vỏ đại não qua vùng dưới đồi tiết ra kích thích tố FRF (Folliculin Releasing Factor) có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng. Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục thì thượng bì bao noãn tiết ra Oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn, làm cho heo cái có biểu hiện động dục ra bên ngoài (Trần Văn Phùng, 2005).

Số ngày lên giống lần 2 giữa các nghiệm thức Oestrogen, PGF2α, Stress, ĐC lần lượt là (22,00; 24,00; 37,43; 36,50 ngày), có sự khác biệt giữa các nghiệm thức, tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Khoảng cách ngày giữa lên giống lần 1 và lên giống lần 2 ở Oestrogen là (20 ngày), PGF2α (22 ngày), ĐC (22 ngày) gần với một chu kỳ động dục bình thường của heo trung bình là 21 ngày, biến động 18 – 24 ngày (Nguyễn Thị Kim Đông và Nguyễn Văn

Thu, 2008). Heo cái hậu bị có chu kỳ động dục ngắn hơn heo nái trưởng thành.

Lứa đẻ thứ 2 và thứ 3 có chu kỳ động dục là 19,50 ngày, lứa thứ 4 và thứ 5 chu kỳ là 20,80 ngày, lứa thứ 8 và thứ 9 chu kỳ là 22,40 ngày. Đối với NT Stress (37,43 ngày) có một khoảng cách xa giữa ngày lên giống lần 1 và lên giống lần 2 (33 ngày), không theo một chu kỳ động dục bình thường 21 – 24 ngày. Có thể nguyên nhân gây ra sự chậm chu kỳ động dục ở Stress là các heo của nghiệm thức bị một số yếu tố bệnh lý như bệnh nội ngoại ký sinh trùng, viêm phổi, viêm đường tiết niệu, bệnh đường sinh dục… Các tác nhân bệnh này sẽ cảng trở sự hình thành các hormone sinh dục, sự phát triển cơ thể cũng như làm cho buồng trứng phát triển không ổn định.

Vậy khoảng thời gian lên giống lần 1 và thời gian lên giống lần 2 giữa các nghiệm thức được trình bày (Bảng 4.3 và Hình 4.6) sẽ nói lên được hiệu quả tác động của việc sử dụng hormone sinh dục và tạo stress lên sinh lý sinh dục ở heo

41

cái. Đối với việc sử dụng hormone ở Oestrogen và PGF2α thì chu kỳ lên giống tương đối tốt khoảng cách giữa 2 lần lên giống gần như một chu kỳ động dục bình thường 18 – 24 ngày ở heo cái hậu bị.

4.2.4 Kết quả theo dõi chỉ tiêu ngày từ lúc xử lí đến phối giống

Kết quả theo dõi chỉ tiêu số ngày từ lúc xử lí đến phối giống được trình bày ở (Bảng 4.4)

Bảng 4.4 Số ngày từ xử lý đến phối giống

Qua Bảng 4.4 và Hình 4.7 ghi nhận được có sự chênh lệch cao giữa số ngày từ xử lý đến phối của Stress (39,86 ngày) là cao nhất, thấp nhất là PGF2α (3 ngày), sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nguyên nhân có sự sai khác này là do ở nghiệm thức sử dụng hormone Cloprostenol (PGF2α). PGF2α được biết đến là chất gây thoái hóa hoàng thể và do đó mà làm giảm nhanh chóng hàm lượng Progesterone trong máu và làm cho noãn bao phát triển nhanh chóng, gây hiện tượng động dục. PGF2α không có hiệu lực khi dùng cho gia súc không

Nghiệm thức Chỉ tiêu

ĐC Oestrogen PGF2α Stress P

Số heo theo dõi 13 12 10 11

Số ngày lúc xử lí đến phối giống 39,75 25,00 3,00 39,86 >0,05

42

có hoàng thể. Điều này cho thấy PGF2α sẽ có tác dụng với những heo cái hậu bị đã có chu kỳ động dục nên không cần phải bỏ qua 1 chu kỳ động dục ở heo cái hậu bị, nên những heo lên giống tốt có biểu hiện động dục rõ ràng, nếu xác định được thời điểm phối chính xác sẽ cho phối vào chu kỳ đó ngay. Đối với Oestrogen, PGF2α, ĐC sau khi xử lý các heo sẽ được phối vào chu kỳ thứ 2. Theo Trần Văn Phùng (2005), thì việc phối giống heo cái hậu bị, cần phải đồng thời kết hợp 3 yếu tố: Tuổi phối giống phải từ 7,5 – 8,5 tháng tuổi, trung bình phối giống lúc 8 tháng tuổi. Khối lượng trung bình từ 110 – 120 kg (đối với heo ngoại), từ 45 – 50 kg (đối với heo nội). Phối giống không được phối ngay ở lần động dục thứ nhất, mà sẽ cho phối giống cho heo cái ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3.

4.2.5 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức

Kết quả theo dõi chỉ tiêu số heo nái đậu thai, tỷ lệ đậu thai ở các nghiệm thức được trình bày ở (Bảng 4.5)

Bảng 4.5 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số heo nái đậu thai, tỷ lệ đậu thai ở các nghiệm thức

Nghiệm thức

Chỉ tiêu theo dõi ĐC Oestrogen PGF2α Stress

Số heo nái phối giống 3 3 4 5

Số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức 3 3 4 5

Tỷ lệ đậu thai (%) 100 100 100 100

Hình 4.8 Số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức (con)

43

Qua Bảng 4.5 và Hình 4.8 thì số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức là chệch không cao, số heo nái đậu thai ở các nghiệm thức ĐC, Oestrogen, PGF2α, Stress lần lượt là (3, 3, 4, 5 con). Nguyên nhân sự chêch lệch giữa các nghiệm thức là do số heo lên giống lần 2 giữa các nghiệm thức không bằng nhau cụ thể là ĐC (5con), Oestrogen (4 con), PGF2α (2 con), Stress (5 con), trong đó có một số heo ở các nghiệm thức lên giống không có những triệu chứng động dục rõ ràng ĐC (2 con), Oestrogen (1 con), PGF2α (2 con), những heo có biểu hiện động dục không rõ ràng sẽ được phối vào chu kỳ động dục kế tiếp.

Tỷ lệ phối đậu thai các nghiệm thức đạt 100%, với kết quả ghi nhận được thì nói lên các heo được phối giống của các nghiệm thức lên giống tốt, có biểu hiện động dục rõ ràng để đảm bảo cho việc phối giống và đậu thai. Đồng thời nói lên được kinh nghiệm phối giống, xác định thời điểm phối giống heo chính xác của kỹ thuật viên của trại và chất lượng tinh dịch. Theo Trần Thị Dân (2006) tỷ lệ đậu thai của heo cái là một trong những chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của trại nái.

4.2.6 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ

Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ được trình bày ở Bảng 4.6 Bảng 4.6 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ

Nghiệm thức Chỉ tiêu

ĐC Oestrogen PGF2α Stress P

Số heo nái theo dõi (con) 4 3 1 3 >0,05

44

Qua Bảng 4.6 và Hình 4.9 ghi nhận được có sự chênh lệch số con sơ sinh/ổ giữa các nghiệm thức. Tuy khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nhưng cho thấy NT Oestrogen (11,33 con) đẻ sai hơn ĐC (9 con), NT Stress (9 con) và NT PGF2α (6 con) thấp nhất. Qua kết quả của thí nghiệm này cho thấy việc xác định thời điểm phối giống heo chính xác, và chăm sóc nuôi dưỡng của trại tương đối tốt. So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn ctv., (2004), số con sơ sinh (con/ổ) của heo cái hậu bị lai hai máu (LY) và (YL) được nuôi tại trang trại Bình Thắng lần lượt là (10,19; 10,51) và theo Trần Quốc Phục (2010), số con sơ sinh (con/ổ) của nhóm giống heo nái sinh sản (LY) và (YL) là 10,8 con thì kết quả số con sơ sinh (con/ổ) của thí nghiệm này là cao hơn. Qua đó cho thấy việc sử dụng hormone sinh dục và tạo stress gây động dục heo cái sẽ không làm giảm số con sơ sinh (con/ổ). Đối với heo cái hậu bị thì việc đẻ ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con sơ sinh/ổ thấp. Sau đó từ lứa thứ 2 trở đi, số heo con sơ sinh/ổ sẽ tăng dần lên cho đến lứa đẻ thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu giảm dần. Trong sản xuất người ta thường chú ý giữ vững số lượng heo con sơ sinh/ổ ở các lứa từ thứ 6 trở đi bằng kỹ thuật chăn nuôi quản lý, chăm sóc cao cho đàn heo mẹ không tăng cân quá và cũng không gầy quá (Nguyễn Thiện, 2009).

4.2.7 Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ)

Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ) được trình bày ở (Bảng 4.7)

45

Bảng 4.7 Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ)

Qua Bảng 4.7 và Hình 4.10 ghi nhận được sự chênh lệch khối lượng heo con sơ sinh (kg/ổ) của NT Oestrogen và NT PGF2α thấp hơn NT Stress lần lượt là (10,03; 8,10; 11,40), sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Khối lượng heo con sơ sinh (kg/ổ) nói lên khả năng nuôi dưỡng thai của heo mẹ và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng, cho ăn định mức duy trì điểm thể trạng lí tưởng (3 – 3,5 điểm) và phòng bệnh cho heo nái của một cơ sở chăn nuôi (Nguyễn Thiện và Võ

Trọng Hốt, 2007). So với các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Nam (2006),

khối lượng heo con sơ sinh (kg/ổ) của heo nái sinh sản giống là (YL) và (LY) lần lượt là (13,4; 12,89) so với kết quả trên thì kết quả thí nghiệm này thấp hơn (11,4 kg/ổ). Trần Quốc Phục (2010), khối lượng heo con sơ sinh (kg/ổ) của heo nái sinh sản giống (LY) là 14,81 và giống (YL) là 15,13 so với kết quả trên thì kết quả thí nghiệm này thấp hơn.

Nghiệm thức Chỉ tiêu

ĐC Oestrogen PGF2α Stress P

Số ổ theo dõi 4 3 1 3

Khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ) 10,53 10,03 8,10 11,40 >0,05

(kg)

Hình 4.10 Khối lượng heo sơ sinh (kg/ổ) (kg)

46

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận

Nhìn chung hiệu quả việc sử dụng hormone sinh dục Oestrogen, PGF2α và tạo stress gây động dục ở heo cái tương đối tốt. Riêng với hormone Oestrogen tỷ lệ lên giống sau khi xử lý là 92% và đối với việc tạo stress tỷ lệ lên giống sau khi xử lý là 75%. Với kết quả chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ của thí nghiệm này thì kết luận được việc sử dụng các biện pháp gây động dục heo cái sẽ không làm giảm số heo con sơ sinh/ổ.

Việc sử dụng hormone Oestrogen, PGF2α và tạo stress gây động dục ở heo cái hậu bị sẽ rút gắn được thời gian tuổi động dục đầu tiên, tuổi đẻ lứa đầu. Đối với heo nái khô chờ phối, ta có thể áp dụng để trị được bệnh chậm động dục lại sau khi cai sữa heo con, sẽ rút ngắn khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, tăng lứa/đẻ/nái. Nâng cao năng suất của trại nái sinh sản.

5.2 Đề nghị

Có thể sử dụng các biện pháp của đề tài để gây động dục ở heo cái sinh sản, nhất là đối với những heo cái hậu bị chậm động dục. Để đạt kết quả tốt hơn ta có thể kết hợp những biện pháp lại với nhau để gây động dục heo cái sinh sản. Tuy nhiên không nên lạm dụng việc sử dụng hormone gây động dục heo cái hậu bị, ép phối giống khi heo chưa đủ 3 điều kiện cần để phối giống heo cái hậu bị là tuổi phối giống, đã thành thục về thể vóc và cần phải bỏ qua 1 – 2 chu kỳ động dục đầu tiên. Việc ép phối sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất sinh sản heo cái sinh sản.

47

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tiếng Việt

Hội Chăn Nuôi Việt Nam (2004). Cẩm nang chăn nuôi heo. Hà Nội: NXB

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả việc sử dụng chế phẩm kích thích tố ost, cloprostenol và tạo stress gây động dục ở heo cái sinh sản (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)