Theo Lê Hoàng Sĩ (2010), để xác định thời điểm phối chính xác cần chú ý những vấn đề sau: Quan sát trạng thái lâm sàng của heo lên giống, cần theo dõi chặc chẽ heo cái trong thời gian lên giống, theo dõi tối thiểu hai lần trong ngày để phát hiện được heo lên giống đang rơi vào giai đoạn chịu đực.
Quan sát các cử chỉ về sinh hoạt, khi lên giống heo cái có biểu hiện trạng thái không bình thường. Trạng thái thay đổi theo từng giai đoạn lên giống, ở giai đoạn tiền chịu đực: Rên rỉ, kêu la, cắn phá, ăn ít hoặc bỏ ăn, kích thước âm hộ bắt đầu gia tăng. Lớp da âm hộ căng, có màu hồng đỏ. Không có dịch nhờn tiết ra. Chỉ tiết ra một ít dịch loãng, trong khi gần đến giai đoạn chịu đực. Đến giai đoạn chịu đực: giảm kêu la và sau đó lắng dịu lại, kích thước âm hộ tăng đến mức tối đa, màu đỏ sậm, da căng bóng và tạo thành khe giữa hai mép âm hộ. Sau đó, âm hộ giảm dần kích thước, độ sung huyết giảm, da hơi nhăn lại. Dịch nhờn cũng có sự biến đổi theo kích thước và độ sung huyết, lúc đầu dịch nhờn loãng, trong. Sau đó, đục và đặc dần.
Đứng phía sau hoặc bên hông xôm lưng heo cần kiểm tra. Cho hai bàn tay áp sát và đè vào vùng sống hông. Dấu hiệu lên giống chính yếu là động dục đứng yên.
Khi phát hiện heo có âm hộ nở to, hơi teo nhăn, dịch nhờn đục, đồng thời xôm lưng heo cái có biểu hiện đứng yên bất động (mê ì) thì đây sẽ là thời điểm tốt nhất để phối heo cái. Nên cho phối 2 lần trong ngày sáng và chiều, hoặc chiều và sáng ngày hôm sau để gia tăng tỉ lệ thụ thai trên heo cái. Trường hợp đặc biệt trên một số cá thể có thời gian lên giống không tuân theo những biểu hiện điển hình vừa nêu trên, thời gian chịu đực kéo dài, cần tiếp tục phối thêm 1 lần/ngày, cho đến khi âm hộ giảm kích thước và teo nhăn. Tóm lại cần phải chú ý đến các cử chỉ sinh hoạt, các trạng thái thai đổi màu sắc, dịch nhờn của âm hộ của heo để Loài Thời kỳ nang noãn (ng/ml) Thời kỳ hoàng thể(ng/ml)
Bò 0,4 6,6
Heo 0,5 27,1
14
xác định chính xác thời điểm heo chịu đực, nhằm nâng cao tỷ lệ đậu thai trong công tác phối giống.