Lượng thức ăn tiêu tốn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cho heo con

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả việc sử dụng chế phẩm kích thích tố ost, cloprostenol và tạo stress gây động dục ở heo cái sinh sản (Trang 38)

Là khối lượng của cả ổ lúc cai sữa. Khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh, làm nền tảng và điểm xuất phát cho khối lượng xuất chuồng (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).

2.7.5 Lượng thức ăn tiêu tốn và tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng cho heo con con

Theo Nguyễn Ngọc Tuân và Trần Thị Dân (2000) thì hệ số chuyển hóa thức ăn là tính trạng rất quan trọng. Để xác định được số lượng thức ăn đã tiêu thụ và tăng trọng. Hệ số chuyển hóa thức ăn chính là tỉ lệ giữa khối lượng thức ăn đã sử dụng để tăng một đơn vị khối lượng cơ thể tại chuồng nuôi lúc kiểm tra.

Tổng số TĂHH heo mẹ ăn và TĂHH heo con ăn trên tổng tăng trọng heo con trong kỳ theo mẹ.

Tiêu tốn TĂ/kg thể trọng =

(Lê Hồng Mận, 2006)

TĂ cho heo nái + TĂ cho heo con (kg)

26

Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Phương tiện thí nghiệm

3.1.1 Thời gian và địa điểm thí nghiệm

Thời gian thí nghiệm từ tháng 5/2013 đến tháng 10/2013.

Địa điểm thí nghiệm được tiến hành tại trại chăn nuôi thực nghiệm Vemedim, địa chỉ ấp Thới Hòa C, xã Thới Thạnh, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ.

3.1.2 Đối tượng thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành trên 46 heo cái tơ lai 2 máu (♂ Yorkshire x ♀ Landrace). Các heo sẽ được phối giống bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, với tinh heo đực giống là Duroc hoặc Landrace.

3.1.3 Chuồng trại thí nghiệm

Heo thí nghiệm được nuôi trong chuồng kín, mái được lợp bằng tole, có hệ thống bạt bao phủ phía trên để cách nhiệt. Có hệ thống làm mát bằng nước ở đầu dãy chuồng và hệ thống 4 quạt hút ở cuối dãy chuồng. Bên trong trại heo có 58

Hình 3.1 Bản đồ hành chính TP. Cần Thơ

27

lồng nuôi heo cái hậu bị và nái khô chờ phối, 10 lồng nuôi heo nái nuôi con, 10 ô heo cai sữa, và 8 ô heo thịt. Với kiểu chuồng này, các điều kiện tiểu khí hậu trong chuồng nuôi được kiểm soát và con vật sống trong điều kiện khí hậu gần như là tối ưu. Nhiệt độ trong trại thấp nhất là 230C, cao nhất là 260C.

CỔNG CHÍNH

KHO CHỨA THỨC ĂN KHU SINH HOẠT

CÔNG NHÂN VĂN PHÒNG NHÀ SÁT TRÙNG AO NUÔI CÁ NHÀ ẤP TRỨNG AO NUÔI CÁ AO NUÔI CÁ VƯỜN CÂY ĂN

TRÁI

CỔNG PHỤ

TRẠI DÊ CỪU

TRẠI BÒ TRẠI HEO TRẠI ĐÀ ĐIỂU TRẠI GÀ ĐẺ TRẠI GÀ THỊT HẦM Ủ BIOGA S A S

28

3.1.4 Thức ăn và nước uống

Hệ thống cung cấp nước cho heo: Nước cho heo uống được bơm từ hệ thống mạch nước ngầm, đưa lên bồn chứa nước và đưa đến hệ thống vòi nước uống tự động ở mỗi ô chuồng.

Thức ăn của trại là thức ăn tự phối trộn theo công thức của kỹ thuật trưởng đưa ra. Phù hợp từng giai đoạn phát triển khác nhau, nguyên liệu trộn thức ăn chủ yếu là: Bắp, tấm, cám gạo, bánh dầu nành, bột cá, các khoáng, vitamin, acid amin.

Bảng 3.1 Thành phần dinh dưỡng thức ăn heo hậu bị > 80 kg

(Nguồn: Trại thực nghiệm chăn nuôi Vemedim)

Thành phần Mức dinh dưỡng (%) ME 3050 (Kcal) CP 12,8 Lys 0,65 Ca 0,5 P 0,25

29

Bảng 3.2 Công thức thức ăn sử dụng trong trại chăn nuôi thực nghiệm Vemedim

Thành phần Tỷ lệ (%) Bắp nghiền 25% Tấm 41% Cám gạo 23% Bánh dầu nành 6,3% Bột cá 3% Khoáng và vitamin 1,7%

(Nguồn: Trại chăn nuôi thực nghiệm Vemedim)

Đối với các heo hậu bị sẽ cho ăn 1,8 – 2,2 kg/ngày, 2 lần/ngày. Trước khi phối giống thì nên cho ăn thêm thức ăn 2,5 kg/ngày, sau khi phối giống nên cho heo ăn ít thức ăn lại 1,6 kg/ngày.

3.1.5 Dụng cụ thí nghiệm

Các dụng cụ dùng để pha và kiểm tra tinh heo: Kính hiển vi, ca đựng nước 250ml, 500ml, ống nghiệm, ống đong, buồng đếm hồng cầu, ống pha loãng hồng cầu, ống đong 20ml, nhiệt kế...

Các hóa chất: Nước cất, đường glucose, NaHCO3, KCl, cồn tuyệt đối… Các chế phẩm thuốc dùng để thí nghiệm: O.S.T (Oestradiol cyprionate), Cloprostenol (PGF2α).

Thuốc thú y, bút lông, máy ảnh, thước dây, cân 5kg vạch phân chia nhỏ nhất 20g dùng để cân heo con sơ sinh, sổ ghi điều trị bệnh, sổ phối giống, dẫn tinh quản, chai nhựa…

Hình 3.5 Dụng cụ kiểm tra tinh dịch

30

3.1.6 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng hàng ngày

Sáng 7h00: Kiểm tra sức khỏe, số lượng heo, điều trị heo bệnh cấp tính. Vệ sinh máng ăn và cho thức ăn vào máng ăn

9h00: Mở nước đầu chuồng, kiểm tra sức khỏe, phòng trị bệnh theo lịch 10h00: Vệ sinh khu vực

10h45: Cho ăn, kiểm tra heo trước khi nghỉ trưa

Chiều 13h00: Kiểm tra sức khỏe heo, máng, núm uống, cho ăn 13h30: Tắm heo, rửa chuồng. Khi tắm heo nhớ tắt nước

15h00: Cho heo ăn

16h00: Phòng trị bệnh theo lịch, kiểm tra sức khỏe 16h45: Kiểm tra heo, tắt nước làm mát

Lịch tiêm phòng vaccine trên heo cái hậu bị khi mới nhập về trại: 7 ngày tẩy ký sinh trùng lần 1

14 ngày ngừa sẩy thai truyền nhiễm lần 1 21 ngày ngừa lở mồm long móng (FMD) 35 ngày tẩy ký sinh trùng lần 2

42 ngày ngừa sẩy thai truyền nhiễm lần 2 56 ngày có thể phối giống

3.2 Phương pháp thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm 3.2.1 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên trên 46 heo cái hậu bị lai 2 máu (♂Landrace x ♀Yorkshire) và (♂Yorkshire x ♀Landrace) với 4 nghiệm thức (Hình 3.7).

31

Hình 3.7: Bố trí thí nghiệm

NT ĐC: Điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng heo cái hậu bị như các nghiệm thức, được bố trí 13 lặp lại. NT Oestrogen: Xử lý chích O.S.T, 2ml/con, chích bắp tai, được bố trí 12 lần lặp lại.

NT PGF2α: Xử lý chích Cloprostenol, 5ml/con, chích bắp tai, được bố trí 10 lần lặp lại.

NT tạo stress: Xử lý gây stress bằng cách chuyển chỗ ở và bỏ đói 24 giờ, được bố trí 11 lần lặp lại.

3.2.2 Phương pháp tiến hành thí nghiệm

Chăm sóc heo cái hậu bị hằng ngày, mỗi ngày kiểm tra lên giống hai lần/ngày. Đo dài thân thẳng và vòng ngực của heo cái hậu bị, đánh giá điểm thể trạng trước khi tiến hành xử lý gây động dục. Khi tiến hành chích thuốc thí nghiệm sẽ có hai người một người khóp mõm heo để heo đứng yên, người còn lại sẽ tiến hành chích thuốc, làm như vậy sẽ đảm bảo được toàn bộ lượng thuốc sẽ được đưa vào bên trong cơ thể heo thí nghiệm thông qua đường chích bắp tai. Dùng sổ theo dõi lên giống ghi lại những biểu hiện lên giống của heo sau khi chích thuốc. Xác định thời điểm phối giống heo chính xác bằng cách xôm lưng, đối với những heo khó xác định sẽ cho heo cái tiếp xúc với nọc để kiểm tra. Sau khi heo có biểu hiện đứng mê ì sẽ bắt đầu phối ngay, thụ tinh nhân tạo khi heo có

Lặp lại

Nghiệm thức (NT)

ĐC Oestrogen PGF2α Tạo stress

1 2 3 4 - - - - - - - - - - - - - - - - 5 - - - - 6 - - - - 7 - - - - 8 - - - - 9 - - - - 10 - - - - 11 - - - 12 - - 13 -

32

triệu chứng chịu đực, đối với heo cái hậu bị phối giống sau khi heo chịu đực và sau 12 giờ phối lặp lại lần thứ hai. Đối với heo nái khô chờ phối thời điểm phối giống thích hợp là sau 12 giờ kể từ thời gian heo nái bắt đầu chịu đực và lặp lại sau 12 giờ.

Dùng cân đồng hồ 5 kg để cân trọng lượng heo con sơ sinh. Cân từng con sơ sinh vừa lọt lòng mẹ, đọc số kg hiển thị trên mặt cân, ghi chép lại, đánh dấu con vừa cân. Trước khi cân heo thì dụng cụ đã được vệ sinh, sát trùng sạch sẽ.

3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

3.2.3.1 Điểm thể trạng (ĐTT) của heo cái hậu bị lúc xử lí

Trong đó có 5 thang ĐTT đánh số từ 1 đến 5 căn cứ vào hình vóc và tình trạng béo, gầy của heo. Điểm thể trạng đánh giá được sự chăm sóc nuôi dưỡng của trại, việc cho ăn định mức theo thể trạng heo nái sinh sản sẽ quản lý tốt được lượng cám ăn vào của heo, để duy trì được điểm thể trạng từ 2,5 – 3 điểm. Tránh cho việc heo quá ốm, hay quá mập sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng suất sinh sản của heo nái sinh sản.

Hình 3.8 Gieo tinh nhân tạo

33 Bảng 3.3 Hệ thống chấm điểm thể trạng

(Nguồn: Vũ Duy Giảng, 2010)

3.2.3.2 Khối lượng heo cái hậu bị lúc xử lý (kg/con)

Khối lượng heo cái hậu bị lúc xử lý = DT (cm) x VN2 (cm)/14400.

Trong đó dài thân (DT) được đo dọc cột sống đo từ mí sau của gốc tai đến gốc đuôi; Vòng ngực (VN) đo vòng thân heo sau nách chân trước, dụng cụ đo là thước dây tính bằng (cm), khi đo phải để heo đứng ở tư thế thoải mái.

Vị trí Hệ thống chấm điểm 1 2 3 4 5 Xương sống Nhìn thấy xương sống rõ ràng Nhìn thấy nhưng phải dùng tay ấn vào Không nhìn thấy, lưng dầy và đầy Khó sờ tìm được xương sống Rất khó sờ tìm được xương sống Xương chỏm và xương khấu đuôi Chỏm sâu xung quanh khấu đuôi Chỏm rộng xung quanh khấu đuôi Chỏm bằng không có độ sâu Có lớp mỡ nên chỏm dô ra Có lớp mỡ dày Xương chậu Nhìn thấy rõ Nhìn thấy Không nhìn thấy, phải dùng tay ấn xuống mới sờ thấy được Xương chậu nằm sâu, dùng tay ấn mạnh xuống mới thấy Xương chậu nằm rất sâu, phải dùng tay ấn mạnh mới thấy được

Hình 3.10 Đo dài thân heo cái hậu bị Hình 3.11 Đo vòng ngực heo cái hậu bị

34

3.2.3.3 Thời gian lên giống sau khi xử lí (ngày)

Là thời gian bắt đầu xử lý tính đến ngày heo cái có biểu hiện lên giống.

3.2.3.4 Số ngày lên giống lần 2 (ngày)

Được tính từ ngày xử lý cho đến lên giống lần 2.

3.2.3.5 Thời gian lên giống

Là số ngày được tính từ lúc heo có triệu chứng động dục đầu tiên đến khi kết thúc những triệu chứng động dục đó.

3.2.3.6 Số nái đậu thai của các nghiệm thức

Là số heo sau khi được phối giống và được kiểm tra là đậu thai ngay lần phối giống đó của các nghiệm thức.

3.2.3.7 Số heo con sơ sinh (con/ổ)

Là số heo con sơ sinh được sinh ra còn sống đến 24 giờ của lứa đẻ.

3.2.3.8 Khối lượng toàn ổ heo lúc sơ sinh (kg/ổ)

Là khối lượng heo con sơ sinh toàn ổ được cân khi heo con chưa bú sữa mẹ.

3.3 Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Excel và phần mềm Minitab Version 13.0.

35

Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1 Ghi nhận tổng quát

Trại thực nghiệm chăn nuôi Vemedim được xây dựng ở khu đất riêng biệt trồng nhiều cây xanh, có điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi và dễ dàng đi đến trục giao thông chính cả đường thủy và đường bộ điều này dễ dàng cho việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm đầu ra. Trại có diện tích khoảng 3,2 ha bao gồm văn phòng làm việc, nhà ở cho công nhân, ao nuôi cá và các khu vực chăn nuôi (Sơ đồ 3.1), mục tiêu sản xuất của trại là cung cấp cho thị trường những sản phẩm chăn nuôi như heo thịt, heo giống, trứng gà, gà con giống, sữa bò tươi…

Riêng trại heo được xây dựng theo kiểu chuồng kín có hệ thống điều khiển nhiệt độ tự động. Theo Lê Thị Mến (2010), nhiệt độ trong chuồng phải thích hợp với cơ thể heo (nhiệt độ cơ thể heo ở 370C với điều kiện nhiệt độ bên ngoài là 250C) vì heo không chịu được khí hậu thay đổi đột ngột như nóng quá hoặc quá lạnh. Nhiệt độ chuồng nuôi thích hợp cho heo con (26 – 300C), heo lứa (22 – 260C) và heo lớn (18 – 220C). Chuồng trại phải khô ráo, sạch sẽ. Ẩm ướt, sinh lầy, nước đọng là điều kiện cho vi trùng và ký sinh trùng phát triển, làm cho heo dễ bị bệnh đường hô hấp, đường tiêu hóa, bệnh ngoài da… Thức ăn, nước uống nên bố trí đúng chỗ. Chuồng sàn là điều kiện rất tốt để đảm bảo cho điều kiện chuồng trại khô ráo. Ẩm độ thích hợp cho heo 60 – 70%.

Trong thời gian thí nghiệm, tôi đã chăm sóc và theo dõi 46 heo cái hậu bị giống (LY) và (YL), các heo được phối bằng phương pháp gieo tinh nhân tạo, tinh được lấy từ heo đực Duroc được nuôi tại trại.

36

4.2 Kết quả theo dõi các chỉ tiêu thí nghiệm

Qua thời gian tiến hành thí nghiệm, kết quả theo dõi các chỉ tiêu như sau:

4.2.1 Kết quả theo dõi chỉ tiêu điểm thể trạng

Kết quả theo dõi chỉ tiêu điểm thể trạng heo cái hậu bị lúc xử lý giữa các nghiệm thức được trình bày ở (Bảng 4.1)

Bảng 4.1 Điểm thể trạng heo cái hậu bị lúc xử lý

Nghiệm thức Chỉ tiêu

ĐC Oestrogen PGF2α Stress P

Số heo theo dõi 13 12 10 11

Điểm thể trạng 3,17 3,33 2,95 2,90 0,021

Hình 4.4 Heo con đang bú sữa mẹ Hình 4.3 Kiểm tra chất lượng tinh trùng

Hình 4.5 Điểm thể trạng heo cái hậu lúc xử lý (điểm)

37

Qua Bảng 4.1 và Hình 4.5 ghi nhận được có sự chênh lệch điểm thể trạng giữa các nghiệm thức, cao nhất là ĐC (3,17 điểm) thấp nhất là Stress (2,91 điểm), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Theo Phạm Hữu Doanh và Lưu Kỷ

(1999), nuôi dưỡng có tính chất quyết định đến năng suất, nhất là nuôi nái sinh

sản, bảo đảm đủ dinh dưỡng trước khi phối giống, lúc có chửa và lúc nuôi con. Chế độ ăn không hợp lý sẽ ảnh hưởng không tốt đến heo cái giai đoạn hậu bị, khẩu phần không đảm bảo dinh dưỡng, mức dinh dưỡng cung cấp không đủ thì giảm khả năng tăng trọng, điểm thể trạng thấp, kéo dài ngày đạt khối lượng phối giống lần đầu tiên dẫn đến kéo dài tuổi đẻ lứa đầu. Theo Trần Văn Phùng (2005),

trường hợp cho ăn quá so với nhu cầu (đặc biệt giai đoạn từ 80 – 120 kg đối với heo ngoại làm cho heo quá béo, khó động dục, tỷ lệ thụ thai kém. Nguyên nhân có sự chênh lệch ĐTT ở các nghiệm thức là do khâu chăm sóc nuôi dưỡng, cho ăn định mức không được tốt nên việc heo cái hậu bị chưa đạt được ĐTT tối ưu (2,5 – 3 điểm) trước khi phối giống.

4.2.2 Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng trung bình heo cái hậu bị lúc xử lý, tỷ lệ heo động dục sau khi xử lý, thời gian động dục xử lý, tỷ lệ heo động dục sau khi xử lý, thời gian động dục

Kết quả theo dõi chỉ tiêu khối lượng trung bình heo cái hậu bị lúc xử lý (kg), tỷ lệ heo động dục sau khi xử lý và thời gian động dục được trình bày ở (Bảng 4.2)

Bảng 4.2 Khối lượng trung bình heo cái hậu bi lúc xử lý, tỷ lệ heo động dục sau khi xử lý và thời gian động dục

Qua Bảng 4.2 ghi nhận được khối lượng trung bình heo cái hậu bị lúc xử lý của các nghiệm thức là chênh lệch không nhiều, cao nhất là Oestrogen 112,3 kg và thấp nhất là PGF2α 108,1 kg, các heo cái hậu bị của thí nghiệm là giống (YL) hoặc (LY). Theo Hoàng Toàn Thắng (2006), heo ngoại khi được 8 – 9 tháng tuổi, khối lượng đạt 100 – 110 kg mới nên cho phối giống là tốt. Việc phối giống khi heo cái hậu bị chưa được đảm bảo sự thành thục về thể vóc sẽ ảnh hưởng đến

Nghiệm thức Chỉ tiêu

ĐC Oestrogen PGF2α Stress

Số heo theo dõi 12 13 10 11

Khối lượng trung bình heo cái hậu bị lúc xử lý 110,2 112,3 108,1 111,9

Tỷ lệ heo động dục sau khi xử lý 40 92 40 75

38

năng suất của heo nái, không đảm bảo việc nuôi dưỡng bào thai, cũng như khả năng tiết sữa nuôi con. Như vậy các heo ở thí nghiệm này đã đạt được điều kiện cần thiết về thể vóc để chuẩn bị cho việc phối giống.

Tỷ lệ heo lên giống sau khi xử lý Oestrogen (92%), PGF2α (40,00%),

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả việc sử dụng chế phẩm kích thích tố ost, cloprostenol và tạo stress gây động dục ở heo cái sinh sản (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)