Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả việc sử dụng chế phẩm kích thích tố ost, cloprostenol và tạo stress gây động dục ở heo cái sinh sản (Trang 56)

Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ được trình bày ở Bảng 4.6 Bảng 4.6 Kết quả theo dõi chỉ tiêu số con sơ sinh/ổ

Nghiệm thức Chỉ tiêu

ĐC Oestrogen PGF2α Stress P

Số heo nái theo dõi (con) 4 3 1 3 >0,05

44

Qua Bảng 4.6 và Hình 4.9 ghi nhận được có sự chênh lệch số con sơ sinh/ổ giữa các nghiệm thức. Tuy khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nhưng cho thấy NT Oestrogen (11,33 con) đẻ sai hơn ĐC (9 con), NT Stress (9 con) và NT PGF2α (6 con) thấp nhất. Qua kết quả của thí nghiệm này cho thấy việc xác định thời điểm phối giống heo chính xác, và chăm sóc nuôi dưỡng của trại tương đối tốt. So với nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn ctv., (2004), số con sơ sinh (con/ổ) của heo cái hậu bị lai hai máu (LY) và (YL) được nuôi tại trang trại Bình Thắng lần lượt là (10,19; 10,51) và theo Trần Quốc Phục (2010), số con sơ sinh (con/ổ) của nhóm giống heo nái sinh sản (LY) và (YL) là 10,8 con thì kết quả số con sơ sinh (con/ổ) của thí nghiệm này là cao hơn. Qua đó cho thấy việc sử dụng hormone sinh dục và tạo stress gây động dục heo cái sẽ không làm giảm số con sơ sinh (con/ổ). Đối với heo cái hậu bị thì việc đẻ ở lứa đẻ thứ nhất cho số lượng con sơ sinh/ổ thấp. Sau đó từ lứa thứ 2 trở đi, số heo con sơ sinh/ổ sẽ tăng dần lên cho đến lứa đẻ thứ 6, thứ 7 thì bắt đầu giảm dần. Trong sản xuất người ta thường chú ý giữ vững số lượng heo con sơ sinh/ổ ở các lứa từ thứ 6 trở đi bằng kỹ thuật chăn nuôi quản lý, chăm sóc cao cho đàn heo mẹ không tăng cân quá và cũng không gầy quá (Nguyễn Thiện, 2009).

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả việc sử dụng chế phẩm kích thích tố ost, cloprostenol và tạo stress gây động dục ở heo cái sinh sản (Trang 56)