Kết quả theo dõi chỉ tiêu ngày từ lúc xử lí đến phối giống

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả việc sử dụng chế phẩm kích thích tố ost, cloprostenol và tạo stress gây động dục ở heo cái sinh sản (Trang 54)

Kết quả theo dõi chỉ tiêu số ngày từ lúc xử lí đến phối giống được trình bày ở (Bảng 4.4)

Bảng 4.4 Số ngày từ xử lý đến phối giống

Qua Bảng 4.4 và Hình 4.7 ghi nhận được có sự chênh lệch cao giữa số ngày từ xử lý đến phối của Stress (39,86 ngày) là cao nhất, thấp nhất là PGF2α (3 ngày), sự sai khác không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Nguyên nhân có sự sai khác này là do ở nghiệm thức sử dụng hormone Cloprostenol (PGF2α). PGF2α được biết đến là chất gây thoái hóa hoàng thể và do đó mà làm giảm nhanh chóng hàm lượng Progesterone trong máu và làm cho noãn bao phát triển nhanh chóng, gây hiện tượng động dục. PGF2α không có hiệu lực khi dùng cho gia súc không

Nghiệm thức Chỉ tiêu

ĐC Oestrogen PGF2α Stress P

Số heo theo dõi 13 12 10 11

Số ngày lúc xử lí đến phối giống 39,75 25,00 3,00 39,86 >0,05

42

có hoàng thể. Điều này cho thấy PGF2α sẽ có tác dụng với những heo cái hậu bị đã có chu kỳ động dục nên không cần phải bỏ qua 1 chu kỳ động dục ở heo cái hậu bị, nên những heo lên giống tốt có biểu hiện động dục rõ ràng, nếu xác định được thời điểm phối chính xác sẽ cho phối vào chu kỳ đó ngay. Đối với Oestrogen, PGF2α, ĐC sau khi xử lý các heo sẽ được phối vào chu kỳ thứ 2. Theo Trần Văn Phùng (2005), thì việc phối giống heo cái hậu bị, cần phải đồng thời kết hợp 3 yếu tố: Tuổi phối giống phải từ 7,5 – 8,5 tháng tuổi, trung bình phối giống lúc 8 tháng tuổi. Khối lượng trung bình từ 110 – 120 kg (đối với heo ngoại), từ 45 – 50 kg (đối với heo nội). Phối giống không được phối ngay ở lần động dục thứ nhất, mà sẽ cho phối giống cho heo cái ở chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3.

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả việc sử dụng chế phẩm kích thích tố ost, cloprostenol và tạo stress gây động dục ở heo cái sinh sản (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)