- Về hoạt động xây dựng và thực hiện Quy chế phối hợp liên ngành giữa cơ quan Công an Viện kiểm sát và hiệu quả phối hợp
3.2.2. Tăng cƣờng công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân hai cấp
đạo Viện kiểm sát nhân dân hai cấp
Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành có một vị trí đặc biệt quan trọng trong tổ chức và hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân. Tính chất quan trọng của hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành trong ngành Kiểm sát nhân dân thể hiện ở chỗ:
Hệ thống cơ quan kiểm sát được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất và do Viện trưởng lãnh đạo nên yêu cầu đặt ra là mọi
hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành đều do Viện trưởng thống nhất chỉ đạo thực hiện. Theo đó, cán bộ, kiểm sát ở mỗi cấp kiểm sát phải tuân thủ sự chỉ đạo điều hành của Viện trưởng; Viện trưởng VKS cấp dưới chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp; Viện trưởng VKS địa phương chịu sự quản lý, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao.
Thông qua công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, Viện trưởng VKSND các cấp mới nắm được tình hình chấp hành pháp luật, xác định được mục tiêu, nội dung công tác và có biện pháp chỉ đạo cụ thể để triển khai thực hiện kế hoạch công tác được sát thực tiễn, sẽ đảm bảo cho bộ máy kiểm sát hoạt động thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả. Do vậy, để công tác quản lý chỉ đạo, điều hành thực sự phát huy hiệu quả, tính chủ động, sáng tạo của từng cấp kiểm sát trong THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và THQCT và kiểm sát điều tra nói riêng cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Viện trưởng VKSND các cấp phải có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, rành mạch cho từng bộ phận công tác và cho mỗi cán bộ, KSV một cách khoa học và hợp lý, nhằm phát huy hết năng lực, sở trường của họ, đảm bảo sự phối kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận công tác. Phải xây dựng một hệ thống các tiêu chí để đánh giá chất lượng, hiệu quả kiểm sát hoạt động tư pháp trong đó có công tác kiểm sát điều tra theo phương châm không chỉ ở số lượng án giải quyết nhiều hay ít mà điều quan trọng hơn là từng KSV, từng khâu, từng cấp kiểm sát đã làm những gì và làm như thế nào để tác động đối với các cơ quan tiến hành tố tụng tích cực phát hiện và xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, từng bước loại trừ có hiệu quả vi phạm của các cơ quan này.
- Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKS hai cấp, Trưởng phòng THQCT, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử án hình sự VKSND thành phố phải nắm được đầy đủ tổng số vụ án hình sự đang kiểm sát điều tra và tiến độ điều tra
vụ án theo thời hạn luật định, sâu sát và toàn diện từng vấn đề, từng nội dung công việc, nhất là những vấn đề quan trọng, phức tạp để chỉ đạo kịp thời, chính xác không để xảy ra tình trạng bỏ lọt án, mất án, quên án, tình trạng điều tra vụ án kéo dài…
- Thực hiện thường xuyên, liên tục công tác kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ cho VKS cấp dưới. Những vấn đề nội dung thỉnh thị của cấp huyện về những khó khăn vướng mắc như định tội danh, quan điểm xử lý vụ án, bồi thường thiệt hại, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ TNHS, tái phạm, tái phạm nguy hiểm… VKS cấp trên cần chú ý trả lời chính xác đúng thời hạn và dám chịu trách nhiệm trong nội dung trả lời, tránh chung chung, thiếu tính khoa học và tính thuyết phục. Nhiều trường hợp trả lời thỉnh thị của VKS cấp trên thời gian qua không đáp ứng được yêu cầu gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án của VKS cấp dưới.
- Việc kiểm tra, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ phải được làm thường xuyên, tránh hình thức, thông qua công tác kiểm tra kịp thời phát hiện những thiếu sót, để từ đó uốn nắn rút kinh nghiệm chung đồng thời khắc phục tình trạng chạy theo thành tích mà không báo cáo đầy đủ kết quả công tác, đặc biệt là những thiếu sót tồn tại.
- Tổ chức thường xuyên hội nghị tập huấn nâng cao chất lượng công tác, quản lý, chỉ đạo điều hành cho Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND các cấp, Trưởng, phó các phòng nghiệp vụ VKSND thành phố về các loại án cụ thể như: án ma túy, án sở hữu, án kinh tế - chức vụ, án tham nhũng…
- Chú trọng xây dựng các chuyên đề nghiệp vụ như: chuyên đề trả hồ sơ điều tra bổ sung, chuyên đề án đình chỉ, án tạm đình chỉ... phát huy sáng kiến trong công tác, tổ chức tập huấn, ứng dụng vào thực tiễn, thực hiện sơ kết, tổng kết các chuyên đề nghiệp vụ, thường xuyên tổ chức tham dự các phiên tòa theo tinh thần cải cách tư pháp để rút kinh nghiệm, nhằm từng bước nâng cao năng lực, trình độ, thao tác nghiệp vụ cho cán bộ, KSV.
- Thực hiện tốt các chế độ thông tin báo cáo nghiệp vụ theo quy chế của VKSNDTC, tăng cường công tác nắm tình hình thông qua các kênh thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng báo cáo tuần, tháng, 6 tháng, một năm, báo cáo định kỳ về các cuộc họp giao ban hàng tháng.