Khái niệm kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 25)

PHÁP LUẬT TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ

1.2.1. Khái niệm kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự tra các vụ án hình sự

Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học thuộc Viện ngôn ngữ - Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia xuất bản năm 2000, thì

"kiểm sát" có nghĩa là kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật của Nhà nước. Theo Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2002 do Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn, thì "kiểm sát" là hoạt động của VKSND nhằm kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước.

Với cách giải thích khái niệm "kiểm sát" của các cuốn từ điển nêu trên, chúng tôi cho rằng, kiểm sát gồm hai loại hình hoạt động cơ bản: giám sát và kiểm tra. Hoạt động giám sát là hoạt động theo dõi các hoạt động của các đối tượng bị giám sát và khi cần thiết thì sử dụng các biện pháp tác động phù hợp để yêu cầu người, cơ quan bị giám sát có hành vi vi phạm pháp luật sửa chữa vi phạm đó. Hoạt động kiểm tra là hoạt động xem xét, đánh giá hoạt động của người, cơ quan bị kiểm tra.

Theo pháp luật TTHS Việt Nam, TTHS là trình tự (quá trình) tiến hành giải quyết vụ án hình sự theo quy định của pháp luật. TTHS bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng (CQĐT, VKS, Tòa án), người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, KSV, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và Thư ký Tòa án), người tham gia tố tụng (bị can, bị cáo, người bào chữa…) của cá nhân, cơ quan nhà nước khác và tổ chức xã hội góp phần vào việc giải quyết vụ án theo quy định của luật TTHS [44].

Hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự là hoạt động của các cơ quan: CQĐT, VKS, Tòa án. Đây là các cơ quan có vai trò chủ đạo trong việc giải quyết các vụ án hình sự.

Hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng được thực hiện thông qua hoạt động của người tiến hành tố tụng. Người tiến hành tố tụng là những công chức trong cơ quan tiến hành tố tụng, được bổ nhiệm vào các chức danh tố tụng, có thẩm quyền thực hiện những hoạt động tố tụng nhất định trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan đó nhằm góp phần giải quyết vụ án hình sự.

Hoạt động của những người tham gia tố tụng: Bao gồm hoạt động của người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan); hoạt động của người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác; hoạt động của người tham gia tố tụng nhằm giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định sự thật vụ án (người làm chứng, người giám định, người phiên dịch).

Bộ luật Tố tụng hình sự còn quy định cả nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, các cơ quan, tổ chức và công dân trong việc thực hiện một số biện pháp ngăn chặn, thi hành bản án, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng… Như vậy, trong một chừng mực nhất định, đây cũng là các hoạt động TTHS.

Tất cả các hoạt động nêu trên đều phát sinh trong lĩnh vực TTHS, có thể coi là các hoạt động TTHS. Do đó, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS là việc thực hiện chức năng của VKSND, hoạt động đó có nội dung là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của tất cả các hoạt động nêu trên, của các chủ thể nêu trên.

Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự như sau là: Hoạt động của VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ

pháp luật TTHS phát sinh trong giai đoạn điều tra, nhằm đảm bảo cho quá trình điều tra vụ án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật [45].

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 25)