Đối tƣợng, phạm vi kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 27)

đoạn điều tra các vụ án hình sự

* Đối tượng của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

Cùng với hoạt động điều tra, hoạt động kiểm sát điều tra đều tập trung vào việc xác định có hay không có hành vi phạm tội, ai là người thực hiện hành vi phạm tội, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội, hệ thống chứng cứ để chứng minh tội phạm, những tình tiết có liên quan tới vụ án hình sự để xử lý theo pháp luật. Nhưng điều cần khẳng định, mang tính bản chất của hoạt động kiểm sát điều tra chính là hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các CQĐT, các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cũng như những người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra vụ án hình sự.

Sự tuân thủ pháp luật của CQĐT khi tiến hành các hoạt động tố tụng như khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, hỏi cung bị can... Với đối tượng tác động này, hoạt động kiểm sát điều tra nhằm hướng tới mục đích đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của CQĐT trong giai đoạn điều tra.

Các CQĐT gồm có: CQĐT trong lực lượng Công an nhân dân; CQĐT trong Quân đội nhân dân; CQĐT của VKSNDTC.

Sự tuân thủ pháp luật của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Các cơ quan này gồm có: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, Lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Sự tuân thủ pháp luật của những người tham gia tố tụng trong quá trình điều tra vụ án, gồm có: người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người phiên dịch, người bào chữa… Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhóm đối tượng này nhằm đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của họ trong suốt quá trình tham gia vào hoạt động điều tra vụ án.

* Phạm vi của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự

Phạm vi của hoạt động kiểm sát điều tra là giới hạn về mặt không gian, thời gian trong đó diễn ra các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với quá trình điều tra vụ án hình sự của các CQĐT có thẩm quyền.

Phạm vi về mặt không gian ở đây đề cập tới hoạt động kiểm sát điều tra vụ án theo lãnh thổ, theo thẩm quyền điều tra của CQĐT đã được pháp luật quy định. Thực chất nó khẳng định nội dung ở đâu có hoạt động điều tra vụ án hình sự thì ở đó có hoạt động kiểm sát điều tra của VKS nhằm đảm bảo tính pháp chế trong hoạt động này.

Phạm vi về mặt thời gian đề cập tới hoạt động kiểm sát điều tra bắt đầu từ thời điểm nào và kết thúc thời điểm nào, cũng như nội dung hoạt động cụ thể của nó. Thông tư 01/TTLN ngày 23-1-1984 giữa VKSNDTC và Bộ Nội vụ đã xác định: phạm vi của công tác kiểm sát điều tra được bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra hoặc phát hiện được dấu vết của tội phạm cho tới khi kết thúc điều tra bằng các quyết định xử lý vụ án, xử lý bị can của cơ quan có thẩm quyền. Việc xác định phạm vi như vậy thể hiện tính đầy đủ, tính toàn diện của công tác kiểm sát điều tra đối với quá trình điều tra vụ án. Mặt khác nó cũng thể hiện đầy đủ bản chất của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật, trên cơ sở đó VKS đưa ra các quyết định sau khi kết thúc điều tra như: quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án hoặc quyết định truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng.

Từ sự phân tích trên, có thể chỉ ra rằng phạm vi của hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự được bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra hoặc phát hiện được dấu vết của tội phạm cho đến khi kết thúc việc điều tra, VKS ra quyết định truy tố hoặc đình chỉ vụ án theo quy định pháp luật.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 27)