Tình hình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 65)

- Quyết định tạm đình chỉ vụ án

2.1.2. Tình hình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nộ

sát tuân theo pháp luật trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự của VKSND đã cho thấy ở từng lĩnh vực tội phạm còn nhiều diễn biến phức tạp, đáng chú ý là: tội phạm ma túy, tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, tội phạm về sở hữu, tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm công nghệ cao vẫn còn tiềm ẩn gây mất ổn định xã hội và cuộc sống của nhân dân. Do vậy, cả hệ thống chính trị nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng trong đó có VKSND thành phố Hà Nội phải có biện pháp đấu tranh, phòng ngừa có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất tội phạm xảy ra và tiến tới đẩy lùi tội phạm ra khỏi đời sống đem lại hạnh phúc, bình an cho nhân dân góp phần vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thủ đô và đất nước.

2.1.2. Tình hình tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Cách đây 52 năm, ngày 26-7-1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh công bố Luật Tổ chức VKSND, đánh dấu sự ra đời của ngành Kiểm sát trong bộ máy nhà nước ta. Theo những chặng đường lịch sử xây dựng và phát triển của ngành Kiểm sát, VKSND thành phố Hà Nội đã từng bước trưởng thành, công tác kiểm sát đã có những đóng góp tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thủ đô và đất nước.

Tính đến tháng 7-2012, toàn ngành Kiểm sát thành phố Hà Nội có 786 cán bộ (trong đó 368 cán bộ nam, 418 cán bộ nữ). Lãnh đạo Viện thành phố 7 đồng chí (1 Viện trưởng, 6 Phó Viện trưởng); Trưởng phòng 14 đồng

chí điều tra, Phó Trưởng phòng 29 đồng chí; Viện trưởng cấp huyện 29 đồng chí, Phó Viện trưởng 60 đồng chí; KSV trung cấp 140 đồng chí; KSV sơ cấp 327 đồng chí, Kiểm tra viên 20 đồng chí, Chuyên viên 236 đồng chí, Kế toán viên 33 đồng chí, nhân viên 30 đồng chí. Trình độ chính trị: cử nhân và cao cấp chính trị 65 đồng chí, trung cấp 612 đồng chí, sơ cấp 109 đồng chí, toàn ngành VKS thành phố có 487 đảng viên. Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ luật học 01 đồng chí; Nghiên cứu sinh luật học 01 đồng chí; Thạc sĩ Luật học 24 đồng chí, Cử nhân luật 684 đồng chí, còn lại 76 đồng chí. Về cơ cấu tổ chức VKSND thành phố Hà Nội có 14 phòng trực thuộc và 29 đơn vị VKSND cấp huyện đóng trên địa bàn. Trong đó có 10 quận (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Tây Hồ, Long Biên, Hà Đông), 01 thị xã (Sơn Tây) và 18 huyện (Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn, Từ Liêm, Hoài Đức, Quốc Oai, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Mê Linh, Chương Mỹ, Thạch Thất, Ba Vì, Đan Phượng, Mỹ Đức, Ứng Hòa).

Trong những năm gần đây, tổ chức bộ máy ở các đơn vị trực thuộc VKSND thành phố Hà Nội đã được kiện toàn và củng cố theo hướng tăng cường cho công tác THQCT và kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự, chủ động soát xét, bố trí lại lực lượng, đảm bảo đủ số lượng và tăng cường chất lượng cán bộ cho các VKSND cấp quận, huyện; đồng thời quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát có bản lĩnh chính trị, có kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về phẩm chất đạo đức theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Mỗi cán bộ kiểm sát phải: Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn.

Quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng, nghị quyết của Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, ngành Kiểm sát thủ đô đã có nhiều nỗ lực thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật: tình trạng bắt giữ oan sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm tố tụng giảm rõ rệt, phần lớn các vụ án đều được giải quyết trong thời hạn luật định. KSV đã chủ động phối hợp chặt chẽ với CQĐT để giải

quyết vụ án được kịp thời, nhanh chóng, khách quan và đúng pháp luật; chất lượng giải quyết án tốt hơn, hạn chế được tình trạng khởi tố không có căn cứ, sau phải đình chỉ điều tra vì bị can không phạm tội, khắc phục triệt để các trường hợp VKS truy tố, Tòa án tuyên bị cáo không phạm tội. Hoạt động tranh tụng tại phiên tòa được đổi mới về chất. KSV đã chủ động xét hỏi, tranh luận dân chủ với luật sư và những người tham gia tố tụng, thể hiện được vai trò công tố, giúp cho Hội đồng xét xử ra được bản án có căn cứ và đúng pháp luật.

Tuy nhiên so với yêu cầu của công cuộc đổi mới, việc thực hiện chức năng, hoạt động của ngành Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội còn có những khuyết điểm, tồn tại. Đó là tính chủ động sáng tạo, trách nhiệm trong việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành chưa cao, chưa phát huy tốt quyền công tố trong đấu tranh chống tội phạm, chưa kiên quyết, triệt để trong kiểm sát hoạt động tư pháp nên chất lượng, hiệu quả công tác kiểm sát còn hạn chế, chưa phối hợp tốt với các ngành chức năng để nâng cao chất lượng công tác và hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm. Chất lượng công tác kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, kinh tế, hành chính, lao động, thi hành án hình sự, dân sự chưa đạt được kết quả như mong muốn. Công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân ở một số đơn vị còn kém hiệu quả. Công tác giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ chưa theo kịp tình hình, trình độ và ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ kiểm sát, nhất là cán bộ quản lý chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc đổi mới. Những yếu kém, khuyết điểm trên cần sớm có những giải pháp khắc phục để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác THQCT và kiểm sát các hoạt động tư pháp của VKSND thành phố Hà Nội.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)