Về hoạt động THQCT thông qua việc đề ra yêu cầu điều tra và trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 69)

trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra

Quá trình THQCT trong giai đoạn điều tra, KSV VKS 2 cấp thành phố Hà Nội đã đề ra yêu cầu điều tra bằng văn bản đối với 19.976 vụ án chiếm tỷ lệ 56,7%. Số lượng vụ án có yêu cầu điều tra qua các năm có xu hướng tăng, năm sau cao hơn năm trước, năm 2011 tỷ lệ vụ án có yêu cầu điều tra đạt 73%. Đối với số án thụ lý ở cấp tỉnh tỷ lệ có yêu cầu điều tra cao hơn cấp huyện (ở cấp tỉnh là 78%, cấp huyện 55%). Ngoài số lượng vụ án có yêu cầu điều tra bằng văn bản như trên, còn một số lượng lớn các vụ án quá trình THQCT, KSV yêu cầu điều tra trực tiếp bằng lời nói không thể hiện bằng văn bản qua hoạt động kiểm sát khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, hỏi cung bị can, ghi lời khai nhân chứng, đối chất, thực nghiệm điều tra. Đối với nhiều vụ án ở cấp huyện hành vi phạm tội đơn giản, bắt quả tang, chứng cứ thu thập ngay từ đầu (như các vụ tàng trữ trái phép chất ma túy) nên nhiều khi KSV không có yêu cầu điều tra.

Nhìn chung, việc đề ra yêu cầu điều tra trong quá trình THQCT đã được lãnh đạo các đơn vị kiểm sát và KSV chú trọng thực hiện. Phần lớn các KSV thụ lý án đã nghiêm túc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu và đề ra yêu cầu điều tra ngay từ đầu. Thực tiễn cho thấy, trong các vụ án được yêu cầu điều tra kịp

thời, rõ ràng thì việc điều tra thu thập chứng cứ của Điều tra viên đầy đủ, toàn diện hơn, thủ tục tố tụng được bảo đảm. Từ việc đề ra yêu cầu điều tra và thực hiện đầy đủ nội dung yêu cầu, thực sự đã góp phần quan trọng để việc truy tố có căn cứ, đúng pháp luật, đồng thời đẩy nhanh tiến độ giải quyết án và hạn chế việc trả hồ sơ điều tra bổ sung.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 69)