Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 63)

- Quyết định tạm đình chỉ vụ án

2.1.1.Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội thành phố Hà Nộ

Thủ đô Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có tọa độ 105°44’ đến 106°02’ kinh độ đông; 20°53’ đến 21°23’ vĩ độ Bắc, Hà Nội tiếp giáp với 8 tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía đông; Hòa Bình, Phú Thọ ở phía Tây; Hòa Bình và Hà Nam ở phía nam. Từ ngày 1/8/2008, cả tỉnh Hà Tây cùng huyện Mê Linh (Vĩnh Phúc) và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) sáp nhập vào Hà Nội, nên từ đó Hà Nội có thêm 1 quận, 1 thị xã và 13 huyện. Như vậy đến nay, Hà Nội có 29 quận, huyện, thị xã với 577 phường, xã, thị trấn. Theo kết quả tổng điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người (trong đó 2.632.087 cư dân thành thị chiếm 41,2% và 3.816.750 cư dân nông thôn chiếm 58,1%) và rộng 3.324,92 km2

, gồm 10 quận, 1 thị xã và 18 huyện ngoại thành, đứng thứ hai về dân số và đứng đầu cả nước về diện tích, nằm trong 17 thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới.

Thủ đô của quốc gia, Hà Nội nhận được sự quan tâm đầu tư và được sự chỉ đạo sát sao của trung ương trong quá trình phát triển của mình. Là trung tâm của vùng Bắc Bộ, là đầu mối giao thông quan trọng đi các tỉnh và cả nước, là trung tâm thông tin và giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội trong nước và quốc tế, là nơi tập trung các cơ quan ngoại giao đoàn, các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, Hà nội có khả năng thu hút các nguồn lực cả trong nước và

bên ngoài, có điều kiện tiếp xúc và nắm bắt kịp thời, hệ thống những thông tin và động thái vận động mới của đời sống thị trường trong nước và quốc tế, tiếp cận nhanh các cơ hội có liên quan trong quá trình chuyển đổi và phát triển theo xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa.

Với điều kiện thuận lợi như vậy, thủ đô Hà Nội rất có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn. Về công nghiệp, Hà Nội có thế mạnh trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ như: cơ khí chế tạo, công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm... Về dịch vụ, Hà Nội có thế mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tư vấn, du lịch... Trong điều kiện chịu tác động nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, thành phố vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá (trên 10,4%/năm). Năm 2011, năm đầu tiên thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, kinh tế Hà Nội đạt tổng sản phẩm nội địa (GRDP) tăng 10,1%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 12,2%, tổng mức bán lẻ tăng 23,7%, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tăng 27,1%, tổng vốn đầu tư xã hội tăng 13,5%... cùng với phát triển kinh tế, các mặt văn hóa - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh quốc phòng được củng cố, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Tuy nhiên, tiềm năng, thế mạnh của thủ đô chưa được phát huy hết; kinh tế phát triển chưa toàn diện, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp; nhiều nguồn lực quan trọng của thành phố về vốn, đất đai, sức lao động, tiềm lực trí tuệ của đội ngũ trí thức thủ đô… chưa được khai thác hiệu quả. Công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị còn bộc lộ nhiều yếu kém. Hệ thống hạ tầng đô thị và nông thôn phát triển chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội thủ đô. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa tạo được chuyển biến rõ nét. An ninh trật tự còn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định do tác động của những nhân tố nội sinh từ mặt trái cơ chế thị trường, số lượng người nhập cư ngày càng lớn, ảnh hưởng chính trị thế giới tác động vào nước ta rất phức tạp,

trong đó Hà Nội là địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống phá làm cho tình hình tội phạm phát triển và diễn biến hết sức khó lường.

Những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội và quốc tế đã tác động trực tiếp đến tình hình tội phạm và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm cũng như việc thực hiện chức năng THQCT và kiểm sát điều tra của VKSND

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 63)