Về hoạt động THQCT trong việc phê chuẩn, không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp, lệnh tạm giam và gia hạn tạm giữ

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 70)

lệnh bắt khẩn cấp, lệnh tạm giam và gia hạn tạm giữ

Tạm giữ, tạm giam là các biện pháp ngăn chặn trực tiếp ảnh hưởng đến tự do thân thể cá nhân của bị can, bị cáo hoặc người bị nghi thực hiện tội phạm. Do vậy, pháp luật TTHS quy định rất chặt chẽ căn cứ bắt tạm giam cũng như căn cứ ra lệnh tạm giam đều phải có sự phê chuẩn của VKS mới có giá trị pháp lý. Tập trung làm tốt công tác này, thời gian qua VKS hai cấp thành phố Hà Nội đã thực hiện kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng các biện pháp tạm giam, tạm giữ, qua đó đã quyết định không phê chuẩn lệnh bắt khẩn cấp: 43/579 trường hợp (chiếm tỷ lệ 7,43% so với cả nước); hủy bỏ quyết định tạm giữ và không phê chuẩn gia hạn tạm giữ: 320/1.471 trường hợp (chiếm tỷ lệ

21,75% so với cả nước). Các trường hợp VKS không phê chuẩn nêu trên đều được CQĐT thực hiện trả tự do ngay cho người bị tạm giữ.

5 năm qua, trong số 55.534 bị can khởi tố, CQĐT ra lệnh bắt và tạm giam, VKS phê chuẩn bị can bị tạm giam là 55.386 bị can (chiếm 99,73%). Đối với những trường hợp không đủ căn cứ hoặc xét thấy không cần thiết phải tạm giam thì VKS kiên quyết không phê chuẩn. Trong thời điểm báo cáo trên, VKS đã ra quyết định không phê chuẩn lệnh tạm giam 148 bị can (chiếm 0,27%). Các quyết định từ chối phê chuẩn lệnh tạm giam, lệnh bắt tạm giam đối với bị can của VKS, CQĐT đã thực hiện nghiêm túc các quyết định, yêu cầu của VKS. Khi thấy việc áp dụng biện pháp tạm giam không còn cần thiết, trong 5 năm qua VKSND hai cấp thành phố Hà Nội đã ra quyết định hủy bỏ 913 trường hợp.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tội mua bán người trong luật hình sự việt nam luận văn ths luật (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)