Xác định chi phí nguồn vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31)

5. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU:

1.4.2.1. Xác định chi phí nguồn vốn

Có 3 phương pháp xác định chi phí huy động vốn thường được các ngân hàng áp dụng phổ biến là: chi phí quá khứ bình quân; chi phí vốn biên tế (cận biên) và chi phí huy động hỗn hợp.

Phương pháp chi phí vốn bình quân

Đây là phương pháp thông dụng nhất để tính chi phí huy động vốn của NHTM. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem xét mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn huy động.

Phương pháp chi phí vốn biên tế (cận biên)

Phương pháp chi phí bình quân tuy có ưu điểm là đơn giản nhưng chỉ nhìn về quá khứ (backward) để xem xét chi phí và tỷ suất lợi nhuận tối thiểu đã thực hiện của ngân hàng. Trong khi đó, phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân

Chi phí trả lãi bình quân =

Tổng chi phí trả lãi

Tổng nguồn vốn huy động bình quân Lãi suất bình

đầu vào =

(Số dư tiền gửi loại i x lãi suất tiền gửi loại Tổng vốn huy động

hàng là cho hiện tại và tương lai, phương pháp chi phí vốn biên tế nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp chi phí bình quân dựa trên nguyên giá.

Chi phí biên là chi phí bỏ ra để có thêm một đồng vốn huy động. Căn cứ vào chi phí biên, ngân hàng xác định mức lợi nhuận tối thiểu cần đạt được từ những tài sản có thêm từ các nguồn vốn này.

Chi phí trả lãi tăng thêm Chi phí vốn biên tế = Tổng số vốn huy động tăng thêm Lợi nhuận thu được từ tài sản Có sinh lời tăng thêm nhờ sử dụng nguồn vốn huy động thêm:

Chi phí trả lãi tăng thêm Tỷ suất sinh lời biên tế = Tài sản Có sinh lời tăng thêm Công thức chi phí vốn biên tế thường được áp dụng trong trường hợp cần xác định chi phí huy động của một loại nguồn vốn hoặc để ngân hàng đưa ra quyết định nên huy động từ một loại nguồn vốn nào.

Tuy nhiên trong thực tế, để phân định nguồn vốn nào sử dụng cho mục đích nào không phải là việc dễ dàng, ngân hàng thường huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau cho các mục đích khác nhau. Mỗi tài sản đầu tư sinh lợi của NHTM thường không thay đổi tương ứng với một nguồn vốn nhất định mà thực chất các chi phí là sự tập hợp của nhiều nguồn vốn khác nhau. Do vậy, cần phải quan tâm xem xét chi phí huy động vốn hỗn hợp từ một số loại nguồn vốn.

Chi phí huy động vốn tổng hợp

Thực tế cho thấy mỗi một khoản vay của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Do vậy, chi phí huy động vốn để đáp ứng khoản vay không thể tính riêng biệt mà cần phải được tính trên cơ sở một hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn khác nhau. Các bước tính chi phí nguồn vốn gồm:

 Xác định lượng vốn dự kiến huy động mỗi nguồn để đáp ứng nhu cầu.

 Xác định mức khả dụng mỗi nguồn.

 Xác định chi phí lãi và phi lãi của mỗi nguồn vốn.

nguồn vốn huy động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)