5. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU:
2.2.2. Tình hình huy động vốn của NHTM hiện nay
Theo số liệu từ NHNN tình hình huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2012 tăng 16%. Các ngân hàng đều đạt mức tăng trên dưới 100% so với năm 2011 ngoại trừ ACB. Đứng đầu về sự gia tăng huy động vốn là SHB với mức tăng 123% tương đương 77.598 tỷ đồng nguyên nhân xuất phát là do hợp nhất với Habubank. Kế đến là VPBank với mức tăng là 88% tương đương với 60.000 tỷ
đồng. Riêng đối với ông lớn ACB gánh chịu đợt rút tiền ra mạnh sau khi một số lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này bị bắt vào tháng 8 năm 2013 với lượng tiền của khách hàng gửi tại ACB giảm 11,9%. Nhưng ACB vẫn duy trì được tốp 5 trong các ngân hàng thu hút tiền gửi nhất.
So sánh con số tuyệt đối thì ngân hàng Agribank dẫn đầu hệ thống ngân hàng với 540.000 tỷ đồng của khách hàng gửi trong năm vừa qua sau đó tới BIDV với 360.167 tỷ. Vietinbank và Vietcombank ở vị trí kế tiếp lần lượt 288.271 tỷ đồng và 284.514 tỷ đồng.
Bước sang năm 2013 tình hình huy động vốn tháng 1 năm 2013 tăng cao so với cùng kỳ của 2 năm trước. Tính đến cuối tháng 4 năm 2013 huy động vốn đã tăng được 5,34% so với năm trước, cao hơn gấp 1,5 lần mức tăng của cùng kỳ năm 2012 và gấp hơn 6 lần mức tăng của cùng kỳ năm 2011. Trong đó, tốc độ tăng huy động vốn bằng VND cao hơn huy động vốn bằng ngoại tệ. Điều này phù hợp với chủ trương chuyển từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ và cho thấy niềm tin của người dân vào hệ thống tổ chức tín dụng tăng lên. Ngoài ra, nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý.
Tóm lại, mặc dù bối cảnh chung thế giới trong và ngoài nước có nhiều chuyển biến gây bất lợi cho các doanh nghiệp kéo theo ảnh hưởng tới toàn hệ thống ngân hàng. Nhưng các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp được áp dụng một cách linh hoạt nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn qua đó cũng cải thiện được tình hình của hệ thống ngân hàng. Điều đó được thể hiện qua một số kết quả nhất định như trên của một số ngân hàng trong thời gian gân đây.
2.3. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng MHB – SGD TP.HCM 2.3.1. Các kênh huy động vốn tại ngân hàng MHB – SGD TP.HCM
Các NHTM thường tạo lập nguồn vốn từ các kênh như nhận tiền gửi, đi vay hoặc nhận vốn ủy thác đầu tư…và MHB cũng đang triển khai tiếp tục các công cụ
huy động vốn của mình từ các cá nhân trong khu dân cư và tổ chức kinh tế. Các sản phẩm huy động vốn của MHB tuy không thật sự đặc biệt nổi trội so với các NHTM khác nhưng ít nhiều nó cũng tạo được một số vị thế riêng đối với các khách hàng nói chung và khách hàng của MHB nói riêng, cụ thể như sau:
Đối với khách hàng là cá nhân:
Các loại tiền gửi tiết kiệm:
Tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND, tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND, tiết kiệm tích lũy VND, tiết kiệm người cao tuổi VND, tiết kiệm lãi suất lũy tiến, tiết kiệm gia tăng lãi suất bằng tiền mặt, tiết kiệm phú lộc và tiết kiệm thưởng lãi.
Các loại tiền gửi:
Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn. Đối với khách hàng là doanh nghiệp
Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn.
2.3.2. Quy mô, cơ cấu và quản trị huy động vốn tại MHB:
Quy mô của ngân hàng MHB so với các ngân hàng TMCP khác trong ngành về huy động vốn:
Bảng 2.2: Tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng.
ĐVT: Tỷ đồng (VNĐ) Các năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quí 1 năm 2013
Qui mô Qui mô Tốc độ Qui mô Tốc độ Qui mô Tốc độ MHB 35.746 35.866 0,34% 25.482 -28,95% 25.515 0,13% Đông Á 47.756 48.120 0,76% 50.790 5,55% 51.458 1,31% Phương Nam 46.399 48.093 3,65% 58.127 20,86% 58.450 0,56% Qua bảng 2.2 ta thấy khi so sánh MHB với các ngân hàng cùng quy mô như Đông Á hay Phương Nam thì từ năm 2010 bước sang năm 2011 tốc độ tăng không đáng kể. Cụ thể ở MHB chỉ đạt 0.34% ngoài ra ở Phương Nam và Đông Á lần lượt là 3.65% và 0.76%. Trong năm 2012 tốc độ tăng của nguồn tiền gửi của khách hàng vào MHB có sự sụt giảm đáng kể tới 28,25 %. Nguyên nhân là do sự giảm
bớt lượng tiền gửi từ các tổ chức tài chính một cách đáng kể trong khi lượng tiền gửi của các khách hàng cá nhân chỉ tăng nhẹ và không đủ bù đắp lượng giảm khá lớn trên. Tuy nhiên, ta thấy được ở ngân hàng Phương Nam vẫn có sự tăng trưởng khá tốt là 20.86% từ năm 2011 sang năm 2012 đó là do ngân hàng này đã tranh thủ huy động được nguồn vốn từ nước ngoài. Đó cũng là một bài học cho MHB.
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MHB theo sản phẩm
ĐVT: Tỷ đồng (VNĐ) Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qúy 1/2013
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi của
khách hàng 21.402,75 56,17% 20.368,82 53,27% 23.096,75 72,45% 23.334,86 72,88% Phát hành
GTCG
2.358,94 6,19% 2.370,52 6,20% 6.395,60 20,06% 5.231,23 16,34% Tiền gửi của
TCTD khác 14.343,24 37,64% 15.497,33 40,53% 2.385,32 7,48% 3.452,12 10,78% TỔNG NGUỒN 38,104.93 100% 38,236,67 100% 31.877,67 100% 32.018,21 100%
Nguồn: Phòng kế toán tài chính - MHB
Qua bảng 2.4 ta thấy tiền gửi của khách hàng từ năm 2010 đến năm 2013 tương đương 16,71%. Mặc dù trong năm 2010 đến 2011 có biến động giảm nhẹ gần 3% nhưng không làm ảnh hưởng đến tống nguồn huy động qua các năm vì được bù đắp bằng lượng tăng từ nguồn tiền gửi của các tổ chức tính dụng khác và việc phát hành các giấy tờ có giá. Cuộc chạy đua lãi suất từ năm 2008 của ngân hàng đã dẫn đến NHNN can thiệp chính sách trần lãi suất từ 14%/năm còn hiện nay là không quá 7%/ năm đối với huy động ngắn hạn. Tuy mức lãi suất ngân hàng không còn hấp dẫn nhiều như trước nhưng vẫn không thấy có sự dịch chuyển nguồn vốn từ ngân hàng qua các kênh đầu tư khác vì gửi tiết kiệm vẫn biến động nhất trong gian đoạn hiện nay. Do vậy ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn ổn định và tăng nhẹ qua các năm từ 30.104,93 tỷ đồng đến 32.018,21 tỷ đồng. Ngoài ra trong tình hình chung đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành các GTCG của ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn với chi phí
thấp, cụ thể: huy động vốn bằng GTCG đã tăng từ năm 2010 là 2.358,94 tỷ đồng tương đương 6,19% đến năm 2012 đạt được 6.395,60 tỷ đồng tương đương 20,06% tăng lên 13,87%.
Trong khi tỷ trọng nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng lại có xu hướng giảm cuối năm 2012 là 7,48% giảm 30,16% so với năm 2010; quý 1 năm 2013 là 10,78% trong tổng số huy động vốn thể hiện sự giảm đáng kể của tiền gửi từ các tổ chức tín dụng trong cơ cấu huy động vốn.
Đó là tình hình chung toàn cảnh của toàn hệ thống MHB, phân tích tình hình cụ thể của MHB – SGD TP. HCM sẽ có cái nhìn chi tiết hơn.
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MHB – SGD HCM theo sản phẩm
ĐVT: Triệu đồng (VNĐ)
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qúy 1/ 2013
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi thanh toán khách hàng cá nhân 366,082 0,21% 1.377,656 0,58% 927,982 0,23% 1.039,124 0,24% Tiền gửi thanh toán của khách hàng tổ chức 1.751,346 1,05% 1.191,573 0,5% 12.889,587 3,24% 10.899,675 2,51%
Tiền gửi tiết
kiệm 165.928,268 98,74% 236.254,184 98,92% 384.698,214 96,53% 421.809,221 97,25% TỔNG
NGUỒN
168.045,697 100% 238.823,413 100% 398.515,783 100% 433.748,020 100%
Nguồn: Phòng kế toán tài chính – SGD HCM MHB
Qua bảng 2.5 ta thấy lượng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán của các khách hàng cá nhân và tổ chức đều tăng rõ ràng về lượng qua từng năm. Đầu năm 2013 đã tăng lên được 1.039,124 triệu đồng đối với tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân và 10.899,675 triệu đồng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Bên
cạnh đó tiền gửi tiết kiệm cũng tăng khá mạnh từ 165.045,697 triệu đồng năm 2010 đến 433.748,020 triệu đồng vào năm 2013. Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng thì ở tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu huy động vốn cụ thể hơn 96% qua các năm. Trong khi nguồn tiền gửi thanh toán của các cá nhân và tổ chức chiếm tỷ trọng khá thấp khoảng trên dưới 3%. Điều này cho thấy MHB – SGD TP. HCM chưa có chiến lược đúng đắn để thu hút thêm nguồn tiền gửi thanh toán vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ hơn so với tiền gửi tiết kiệm nên MHB – SGD TP. HCM cần phải nghiên cứu sâu hơn để gia tăng nguồn huy động này.
2.3.3. Thực trạng huy động vốn tại MHB – SGD TPHCM năm 2012
Nằm trong giai đoạn chính sách tiền tệ có nhiều chuyển biến tích cực, NHNN đã tạo được sự ổn định cơ bản trong hệ thống tài chính. Các ngân hàng đã tạo được sự cải thiện về thanh khoản, kéo giảm được mặt bằng lãi suất nhờ vào chính sách duy trì áp mức lãi suất trần từ phía NHNN. Nhưng việc huy động vốn không tăng đáng kể và cạnh tranh khá gay gắt giữa các ngân hàng để dành khách hàng.
Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn tại MHB – SGD HCM năm 2012
ĐVT: Tỷ đồng (VNĐ) Chỉ tiêu Thực hiện 2011 Kế hoạch 2012 Thực hiện 2012
So với kế hoạch So với 2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối %
Cuối kỳ 359 420 398 -22 95% 39 110%
Bình quân 409 435 391 -44 90% -18 96%
Dân cư 320 400 384 -16 96% 64 120%
Trong tình hình kinh tế chung của năm 2012 với mức tăng trưởng chậm lại. MHB – SGD HCM cũng chịu sự chi phối tương tự của quy luật chung trên thị trường. Thể hiện ở các con số tuyệt đối giảm so với kế hoạch là 22,44 và 16 tỷ đồng, tương đương chỉ đạt khoảng trên dưới 90% đến hơn 95% so với kế hoạch. Nhưng đây cũng là một điều nổ lực đáng khích lệ của MHB. So với thực tế năm 2011 thì cũng chỉ có sự tăng nhẹ ở một vài chỉ tiêu cuối kỳ và khu vực dân cư lần lượt là 110% đến 120% nhưng ở mức chỉ tiêu bình quân thì vẫn chưa đạt bằng năm 2011.
Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn MHB – SGD HCM năm 2012 ĐVT: Tỷ đồng (VNĐ) Chỉ tiêu Thực hiện 2011 Kế hoạch 2012 Thực hiện 2012 TĂNG GIẢM So với 2011 % So với kế hoạch % Huy động vốn cuối kỳ 359 420 398 39 110% -22 95% Huy động vốn bình quân 409 435 391 -18 96% -44 90%
Cơ cấu theo loại tiền
Huy động vốn bằng 269 351 82 130%
Huy động vốn bằng
ngoại tệ 90 47 -43 52%
Cơ cấu theo kỳ hạn
Không kỳ hạn 25 18 -7 72%
Ngắn hạn 320 367 47 114%
Trên 12 tháng 14 13 -1 93%
Nguồn: phòng tài chính kế toán MHB – SGD HCM
Huy động vốn bình quân đạt 409 tỷ đồng, giảm 6% so với cuối năm 2011, thực hiện 95% kế hoạch năm 2012. Huy động vốn kỳ hạn trên 12 tháng đạt 13 tỷ đồng, tăng trưởng tuyệt đối 1 tỷ đồng. Trong cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động năm 2012 thì tỷ trọng vốn ngắn hạn chiếm đa số đạt 96% tổng nguồn vốn (bao gồm cả nguồn vốn không kỳ hạn), nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng rất thấp 3%. Điều này cho thấy công tác huy động vốn trung dài hạn của MHB – SGD TP. HCM gặp rất nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của thị trường tiền tệ - lãi suất biến động liên tục, lạm phát cao người gửi tiền có xu hướng chỉ gửi kỳ hạn ngắn. Huy động vốn VND tăng dần tỷ trọng và đạt mức 351 tỷ đồng chiếm 88% tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn bằng ngoại tệ giảm dần tỷ trọng đạt 47 tỷ chiếm 12% tổng nguồn. Huy động vốn ngoại tệ giảm dần nguyên nhân do chính sách kiều hối của NHNN, các tập đoàn, tổng công ty phải bán lại ngoại tệ cho nhà nước làm giảm nguồn vốn huy động USD tại sở giao dịch MHB tại TP. HCM.
2.3.4. Đo lường các yếu tố quyết định đến sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ tiền gửi tại MHB - SGD HCM. với dịch vụ tiền gửi tại MHB - SGD HCM.
2.3.4.1. Tổng quan lý thuyết về sự hài lòng:
Một trong những thách thức lớn nhất đối với ngân hàng MHB – SGD Tp. HCM trong điều kiện hội nhập là năng lực cạnh tranh nhất là về mặt huy động được nguồn vốn. MHB – SGD Tp. HCM muốn tồn tại và phát triển lâu dài thì không những phải giữ được lượng khách hàng gửi tiền hiện tại mà còn phải thu hút và tìm kiếm được các khách hàng mới. Để làm được điều này cần phải thấu hiểu sự hài lòng của khách hàng khi thực hiện giao dịch gửi tiền tại ngân hàng. Ta cần xem xét khách hàng có nhận được dịch vụ mình cảm thấy hài lòng hay không từ đó nhận diện được các yếu tố khiến họ hài lòng và định lượng các yếu tố đó. Các nội dung cần phải được làm rõ để đạt được nhu cầu nêu trên bao gồm: khung lý thuyết và mô hình định lượng đo lường sự hài lòng của khách hàng, kết quả đo lường sự hài lòng của khách hàng gửi tiền tại ngân hàng MHB – SGD Tp. HCM ta sẽ xem xét phần này ở mục 2.3.4.3. Sau đây ta bắt đầu tham khảo phần khung lý thuyết của mô hình định lượng:
Khung lý thuyết mô hình định lượng:
Theo Kotler, sự hài lòng hoặc sự thất vọng của một người bắt nguồn từ sự so sánh cảm nhận với mong đợi về chất lượng một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Theo Parasuraman, Zeithaml, Berry (1985), Curry (1999), Lucky anh Laton (2000) mức độ hài lòng có thể đo lường với 5 – 7 khoảng cách. Có thể sử dụng thang điểm Likert để cho điểm các khoảng cách.
1 2 3 4 5 6 7 Khách hàng rút tiền thuận lợi từ ngân hàng.
Ghi chú: điểm càng lớn thì mức độ hài lòng càng cao.
Hình 2.2. Cho điểm 1 đến 7 theo mức độ thỏa mãn của khách hàng.
Theo Parasuraman, Zeithaml, Berry (1991) thì có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng, bao gồm: phương tiện hữu hình (Tangible - thể hiện bên ngoài cở sở vật chất, thiết bị, công cụ truyền thông); độ tin cậy (Reliability -
thể hiện khả năng đáng tin cậy và chính xác khi thực hiện dịch vụ); mức độ đáp ứng (Responsiveness - thể hiện cung cấp dịch vụ kip thời và sẵn lòng giúp đỡ khách hàng); độ đảm bảo (Assurance - thể hiện trình độ chuyên môn và lịch lãm của nhân viên, tạo niềm tin tưởng cho khách hàng); sự cảm thông (Empathy - thể hiện sự ân cần, quan tâm đến từng các nhân khách hàng).
Dưới đây là mô hình ứng dụng cho dịch vụ huy động tiết kiệm và cho vay của NHTM của Đinh Phi Hổ - Phó giáo sư tiến sĩ, Tiến sĩ kinh tế, Phó tổng biên
tập tạp chí phát triển kinh tế, giảng viên Đại học kinh tế Tp.HCM :
Hình 2.3: Mô hình định lượng đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng ứng dụng cho hệ thống NHTM của Phó giáo sư, Tiến sĩ kinh tế Đinh Phi Hổ.
1. Đáp ứng (Res): 5 biến quan sát
Rút tiền thuận lợi
Gửi tiền thuận lợi.
Thời gian giao dịch nhanh.
Thái độ sẵn sàng phục vụ.
Nhiệt tình trợ giúp khách hàng về thủ tục.
2. Tin cậy (Rel): 5 biến quan sát
Phí rút tiền hợp lý