KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG KINH TẾ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42)

5. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU:

2.2. KHÁI QUÁT MÔI TRƯỜNG KINH TẾ

2.2.1. Bối cảnh chung

Chính sách tài khóa của chính phủ:

Tình hình kinh tế thế giới cuối năm 2012 có những điểm chính sau đây: khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, suy thoái trong khu vực đồng Euro. Bước sang năm 2013 tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Mặc dù các điều kiện về tài chính toàn cầu đã và đang được cải thiện thể hiện ở việc giảm bớt các rủi ro ngắn hạn, một số nền kinh tế lớn đang áp dụng chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính.

Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư ở Việt Nam. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Trước tình hình đó nhà nước đã ban hành một số chính sách để lãnh đạo và điều hành nền kinh tế xã hội như sau: ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Để ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, chính phủ ban hành các biện pháp như gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuê đất phải nộp với một số tổ chức

kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay được vốn, đẩy nhanh việc thực hiện, giải ngân vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

Chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước:

Định hướng chung của NHNN trong các năm qua là chính sách tiền tệ được điều hành một cách chủ động, chặt chẽ và linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Trong đó điều hành lãi suất theo hướng giảm dần với mục tiêu 9-10%/năm vào cuối năm 2012 và trung bình mỗi quý giảm 1% năm đến tháng 9 năm 2013 lãi suất ở mức 6,5%/ năm tạo điều kiện thị trường tiền tệ giảm mặt bằng lãi suất cho vay, tháo gỡ khó khăn chi phí vay vốn của doanh nghiệp, giữ tỷ giá ổn định, củng cố niềm tin vào đồng tiền Việt Nam, và tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ việc cơ cấu lại các TCTD, xử lý tổng thể nợ xấu, giữ vững an toàn hệ thống ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản của hệ thống ngân hàng.

Về mặt tín dụng đã có sự chuyển biến về cơ cấu trong đó tín dụng đối với xuất khẩu, nông nghiệp, nông thôn tăng cao hơn tăng trưởng tín dụng chung. Ngoài ra, NHNN chủ động đưa ra những cam kết mạnh mẽ về ổn định tỷ giá. Bên cạnh đó, NHNN đã tiến hành đánh giá, xác định thực trạng hoạt động, chất lượng tài sản và nợ xấu của các TCTD, tăng cuờng thanh tra để đánh giá đúng thực trạng tài chính và hoạt động trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp để xử lý chấn chỉnh và sắp xếp các TCTD theo mức độ rủi ro và thực trạng tài chính. Đề án NHNN đã ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng để triển khai thực hiện "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 đang được mong chờ sẽ mang lại nhiều thay đổi tích cực cho tình hình hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2. Tình hình huy động vốn của NHTM hiện nay

Theo số liệu từ NHNN tình hình huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng trong năm 2012 tăng 16%. Các ngân hàng đều đạt mức tăng trên dưới 100% so với năm 2011 ngoại trừ ACB. Đứng đầu về sự gia tăng huy động vốn là SHB với mức tăng 123% tương đương 77.598 tỷ đồng nguyên nhân xuất phát là do hợp nhất với Habubank. Kế đến là VPBank với mức tăng là 88% tương đương với 60.000 tỷ

đồng. Riêng đối với ông lớn ACB gánh chịu đợt rút tiền ra mạnh sau khi một số lãnh đạo cấp cao của ngân hàng này bị bắt vào tháng 8 năm 2013 với lượng tiền của khách hàng gửi tại ACB giảm 11,9%. Nhưng ACB vẫn duy trì được tốp 5 trong các ngân hàng thu hút tiền gửi nhất.

So sánh con số tuyệt đối thì ngân hàng Agribank dẫn đầu hệ thống ngân hàng với 540.000 tỷ đồng của khách hàng gửi trong năm vừa qua sau đó tới BIDV với 360.167 tỷ. Vietinbank và Vietcombank ở vị trí kế tiếp lần lượt 288.271 tỷ đồng và 284.514 tỷ đồng.

Bước sang năm 2013 tình hình huy động vốn tháng 1 năm 2013 tăng cao so với cùng kỳ của 2 năm trước. Tính đến cuối tháng 4 năm 2013 huy động vốn đã tăng được 5,34% so với năm trước, cao hơn gấp 1,5 lần mức tăng của cùng kỳ năm 2012 và gấp hơn 6 lần mức tăng của cùng kỳ năm 2011. Trong đó, tốc độ tăng huy động vốn bằng VND cao hơn huy động vốn bằng ngoại tệ. Điều này phù hợp với chủ trương chuyển từ quan hệ huy động - cho vay sang quan hệ mua - bán ngoại tệ và cho thấy niềm tin của người dân vào hệ thống tổ chức tín dụng tăng lên. Ngoài ra, nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm được xem là kênh đầu tư hiệu quả nhất trong bối cảnh thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng, ngoại tệ ít biến động còn thị trường vàng thì bị siết chặt do NHNN mạnh tay quản lý.

Tóm lại, mặc dù bối cảnh chung thế giới trong và ngoài nước có nhiều chuyển biến gây bất lợi cho các doanh nghiệp kéo theo ảnh hưởng tới toàn hệ thống ngân hàng. Nhưng các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp được áp dụng một cách linh hoạt nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đang gặp khó khăn qua đó cũng cải thiện được tình hình của hệ thống ngân hàng. Điều đó được thể hiện qua một số kết quả nhất định như trên của một số ngân hàng trong thời gian gân đây.

2.3. Thực trạng hoạt động huy động vốn tại ngân hàng MHB – SGD TP.HCM 2.3.1. Các kênh huy động vốn tại ngân hàng MHB – SGD TP.HCM

Các NHTM thường tạo lập nguồn vốn từ các kênh như nhận tiền gửi, đi vay hoặc nhận vốn ủy thác đầu tư…và MHB cũng đang triển khai tiếp tục các công cụ

huy động vốn của mình từ các cá nhân trong khu dân cư và tổ chức kinh tế. Các sản phẩm huy động vốn của MHB tuy không thật sự đặc biệt nổi trội so với các NHTM khác nhưng ít nhiều nó cũng tạo được một số vị thế riêng đối với các khách hàng nói chung và khách hàng của MHB nói riêng, cụ thể như sau:

 Đối với khách hàng là cá nhân:

Các loại tiền gửi tiết kiệm:

Tiết kiệm không kỳ hạn bằng VND, tiết kiệm có kỳ hạn bằng VND, tiết kiệm tích lũy VND, tiết kiệm người cao tuổi VND, tiết kiệm lãi suất lũy tiến, tiết kiệm gia tăng lãi suất bằng tiền mặt, tiết kiệm phú lộc và tiết kiệm thưởng lãi.

Các loại tiền gửi:

Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn.  Đối với khách hàng là doanh nghiệp

Tiền gửi thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn.

2.3.2. Quy mô, cơ cấu và quản trị huy động vốn tại MHB:

Quy mô của ngân hàng MHB so với các ngân hàng TMCP khác trong ngành về huy động vốn:

Bảng 2.2: Tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng.

ĐVT: Tỷ đồng (VNĐ) Các năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Quí 1 năm 2013

Qui mô Qui mô Tốc độ Qui mô Tốc độ Qui mô Tốc độ MHB 35.746 35.866 0,34% 25.482 -28,95% 25.515 0,13% Đông Á 47.756 48.120 0,76% 50.790 5,55% 51.458 1,31% Phương Nam 46.399 48.093 3,65% 58.127 20,86% 58.450 0,56% Qua bảng 2.2 ta thấy khi so sánh MHB với các ngân hàng cùng quy mô như Đông Á hay Phương Nam thì từ năm 2010 bước sang năm 2011 tốc độ tăng không đáng kể. Cụ thể ở MHB chỉ đạt 0.34% ngoài ra ở Phương Nam và Đông Á lần lượt là 3.65% và 0.76%. Trong năm 2012 tốc độ tăng của nguồn tiền gửi của khách hàng vào MHB có sự sụt giảm đáng kể tới 28,25 %. Nguyên nhân là do sự giảm

bớt lượng tiền gửi từ các tổ chức tài chính một cách đáng kể trong khi lượng tiền gửi của các khách hàng cá nhân chỉ tăng nhẹ và không đủ bù đắp lượng giảm khá lớn trên. Tuy nhiên, ta thấy được ở ngân hàng Phương Nam vẫn có sự tăng trưởng khá tốt là 20.86% từ năm 2011 sang năm 2012 đó là do ngân hàng này đã tranh thủ huy động được nguồn vốn từ nước ngoài. Đó cũng là một bài học cho MHB.

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MHB theo sản phẩm

ĐVT: Tỷ đồng (VNĐ) Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qúy 1/2013

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tiền gửi của

khách hàng 21.402,75 56,17% 20.368,82 53,27% 23.096,75 72,45% 23.334,86 72,88% Phát hành

GTCG

2.358,94 6,19% 2.370,52 6,20% 6.395,60 20,06% 5.231,23 16,34% Tiền gửi của

TCTD khác 14.343,24 37,64% 15.497,33 40,53% 2.385,32 7,48% 3.452,12 10,78% TỔNG NGUỒN 38,104.93 100% 38,236,67 100% 31.877,67 100% 32.018,21 100%

Nguồn: Phòng kế toán tài chính - MHB

Qua bảng 2.4 ta thấy tiền gửi của khách hàng từ năm 2010 đến năm 2013 tương đương 16,71%. Mặc dù trong năm 2010 đến 2011 có biến động giảm nhẹ gần 3% nhưng không làm ảnh hưởng đến tống nguồn huy động qua các năm vì được bù đắp bằng lượng tăng từ nguồn tiền gửi của các tổ chức tính dụng khác và việc phát hành các giấy tờ có giá. Cuộc chạy đua lãi suất từ năm 2008 của ngân hàng đã dẫn đến NHNN can thiệp chính sách trần lãi suất từ 14%/năm còn hiện nay là không quá 7%/ năm đối với huy động ngắn hạn. Tuy mức lãi suất ngân hàng không còn hấp dẫn nhiều như trước nhưng vẫn không thấy có sự dịch chuyển nguồn vốn từ ngân hàng qua các kênh đầu tư khác vì gửi tiết kiệm vẫn biến động nhất trong gian đoạn hiện nay. Do vậy ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng vẫn ổn định và tăng nhẹ qua các năm từ 30.104,93 tỷ đồng đến 32.018,21 tỷ đồng. Ngoài ra trong tình hình chung đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hành các GTCG của ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn dài hạn với chi phí

thấp, cụ thể: huy động vốn bằng GTCG đã tăng từ năm 2010 là 2.358,94 tỷ đồng tương đương 6,19% đến năm 2012 đạt được 6.395,60 tỷ đồng tương đương 20,06% tăng lên 13,87%.

Trong khi tỷ trọng nguồn tiền gửi của các tổ chức tín dụng lại có xu hướng giảm cuối năm 2012 là 7,48% giảm 30,16% so với năm 2010; quý 1 năm 2013 là 10,78% trong tổng số huy động vốn thể hiện sự giảm đáng kể của tiền gửi từ các tổ chức tín dụng trong cơ cấu huy động vốn.

Đó là tình hình chung toàn cảnh của toàn hệ thống MHB, phân tích tình hình cụ thể của MHB – SGD TP. HCM sẽ có cái nhìn chi tiết hơn.

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động của MHB – SGD HCM theo sản phẩm

ĐVT: Triệu đồng (VNĐ)

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Qúy 1/ 2013

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tiền gửi thanh toán khách hàng cá nhân 366,082 0,21% 1.377,656 0,58% 927,982 0,23% 1.039,124 0,24% Tiền gửi thanh toán của khách hàng tổ chức 1.751,346 1,05% 1.191,573 0,5% 12.889,587 3,24% 10.899,675 2,51%

Tiền gửi tiết

kiệm 165.928,268 98,74% 236.254,184 98,92% 384.698,214 96,53% 421.809,221 97,25% TỔNG

NGUỒN

168.045,697 100% 238.823,413 100% 398.515,783 100% 433.748,020 100%

Nguồn: Phòng kế toán tài chính – SGD HCM MHB

Qua bảng 2.5 ta thấy lượng tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán của các khách hàng cá nhân và tổ chức đều tăng rõ ràng về lượng qua từng năm. Đầu năm 2013 đã tăng lên được 1.039,124 triệu đồng đối với tiền gửi thanh toán của khách hàng cá nhân và 10.899,675 triệu đồng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Bên

cạnh đó tiền gửi tiết kiệm cũng tăng khá mạnh từ 165.045,697 triệu đồng năm 2010 đến 433.748,020 triệu đồng vào năm 2013. Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng thì ở tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu huy động vốn cụ thể hơn 96% qua các năm. Trong khi nguồn tiền gửi thanh toán của các cá nhân và tổ chức chiếm tỷ trọng khá thấp khoảng trên dưới 3%. Điều này cho thấy MHB – SGD TP. HCM chưa có chiến lược đúng đắn để thu hút thêm nguồn tiền gửi thanh toán vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ hơn so với tiền gửi tiết kiệm nên MHB – SGD TP. HCM cần phải nghiên cứu sâu hơn để gia tăng nguồn huy động này.

2.3.3. Thực trạng huy động vốn tại MHB – SGD TPHCM năm 2012

Nằm trong giai đoạn chính sách tiền tệ có nhiều chuyển biến tích cực, NHNN đã tạo được sự ổn định cơ bản trong hệ thống tài chính. Các ngân hàng đã tạo được sự cải thiện về thanh khoản, kéo giảm được mặt bằng lãi suất nhờ vào chính sách duy trì áp mức lãi suất trần từ phía NHNN. Nhưng việc huy động vốn không tăng đáng kể và cạnh tranh khá gay gắt giữa các ngân hàng để dành khách hàng.

Bảng 2.5: Tình hình huy động vốn tại MHB – SGD HCM năm 2012

ĐVT: Tỷ đồng (VNĐ) Chỉ tiêu Thực hiện 2011 Kế hoạch 2012 Thực hiện 2012

So với kế hoạch So với 2011 Tuyệt đối % Tuyệt đối %

Cuối kỳ 359 420 398 -22 95% 39 110%

Bình quân 409 435 391 -44 90% -18 96%

Dân cư 320 400 384 -16 96% 64 120%

Trong tình hình kinh tế chung của năm 2012 với mức tăng trưởng chậm lại. MHB – SGD HCM cũng chịu sự chi phối tương tự của quy luật chung trên thị trường. Thể hiện ở các con số tuyệt đối giảm so với kế hoạch là 22,44 và 16 tỷ đồng, tương đương chỉ đạt khoảng trên dưới 90% đến hơn 95% so với kế hoạch. Nhưng đây cũng là một điều nổ lực đáng khích lệ của MHB. So với thực tế năm 2011 thì cũng chỉ có sự tăng nhẹ ở một vài chỉ tiêu cuối kỳ và khu vực dân cư lần lượt là 110% đến 120% nhưng ở mức chỉ tiêu bình quân thì vẫn chưa đạt bằng năm 2011.

Bảng 2.6: Cơ cấu huy động vốn MHB – SGD HCM năm 2012 ĐVT: Tỷ đồng (VNĐ) Chỉ tiêu Thực hiện 2011 Kế hoạch 2012 Thực hiện 2012 TĂNG GIẢM So với 2011 % So với kế hoạch % Huy động vốn cuối kỳ 359 420 398 39 110% -22 95% Huy động vốn bình quân 409 435 391 -18 96% -44 90%

Cơ cấu theo loại tiền

Huy động vốn bằng 269 351 82 130%

Huy động vốn bằng

ngoại tệ 90 47 -43 52%

Cơ cấu theo kỳ hạn

Không kỳ hạn 25 18 -7 72%

Ngắn hạn 320 367 47 114%

Trên 12 tháng 14 13 -1 93%

Nguồn: phòng tài chính kế toán MHB – SGD HCM

Huy động vốn bình quân đạt 409 tỷ đồng, giảm 6% so với cuối năm 2011, thực hiện 95% kế hoạch năm 2012. Huy động vốn kỳ hạn trên 12 tháng đạt 13 tỷ đồng, tăng trưởng tuyệt đối 1 tỷ đồng. Trong cơ cấu kỳ hạn của nguồn vốn huy động năm 2012 thì tỷ trọng vốn ngắn hạn chiếm đa số đạt 96% tổng nguồn vốn (bao gồm cả nguồn vốn không kỳ hạn), nguồn vốn kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng rất thấp 3%. Điều này cho thấy công tác huy động vốn trung dài hạn của MHB – SGD TP. HCM gặp rất nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng của thị trường tiền tệ - lãi suất biến động liên tục, lạm phát cao người gửi tiền có xu hướng chỉ gửi kỳ hạn ngắn. Huy động vốn VND tăng dần tỷ trọng và đạt mức 351 tỷ đồng chiếm 88% tổng nguồn vốn huy động. Huy động vốn bằng ngoại tệ giảm dần tỷ trọng đạt 47 tỷ chiếm 12% tổng nguồn. Huy động vốn ngoại tệ giảm dần nguyên nhân do chính sách kiều hối của NHNN, các tập đoàn, tổng công ty phải bán lại ngoại tệ cho nhà nước làm giảm nguồn vốn huy động USD tại sở giao dịch MHB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)