Các yếu tố về trình độ phát triển công nghệ và đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28)

5. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO NGHIÊN CỨU:

1.3.2.4.Các yếu tố về trình độ phát triển công nghệ và đối thủ cạnh tranh

Sự phát triển của công nghệ ngân hàng và các dịch vụ như máy rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng, hệ thống thanh toán điện tử,… ngày càng tiện lợi, hoàn hảo sẽ giúp cho người gửi tiền, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng phổ biến hơn, qua đó cung cấp một lượng vốn đáng kể cho ngân hàng.

Đối thủ cạnh tranh: đánh giá đúng được các thuận lợi cũng như khó khăn của ngân hàng mình so với đối thủ cạnh tranh cũng rất quan trọng cho việc hoạch định các chiến lược tốt hơn trong việc huy động vốn.

Trên cơ sở phân tích các yếu tố trên, ngân hàng lượng định quy mô các khoản tiền gửi và biến dạng của chúng để đề ra các chính sách sử dụng vốn hợp lý. 1.4. Quản trị chi phí huy động vốn

1.4.1. Phân tích tình hình và cơ cấu vốn huy động của NHTM

Huy động vốn của NHTM thông thường thông qua 2 thị trường là:

Thị trường 1: bao gồm các tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân. Thị trường 2: bao gồm các tổ chức tín dụng.

Việc huy động vốn từ 2 thị trường trên thường dưới các hình thức tiền gửi giao dịch, tiền gửi kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành giấy tờ có giá…

Trong nguồn vốn huy động đó có một số thành phần không ổn định, khả năng giao dịch cao và tỷ lệ lãi suất thấp; một số khác hạn chế khả năng phát hành séc, ổn định hơn và lãi suất cao hơn; nguồn vốn có kỳ hạn dài và xác định trước phải trả lãi suất cao nhất. Trên thực tế, khách hàng luôn có những phản ứng khác nhau với sự thay đổi của lãi suất và chất lượng dịch vụ do ngân hàng cung cấp.

Một trong những nguyên tắc cơ bản khi tiến hành phân tích cơ cấu vốn và nguồn vốn huy động là phải sắp xếp, phân loại tài sản Nợ và tài sản Có của ngân hàng thành các mục lớn như Hình 1.2.

Cơ sở của cách phân tích này là tính chất thị trường, kỳ hạn của đồng vốn và đối tượng sở hữu vốn. Với cách phân tích này, người phân tích có thể theo dõi diễn biến của từng loại nguồn vốn và tài sản, kịp thời nhận diện được những thuận lợi hoặc khó khăn để có những biện pháp xử lý phù hợp. Cơ cấu này còn thể hiện thế mạnh và chiến lược vốn của ngân hàng.

Chỉ số cơ bản phục vụ cho việc nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn là:

Chỉ số này giúp các nhà phân tích biết được tỷ trọng của từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, phân tích quy mô và tốc độ tăng trưởng của từng loại nguồn vốn.

Tỷ trọng từng loại nguồn vốn =

Số dư của từng loại nguồn vốn x 100% (CT1)

Chỉ số có thể sử dụng để phân tích tình hình huy động vốn của NHTM là:

BÁO CÁO CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

STT CHỈ TIÊU Năm nay Năm trước A TÀI SẢN CÓ

I Tiền mặt,chứng từ có giá trị, kim loại quý, đá quý II Tiền gửi tại NHNN

III Tiền gửi tại các TCTD khác IV Cho vay các TCTD khác

VI Cho vay các TCKT,cá nhân trong nước VII Các khoản đầu tư

VIII Tài sản khác IX Tài sản Có khác TỔNG CỘNG TÀI SẢN CÓ

B TÀI SẢN NỢ

I Tiền gửi của kho bạc nhà nước và TCTD khác II Vay NHNN, TCTD khác

III Tiền gửi của tổ chức kinh tế, dân cư

IV Vốn tài trợ, đầu tư uỷ thác mà ngân hàng chịu rủi ro VI Phát hành giấy tờ có giá

VII Các khoản nợ khác. VIII Vốn và các quỹ. TỔNG CỘNG TÀI SẢN NỢ

Hình 1.2: Mẫu biểu báo cáo cân đối kế toán

Tỷ trọng từng loại

trên tổng vốn huy động =

Số dư của từng loại tiền gửi x 100% (CT2) Tổng vốn huy động

Ngoài ra, chỉ số này giúp các nhà phân tích xác định kết cấu của nguồn vốn huy động để phát hiện điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng trong kinh doanh. Nếu ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn cao, ngân hàng sẽ thuận tiện trong việc tạo ra lợi nhuận. Nếu ngân hàng có tiền gửi với lãi suất cao chiếm tỷ trọng lớn sẽ gặp nhiếu khó khăn trong việc giải quyết đầu ra của nguồn vốn. Chỉ số này còn giúp các nhà phân tích xác định lãi suất bình quân đầu vào của các NHTM: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hoặc

Lãi suất bình quân đầu vào = Σ (Tỷ trọng tiền gửi loại i x lãi suất tiền gửi loại i) 1.4.2. Kiểm soát chi phí huy động vốn

1.4.2.1. Xác định chi phí nguồn vốn

Có 3 phương pháp xác định chi phí huy động vốn thường được các ngân hàng áp dụng phổ biến là: chi phí quá khứ bình quân; chi phí vốn biên tế (cận biên) và chi phí huy động hỗn hợp.

Phương pháp chi phí vốn bình quân

Đây là phương pháp thông dụng nhất để tính chi phí huy động vốn của NHTM. Phương pháp này chú trọng vào cơ cấu hỗn hợp các nguồn vốn mà ngân hàng đã huy động trong quá khứ và xem xét mức lãi suất mà thị trường đòi hỏi ngân hàng phải trả cho mỗi nguồn vốn huy động.

Phương pháp chi phí vốn biên tế (cận biên)

Phương pháp chi phí bình quân tuy có ưu điểm là đơn giản nhưng chỉ nhìn về quá khứ (backward) để xem xét chi phí và tỷ suất lợi nhuận tối thiểu đã thực hiện của ngân hàng. Trong khi đó, phần lớn các quyết định kinh doanh của ngân

Chi phí trả lãi bình quân =

Tổng chi phí trả lãi

Tổng nguồn vốn huy động bình quân Lãi suất bình

đầu vào =

(Số dư tiền gửi loại i x lãi suất tiền gửi loại Tổng vốn huy động

hàng là cho hiện tại và tương lai, phương pháp chi phí vốn biên tế nhằm khắc phục nhược điểm của phương pháp chi phí bình quân dựa trên nguyên giá.

Chi phí biên là chi phí bỏ ra để có thêm một đồng vốn huy động. Căn cứ vào chi phí biên, ngân hàng xác định mức lợi nhuận tối thiểu cần đạt được từ những tài sản có thêm từ các nguồn vốn này.

Chi phí trả lãi tăng thêm Chi phí vốn biên tế = Tổng số vốn huy động tăng thêm Lợi nhuận thu được từ tài sản Có sinh lời tăng thêm nhờ sử dụng nguồn vốn huy động thêm:

Chi phí trả lãi tăng thêm Tỷ suất sinh lời biên tế = Tài sản Có sinh lời tăng thêm Công thức chi phí vốn biên tế thường được áp dụng trong trường hợp cần xác định chi phí huy động của một loại nguồn vốn hoặc để ngân hàng đưa ra quyết định nên huy động từ một loại nguồn vốn nào.

Tuy nhiên trong thực tế, để phân định nguồn vốn nào sử dụng cho mục đích nào không phải là việc dễ dàng, ngân hàng thường huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau cho các mục đích khác nhau. Mỗi tài sản đầu tư sinh lợi của NHTM thường không thay đổi tương ứng với một nguồn vốn nhất định mà thực chất các chi phí là sự tập hợp của nhiều nguồn vốn khác nhau. Do vậy, cần phải quan tâm xem xét chi phí huy động vốn hỗn hợp từ một số loại nguồn vốn.

Chi phí huy động vốn tổng hợp

Thực tế cho thấy mỗi một khoản vay của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Do vậy, chi phí huy động vốn để đáp ứng khoản vay không thể tính riêng biệt mà cần phải được tính trên cơ sở một hỗn hợp gồm nhiều nguồn vốn khác nhau. Các bước tính chi phí nguồn vốn gồm:

 Xác định lượng vốn dự kiến huy động mỗi nguồn để đáp ứng nhu cầu.

 Xác định mức khả dụng mỗi nguồn.

 Xác định chi phí lãi và phi lãi của mỗi nguồn vốn.

nguồn vốn huy động.

1.4.2.2. Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro trong huy động vốn.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy, nguồn vốn huy động với chi phí thấp thì có thể có rủi ro cao và ngược lại. Để đánh giá rủi ro của các loại vốn huy động, mỗi ngân hàng cần phải định lượng nhiều chiều hướng rủi ro khác nhau. Các loại rủi ro huy động vốn thường bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro vốn chủ sở hữu. Rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến ngân hàng khi áp dụng lãi suất cố định đối với vốn huy động và cơ cấu vốn chưa hợp lý giữa đầu vào và đầu ra. Ngoài ra, rủi ro lãi suất luôn chịu tác động khi huy động vốn dài hạn vì khi lãi suất thị trường tăng khách hàng có xu hướng rút tiền trước hạn do họ cảm thấy ngân hàng trả lãi không xứng đáng nữa ngược lại khi lãi suất thị trường giảm thì ngân hàng sẽ bất lợi do đã huy động với lãi suất cao hơn thị trường. Rủi ro thanh khoản liên quan đến sự biến động của nguồn vốn huy động ngân hàng. Thông thường rủi ro thanh khoản xuất hiện khi có những tin đồn thất thiệt về ngân hàng và tình trạng thất nghiệp gia tăng, các doanh nghiệp không tiêu thụ được hàng hoá … Khi đó xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt của khách hàng làm cho tiền gửi tài khoản và tiền gửi thanh toán giảm đi một cách đột ngột…buộc ngân hàng phải tìm kiếm những nguồn vốn khác có chi phí cao hơn để bù đắp. Rủi ro vốn chủ sở hữu xuất hiện khi tình trạng huy động vốn vượt qua rất nhiều so với vốn chủ sở hữu. Do các nhà đầu tư sẽ lo lắng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng và có thể họ sẽ rút vốn khỏi ngân hàng đó.

Điều mà mọi ngân hàng quan tâm là sự cân nhắc giữa rủi ro nguồn vốn và chi phí huy động vốn. Về mặt thực tế, ta luôn thấy những nguồn vốn có chi phí thấp thường chứa đựng rủi ro cao và ngược lại. Rủi ro ở đây có thể về mặt lãi suất, thanh khoản hay rủi ro về vốn chủ sở hữu. Do vậy các nhà quản trị phải thực hiện những chính sách sao cho vừa đạt được kết quả kinh doanh cho ngân hàng vừa giảm thiểu rủi ro ở mức độ cho phép. Hình 1.3 là đồ thị biểu diễn sự đánh đổi giữa điểm A và B để lựa chọn, với mỗi vị trí là sự lựa chọn sao cho tương quan ưu tiên

giữa rủi ro và lợi nhuận trên bảng đối chiếu giữa rủi ro và chi phí theo từng cách phối hợp giữa các nguồn vốn.

Hình 1.3: Chi phí huy động vốn bình quân

1.4.3. Biện pháp quản lý các tài sản nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.3.1. Thực hiện đồng bộ các chính sách và biện pháp

Các biện pháp được sử dụng bao gồm sử dụng các đòn bẩy kinh tế. Trong đó, việc sử dụng các công cụ như lãi suất hoặc các công cụ khác để gia tăng nguồn vốn huy động được gọi là biện pháp kinh tế. Ưu điểm của biện pháp này là linh hoạt, nhạy bén và giúp ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn trong trường hợp cần thiết, cấp bách. Khuyết điểm là nếu sử dụng biện pháp này không phù hợp sẽ gây ra tổn thất và gia tăng chi phí.

Ngoài ra, các biện pháp cải tiến, nâng cấp máy móc thiết bị để đảm bảo thanh toán nhanh chóng và chính xác. Đồng thời sử dụng thêm biện pháp đa dạng các sản phẩm huy động, hoàn thiện và phát triển mạng lưới huy động. Các biện pháp trên gọi là biện pháp về kỹ thuật. Ưu điểm của nó là biện pháp này được sử dụng trong lâu dài, mang tính chiến lược, mang lại hiệu quả trong ngắn và dài hạn.

Các biện pháp tuyên truyền, quảng bá về sản phẩm, hình ảnh ngân hàng, phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giao tiếp ứng xử với khách hàng và nắm bắt được chủ trương của ngân hàng. Các biện pháp đó thuộc về biện pháp tâm lý nó tác động vào tâm lý, tình cảm khách hàng

0 R1 R2 Mức ro A

C1

C2

nhằm tạo lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp, lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng.

1.4.3.2. Sử dụng các công cụ cơ bản để tìm được nguồn vốn có chi phí thấp

Thứ tự vay ưu tiên khi nhu cầu vốn vượt quá khả năng thanh toán của ngân hàng lần lượt là vay qua đêm (thực hiện trong trường hợp qua ngày tiếp theo, ngân hàng sẽ có nguồn thu tương ứng), vay tái cấp vốn của NHNN, sử dụng các hợp đồng mua lại, chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá lớn, vay Đôla châu Âu…

1.4.3.3. Đa dạng hóa các nguồn huy động và tạo cơ cấu nguồn vốn sao cho phù hợp với những đặc điểm hoạt động của ngân hàng hợp với những đặc điểm hoạt động của ngân hàng

Mỗi ngân hàng có thế mạnh riêng nên phải lựa chọn cơ cấu vốn thích hợp với phương thức hoạt động của mình. Ngân hàng bán buôn thì cần vốn cho vay trung và dài hạn nên cần huy động tiền gửi định kỳ và có tiền gửi có kỳ hạn cao hơn tiền gửi không kỳ hạn. Đối với ngân hàng bán lẻ thì cho vay ngắn hạn nên huy động vốn theo tỉ lệ ngược lại.

1.5. Kinh nghiệm huy động vốn của một số ngân hàng nước ngoài

 Ngân hàng Citibank:

E-Savingsaccount

Tiền ký quỹ là 100USD, duy trì số dư này khách hàng sẽ không bị thu phí quản lý tài khoản hàng tháng, lãi suất thưởng là 1.5% và thay đổi theo lãi suất thị trường. Tài khoản này, khách hàng có thể giao dịch trực tuyến qua mạng Internet hoặc điện thọai. Có thể chuyển tiền từ bất kỳ tài khỏan nào tại các chi nhánh khác của Citibank sang tài khoản e-savingsaccount.

Day to day savings account

Thật cần thiết để mở tài khỏan Day-to-Day Savings khi khách hàng cần sử dụng tiền mặt thường xuyên. Tài khỏan này rất an toàn, thuận tiện và lãi suất cũng cạnh tranh. Số dư duy trì tài khỏan là100 USD. Ngân hàng sẽ tự động kết nối số dư trên tài khoản này với mọi tài khoản của khách hàng mở tại Citibank để đảm bảo số dư duy trì tài khoản của khách hàng, từ đó tránh được phí duy trì hàng

tháng. Miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Citibank. Có thể đăng ký trực tuyến để mở tài khỏan.

Citibank®MoneyMarketPlusAccount

Rất thuận tiện khách hàng có thể truy cập hệ thống Online của Citibank, Citi Phone Banking, đến bất kì chi nhánh nào của Citibank hoặc qua các máy ATM để thực hiện giao dịch. Bên cạnh được hưởng lãi suất cạnh tranh, khách hàng còn có thể rút tiền dễ dàng. Tiền trong tài khỏan khách hàng được bảo hiểm lên đến 250.000 USD. Không có phí thường niên nếu khách hàng duy trì số dư tối thiểu 100 USD trên tài khỏan.

Health Savings account

Đây là cách thông minh để trang trải cho các khoản chi phí chăm sóc sức khỏe. Nếu khách hàng đuợc tham gia trong một chương trình chăm sóc sức khỏe có chất lượng, Citibank Health Savings Account là môt giải pháp cho khách hàng. Với tài khoản này, khác hàng sẽ được miễn phần đóng thuế do vậy có thể sử dụng phần miễn thuế này đề thanh tóan cho các khoản chi tiêu về thuốc men.

Certificates of Deposit

Một vài điều trong cuộc sống rất chắc chắn. Giống như những chứng chỉ tiền gửi của Citibank. Nó đưa ra một sự đảm bảo an tòan, một lãi suất cạnh tranh cao. Khách hàng có thể lựa chọn rất nhiều kỳ hạn khác nhau từ 3 tháng đến 5 năm.

 Ngân hàng ANZ:

ANZ Progress Saver

Mục đích: nhằm tiết kiệm tiền để đi du lịch nước ngòai, mua nhà mới, hoặc bất cứ mục đích tiết kiệm nào. Miễn phí thường niên hàng tháng và phí giao dịch. Bên cạnh hưởng lãi suất tiền gửi, khách hàng còn được cộng điểm thưởng hằng ngày và sẽ được chi trả vào mỗi tháng nếu nếu số tiền mỗi lần gửi vào tài khỏan là trên 10 USD và không rút ra trong một tháng. Có thể giao dịch qua các máy ATM, ANZ Phone Banking, ANZ Internet Banking và các điểm giao dịch ANZ.

Hưởng lãi suất cạnh tranh, giao dịch tiền gửi trực tuyến, lãi suất tính mỗi ngày và trả hàng tháng cho khách hàng. Khách hàng hưởng lãi suất cao, không phải nộp số dư duy trì tài khoản. Có thể dễ dàng chuyển khoản trực tuyến từ ANZ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp phát triển huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long sở giao dịch thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28)