Thực tiễn về vấn đề công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán tà

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về hợp đồng mua bán tài sảnlý luận và thực tiễn (Trang 58)

5 Cơ cấu luận văn

3.2Thực tiễn về vấn đề công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán tà

ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN

Khi giao kết hợp đồng mua bán tài sản đối với những tài sản pháp luật quy định phải lập thành văn bản và phải có công chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền thì khi giao kết hợp đồng các bên phải tiến hành thực hiện các thủ tục công, chứng thực đối với hợp đồng mua bán tài sản đó. Điều 2 Luật Công chứng năm 2006 quy định: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật

phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Ngoài ra, để

đảm bảo an toàn pháp lý đối với hợp đồng mua bán tài sản Thông tư 03/2008/TT-BTP Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký quy định: “…Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương; căn cứ vào tình hình phát triển của các tổ chức hành nghề công chứng để quyết định giao các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện; trong trường hợp trên địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng thì người tham gia hợp đồng, giao dịch được lựa chọn công chứng của tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn khác hoặc chứng thực của Ủy ban nhân cấp xã theo quy định của pháp luật”.

Tuy nhiên, trong thực tế, hoạt động công chứng, chứng thực hiện nay là chưa thật sự hiệu quả. Có một số trường hợp, hợp đồng mua bán tài sản đã được công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền nhưng vẫn không được công nhận. Ví dụ: Trường hợp giao kết hợp đồng mua bán tài sản là nhà ở đã có quyết định của Tòa án về việc thi hành nghĩa vụ của bên bán, nhưng sau đó bên bán vẫn bán nhà ở và đã công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán tài sản đó và hợp đồng mua bán tài sản đó đã được cơ quan có thẩm quyền công chứng, chứng thực. Sau khi thực hiện xong thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán tài sản và bên mua cũng thực hiện xong nghĩa vụ trả tiền cho bên bán thì sau đó cơ quan thi hành án tiến hành kê biên, phát mại căn nhà nói trên để thực hiện nghĩa vụ của bên bán. Vì vậy, để đảm bảo về hiệu lực của hợp đồng đã được

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 59 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

công chứng, chứng thực và để đảm bảo quyền lợi của bên mua, người viết kiến nghị cần năng cao năng lực của các cá nhân, cơ quan tổ chức công chứng, năng cao hiệu quả của cơ quan công chứng khi thực hiện công chứng hợp đồng mua bán tài sản, để đảm bảo quyền sở hữu của bên mua theo quy định của pháp luật. Cơ quan công chứng cần có các biện pháp xác định tình trạng của tài sản mua bán khi thực hiện công chứng. Đồng thời, khi thực hiện công chứng, cơ quan công chứng cần xem xét cả về nội dung và hình thức của hợp đồng. Tránh trường hợp, chỉ công chứng về hình thức của hợp đồng mà không xem xét nội dung, gây ảnh hưởng quyền lợi của các bên khi thực hiện giao dịch mua bán tài sản.

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về hợp đồng mua bán tài sảnlý luận và thực tiễn (Trang 58)