Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về hợp đồng mua bán tài sảnlý luận và thực tiễn (Trang 42)

5 Cơ cấu luận văn

2.3.1.5 Nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu

Nghĩa vụ của bên bán không chỉ là chuyển giao tài sản bán cho bên mua mà bên bán còn phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu đối với tài sản mua. Khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán tài sản, bên mua phải bỏ ra một số tiền tương ứng để có được tài sản. Khi mua tài sản đều mà bên mua quan tâm không chỉ là có được tài sản mua mà còn trở thành chủ sở hữu của tài sản đó và tài sản mua đó không bị tranh chấp về quyền sở hữu.

Bên bán phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu tài sản đối với tài sản đã bán cho bên mua. Nhằm bảo vệ quyền sở hữu tài sản đối với bên mua, Điều 443 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về nghĩa vụ của bên bán về bảo đảm quyền sở hữu tài sản của bên mua: “Bên bán có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản đã bán cho bên mua không bị người thứ ba tranh chấp, trong trường hợp tài sản bị người thứ ba tranh chấp,

bên bán phải đứng về phía bên mua để bảo vệ quyền lợi của bên mua”.

Khi thực hiện hợp đồng mua bán tài sản, bên bán phải có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu tài sản của bên mua và trong trường hợp tài sản cho có tranh chấp xảy ra, bên bán phải có nghĩa vụ đứng về phía bên mua bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua. Để bảo đảm quyền sở hữu tài sản của bên mua đòi hỏi bên bán phải thỏa mãn các điều kiện: Bên bán phải là chủ sở hữu thật sự của tài sản bán và tài sản không bị ai tranh chấp, tài sản bán phải là tài sản được phép giao dịch và không bị pháp luật cấm lưu thông hoặc cấm chuyển nhượng, bên bán phải là người có năng lực pháp luật và năng lực

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 43 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

hành vi dân sự. Khi bên bán thỏa mãn các điều kiện trên thì bên bán mới đảm bảo được quyền sở hữu tài sản của bên mua không bị người thứ ba tranh chấp.40

Bên bán chỉ đảm bảo quyền sở hữu tài sản cho bên mua dựa trên cơ sở pháp lý chứ không phải tìm mọi cách để bảo vệ quyền sở hữu của bên mua. Trong trường hợp tài sản mua bán có tranh chấp với người thứ ba và bên bán không thật sự là chủ sở hữu đối với tài sản bán mà bên mua ngay tình không biết hoặc không thể biết bên bán không phải là chủ sở hữu thật sự của tài sản bán thì bên mua có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp bên mua biết hoặc có thể biết bên bán không phải là chủ sở hữu tài sản bán thì bên mua phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu thật sự và không có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.41

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về hợp đồng mua bán tài sảnlý luận và thực tiễn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)