Nghĩa vụ bảo hành

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về hợp đồng mua bán tài sảnlý luận và thực tiễn (Trang 40)

5 Cơ cấu luận văn

2.3.1.4 Nghĩa vụ bảo hành

Nghĩa vụ bảo hành là một trong những biện pháp nhằm bảo đảm chất lượng của vật mua bán. Khi bên bán có nghĩa vụ bảo hành thì sẽ tạo tâm lý yên tâm cho bên mua trong vấn đề sử dụng tài sản. Tuy nhiên, nghĩa vụ bảo hành của bên bán chỉ phát sinh khi các bên có thỏa thuận về nghĩa vụ bảo hành hoặc trong trường hợp pháp luật có quy định về nghĩa vụ bảo hành. Điều 445 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời

điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật”.

Khi các bên có thỏa thuận về nghĩa vụ bảo hành hoặc pháp luật có quy định về nghĩa vụ bảo hành, sau khi bên bán thực hiện nghĩa vụ giao vật mà sau đó bên mua phát hiện tài sản bị khuyết tật mà khuyết tật đó không phải lỗi của bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ bảo hành là việc bên bán có nghĩa vụ khắc phục những sai sót, những lỗi kỹ thuật của vật bán dẫn đến gây khuyết tật cho vật. Trường hợp bên bán không thực hiện nghĩa vụ khắc phục những hậu quả do lỗi kỹ thuật hoặc không sữa chữa tài sản bán thì bên bán phải giảm giá vật đã bán hoặc đổi vật khác. Nếu vật mua bán bị khuyết tật do lỗi kỹ thuật, khi vật bị hư hỏng và gây thiệt hại cho bên mua thì bên bán phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đó. Bên bán chỉ có nghĩa vụ bảo hành khi việc gây ra khuyết tật không phải là lỗi của bên mua.39

Trong một số trường hợp Nhà nước có quy định về nghĩa vụ bảo hành đối với những tài sản có giá trị lớn như: Nhà ở, công trình xây dựng, cung cấp nguyên vật liệu

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 41 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

xây dựng… Điều 74 Luật Nhà ở năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “Nhà ở được bảo hành sau khi hoàn thành việc xây dựng đưa vào sử dụng. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở; tổ chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở có trách nhiệm bảo hành thiết bị do mình cung ứng; Trong trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán thì bên bán nhà ở có trách nhiệm bảo hành trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này. Bên bán nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành nhà ở đó. Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm khắc phục, sữa chữa, thay thế kết cấu nhà ở, thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi vận hành, sử dụng không bình thường mà không phải do lỗi của người sử dụng nhà ở gây ra. Thời gian bảo hành nhà ở được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu nhà ở để đưa vào sử dụng và được quy định như sau: Không ít hơn sáu mươi tháng đối với nhà chung cư từ chín tầng trở lên và các loại nhà ở khác được đầu tư xây dựng bằng ngân sách Nhà nước; Không ít hơn ba mươi sáu tháng đối với nhà chung cư từ bốn đến tám tầng; Không ít hơn hai mươi bốn tháng đối với nhà ở không thuộc diện

quy định tại điểm a và điểm b khoản này”.

Điều 23 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 quy định về nghĩa vụ bảo hành: “Bên bán có trách nhiệm bảo hành nhà, công trình xây dựng đã bán cho bên mua, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Nội dung, thời hạn và phương thức bảo hành do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trong thời hạn bảo hành, bên bán có trách nhiệm sữa chữa, khắc phục những khiếm khuyết, hư hỏng của nhà, công trình xây dựng và bảo đảm các tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng, kể cả các thiết bị công trình và các phần sử dụng chung của nhà chung cư. Đối với nhà, công trình xây dựng mới thì thời hạn bảo hành không ngắn hơn thời hạn

bảo hành công trình xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng”. Ngoài ra

khoảng 3 Điều 25 luật này cũng quy định nghĩa vụ bảo hành của bên bán nhà, công trình xây dựng: “Bảo hành nhà, công trình xây dựng đã bán theo quy định tại Điều 23 của

Luật này”.

Trong lĩnh vực đấu thầu xây dựng, Điều 68 Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo luật xây dựng và Nghị định số 68/2012/NĐ-CP ngày 12/9/2012 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính Phủ quy định: “Nhà thầu có trách nhiệm bảo hành đối với công trình trong trường hợp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nội dung về xây dựng, có trách nhiệm bảo hành hàng hóa trong trường hợp hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu có nội dung về mua

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 42 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

sắm hàng hóa theo quy định hiện hành của pháp luật. Nội dung công việc bảo hành, thời hạn bảo hành, chi phí liên quan và trách nhiệm của các bên (giữa chủ đầu tư và nhà

thầu) phải được thể hiện trong hợp đồng”.

Việc bảo hành được thực hiện trong một thời hạn nhất định, thời hạn bảo hành là một khoảng thời gian xác định mà trong khoảng thời gian bảo hành đó bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với tài sản mua bán. Thời hạn bảo hành do các bên thỏa thuận, nếu các bên không thỏa thuận về thời hạn bảo hành thì thời hạn bảo hành được tính từ thời điểm bên bán thực hiện giao vật.

Như vậy, nghĩa vụ bảo hành tài sản mua bán chỉ phát sinh khi các bên có thỏa thuận về điều kiện bảo hành tài sản mua bán và trong trường hợp pháp luật có quy định về nghĩa vụ bảo hành. Những quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo hành góp phần bảo đảm quyền lợi của bên mua. Pháp luật quy định về nghĩa vụ bảo hành sẽ tạo tâm lý yên tâm cho bên mua khi tham gia vào giao kết hợp đồng mua bán tài sản.

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về hợp đồng mua bán tài sảnlý luận và thực tiễn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)