Quyền yêu cầu bảo hành

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về hợp đồng mua bán tài sảnlý luận và thực tiễn (Trang 46)

5 Cơ cấu luận văn

2.3.2.3Quyền yêu cầu bảo hành

Điều 446 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền yêu cầu bảo hành của bên mua: “Trong thời hạn bảo hành nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sữa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết

tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền”.

Quyền yêu cầu bảo hành là một trong những quyền cơ bản của bên mua. Thời hạn bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Vì vậy, trong thời hạn bảo hành như thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật mà bên mua phát hiện khuyết tật của vật mua bán thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ bảo hành. Nội dung của quyền yêu cầu bảo hành của bên mua là yêu cầu bên bán sữa chữa vật khuyết tật trong thời hạn bảo hành mà không phải trả tiền, đổi vật bị khuyết tật lấy vật khác, hoặc bên mua có thể trả lại vật và lấy lại tiền. Ngoài ra, bên mua còn có quyền yêu cầu bên bán hoàn thành việc chữa vật bảo hành trong thời gian thỏa thuận hoặc trong một khoảng thời gian hợp lý. Trong trường hợp bên bán không thể sữa chữa hoặc không thể hoàn thành thì bên mua có quyền yêu cầu giảm giá hoặc đổi vật khác.46

Bên mua có thể yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại trong thời hạn bảo hành, khoản 1 Điều 448 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành”.

2.3.2.4 Quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Trong trường hợp bên bán không giao đúng vật như đã thỏa thuận thì bên mua có quyền tiếp nhận phần nghĩa vụ của bên bán đã giao và yêu cầu bên bán phải thực hiện phần nghĩa vụ còn lại hoặc bên mua cũng có quyền hủy hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Điều 435 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp bên bán giao vật với số lượng nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hoặc không nhận phần dôi ra; nếu nhận thì việc thanh toán được thực hiện theo thỏa thuận đối với phần dôi ra. Trong trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có một trong các quyền: Nhận phần đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại; Nhận phần đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn lại; Hủy hợp đồng và yêu

cầu bồi thường thiệt hại”.

Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho bên mua đúng số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Do vậy, nếu bên bán giao nhiều hơn số lượng như đã thỏa thuận

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 47 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

thì việc giao tài sản nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận được coi là giao vật không đúng số lượng. Nếu bên bán giao vật nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền không nhận phần dôi ra hoặc nhận phần dôi ra và thanh toán tiền cho bên bán theo thỏa thuận.

Khi bên bán giao vật ít hơn số lượng đã thỏa thuận, nghĩa là bên bán đã giao vật không đúng số lượng. Khi bên bán giao vật ít hơn số lượng như đã thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận tài sản đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Khi bên bán giao tài sản với số lượng ít hơn số lượng đã thỏa thuận có thể gây ảnh hưởng đến mục đích sử dụng tài sản, trong một số trường hợp sẽ gây thiệt hại cho bên mua.

Ví dụ: Công ty xây dựng A ký hợp đồng mua 1000 bao xi măng của công ty B để xây dựng dự án bán nhà ở. Khi đến thời hạn công ty B chỉ giao cho bên A 500 bao xi măng, việc giao số lượng vật ít hơn số lượng đã thỏa thuận làm ảnh hưởng tiến độ xây dựng của A. Trong trường hợp này, A có quyền yêu cầu B bồi thường thiệt hại.

Khi bên bán giao vật ít hơn số lượng đã thỏa thuận bên mua có quyền nhận tài sản đã giao và định thời hạn để bên bán giao tiếp phần còn thiếu. Khi bên bán giao tài sản ít hơn số lượng thỏa thuận nhưng không gây thiệt hại và bên mua vẫn có nhu cầu đối với tài sản mua thì bên mua có quyền nhận tài sản đã giao và định thời hạn để bên bán tiếp tục thực hiện phần nghĩa vụ còn lại. Bên mua cũng có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên bán giao tài sản không đúng số lượng. Việc bên mua yêu cầu hủy hợp đồng mua bán tài sản sẽ làm phát sinh hậu quả là hợp đồng mua bán chấm dứt hiệu lực. Bên bán có nghĩa vụ nhận lại tài sản đã bán và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do không thực hiện nghĩa vụ giao vật đúng số lượng như đã thỏa thuận.

Trong trường hợp tài sản mua bán là vật đồng bộ, nếu bên bán không giao vật đồng bộ như thỏa thuận theo Điều 436 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì: “Trong trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây: Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ; Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao vật không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước quy định và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm

phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ”.

Ngoài ra, Điều 437 Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng quy định về quyền của bên mua khi bên bán không giao vật đúng chủng loại: “Trong trường hợp vật được giao

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 48 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

không đúng chủng loại thì bên mua có một trong các quyền sau đây: Nhận và thanh toán giá do các bên thỏa thuận. Yêu cầu giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại. Hủy bỏ

hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.

Khi bên bán giao vật không đúng chủng loại bên mua có quyền nhận, nghĩa là đồng ý mua vật đó. Bên mua cũng có thể yêu cầu bên bán giao đúng chủng loại và bồi thường thiệt hại. Bên mua cũng có quyền hủy hợp đồng mua bán tài sản và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do bên bán không thực hiện nghĩa vụ giao vật đúng chủng loại như đã thỏa thuận.

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về hợp đồng mua bán tài sảnlý luận và thực tiễn (Trang 46)