0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

nghị giao kết hợp đồng

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢNLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 26 -26 )

5 Cơ cấu luận văn

2.2.1.1 nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng là giai đoạn đầu tiên của quá trình giao kết hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của một bên mong muốn giao kết hợp đồng với một chủ thể cụ thể. Khoản 1 Điều 390 Bộ luật Dân sự năm 2005 đưa ra khái niệm đề nghị giao kết hợp đồng: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác

định cụ thể”.

Đề nghị giao kết hợp đồng phải thể hiện được ý định giao kết hợp đồng, mong muốn giao kết hợp đồng và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Đề nghị giao kết hợp đồng phải rõ ràng, phải thể hiện được những nội dung cơ bản của hợp đồng để người được đề nghị có thể hiểu nội dung lời đề nghị và ý định giao kết của người đề nghị.

Đề nghị giao kết hợp đồng có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Người đề nghị có thể thỏa thuận trực tiếp với người được đề nghị, trao đổi qua điện thoại, gửi qua đường bưu điện, thư điện tử… Hiện nay, pháp luật chưa quy định hình

20Lê Đình Nghị, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập hai, tái bản lần thứ hai, Nxb.Giáo dục Việt Nam, 2011, trang 204.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 27 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

thức cụ thể nào về đề nghị giao kết hợp đồng. Khoản 1 Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hình thức của giao dịch dân sự: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể; giao dịch dân sự thông qua phương tiện

điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản”.

Thời điểm phát sinh hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn định, nếu bên đề nghị không ấn định thì thời điểm phát sinh hiệu lực là thời điểm từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng.21 Thời điểm phát sinh hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng là căn cứ pháp lý quan trọng làm phát sinh nghĩa vụ của bên đề nghị đối với bên được đề nghị, theo khoản 2 Điều 390 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng

nếu có thiệt hại xảy ra”.

Bên đề nghị vẫn có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng. Khoản 1 Điều 392 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định điều kiện thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng của bên đề nghị giao kết hợp đồng: “Bên đề nghị giao kết hợp đồng có thể thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng trong các trường hợp sau đây: Nếu bên được đề nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời điểm nhận được đề nghị. Điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện đó

phát sinh”.

Ví dụ: A gửi đề nghị giao kết hợp đồng cho B về việc mua bán tài sản là đồ điện tử. Trong lời đề nghị giao kết hợp đồng A có kèm theo điều kiện, nếu trời mưa, bão gây ảnh hưởng đến giao thông thì đề nghị giao kết hợp đồng đương nhiên rút lại. Trong trường hợp này, nếu điều kiện A đưa ra trong lời đề nghị giao kết hợp đồng xảy ra, lời đề nghị giao kết hợp đồng của A đương nhiên được rút lại.

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢNLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 26 -26 )

×