0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Nghĩa vụ giao tài sản

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢNLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 36 -36 )

5 Cơ cấu luận văn

2.3.1.1 Nghĩa vụ giao tài sản

Trong hợp đồng mua bán tài sản, bên bán phải có nghĩa vụ chuyển giao tài sản bán cho bên mua. Khi tham gia giao kết hợp đồng mua bán tài sản, dù ít hay nhiều tâm lý chung của người mua là muốn có được tài sản mua và quyền sở hữu tài sản. Việc chuyển giao tài sản của bên bán còn có ý nghĩa quan trọng để bên mua thực hiện quyền chiếm hữu của mình. Quyền chiếm hữu là một trong những quyền năng của quyền sở hữu tài sản. Khi bên mua có quyền chiếm hữu đối với tài sản mua nghĩa là bên mua có quyền nắm giữ và quản lý tài sản.36

Nghĩa vụ chuyển giao tài sản là một trong những nghĩa vụ cơ bản của bên bán. Khi thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản bên bán phải đảm bảo giao tài sản đúng đối

35Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập hai, phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, Nxb.Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội, 2013, trang 228-229.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 37 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

tượng, đúng số lượng như đã thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận về chất lượng của tài sản mua bán thì bên bán phải chuyển giao tài sản có chất lượng trung bình. Nếu tài sản bán là vật đặc định, bên bán phải giao đúng vật đó, bên bán không được tự ý thay đổi vật hoặc bộ phận của vật. Nếu tài sản bán là vật cùng loại thì bên bán có nghĩa vụ chuyển giao đúng kích thước, kiểu dáng và màu sắc như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Trong trường hợp tài sản bán có vật chính và vật phụ thì bên bán phải có nghĩa vụ chuyển giao vật chính và vật phụ như đã thỏa thuận.37 Nếu tài sản bán là vật đồng bộ thì bên bán phải có nghĩa vụ giao đồng bộ tất cả các bộ phận hợp thành vật. Điều 180 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về vật đồng bộ: “Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị

sử dụng của vật đó bị giảm sút”.

Nghĩa vụ chuyển giao tài sản còn thể hiện ở việc bên bán phải chuyển giao tài sản đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên bán phải đảm bảo tính năng, đặc điểm của vật mua bán phù hợp với mô tả ghi trên bao bì nhãn hiệu hàng hóa và phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn. Trong trường hợp bên mua đã chiếm hữu trước tài sản mua bán trong quá trình giao kết hợp đồng thì bên bán không có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho bên mua.

2.2.1.2 Nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng

Bên cạnh nghĩa vụ chuyển giao tài sản thì bên bán còn có nghĩa vụ khác đối với bên mua về tài sản đã bán, trong đó, tiêu biểu là nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng.

Điều 442 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng: “Bên bán có nghĩa vụ cung cấp cho bên mua thông tin cần thiết về tài sản mua bán và hướng dẫn cách sử dụng tài sản đó; nếu bên bán không thực hiện nghĩa vụ này, thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán phải thực hiện; nếu bên bán vẫn không thực hiện, thì bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt

hại”.

Pháp luật quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng tài sản của bên bán là thật sự cần thiết. Khi mua một tài sản, có thể bên mua chưa hiểu hết tính năng sử dụng tài sản, cách sử dụng, cách thức bảo quản tài sản cũng như những trường hợp không được sử dụng tài sản. Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về nghĩa vụ

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 38 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

của bên bán là phải cung cấp thông tin cần thiết về tài sản mua bán, điều luật không quy định những thông tin cần thiết là những thông tin gì. Do đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản vô cùng đa dạng nên điều luật không thể liệt kê hết những thông tin cần thiết của tất cả các loại tài sản mua bán. Nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết về tài sản mua bán là nghĩa vụ bắt buộc đối với bên bán. Có thể hiểu những thông tin cần thiết về tài sản là những thông tin liên quan đến giá trị của tài sản, giá trị sử dụng của tài sản, các chỉ dẫn về việc sử dụng, chức năng, chất lượng của tài sản mua bán.

Bên cạnh việc cung cấp những thông tin cần thiết về tài sản mua bán, bên bán còn có nghĩa vụ cung cấp thông tin về hướng dẫn cách sử dụng tài sản mua bán cho bên mua. Đặc biệt, đối với những tài sản có những tính năng đặc biệt hoặc cách sử dụng phức tạp. Quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin và hướng dẫn cách sử dụng tài sản mua bán nhằm bảo vệ bên mua và tạo điều kiện thuận lợi cho bên mua trong việc sử dụng tài sản mua.

Trong trường hợp bên bán không cung cấp thông tin cần thiết và hướng dẫn cách sử dụng tài sản mua bán, bên mua có quyền yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ trên, nếu bên bán không thực hiện thì bên mua có quyền hủy hợp đồng mua bán tài sản. Những quy định của pháp luật về nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết và hướng dẫn cách sử dụng tài sản góp phần bảo vệ quyền lợi cho bên mua. Khi bên mua, mua tài sản có tính năng sử dụng phức tạp và đòi hỏi cách sử dụng đặc biệt mà bên bán không cung cấp những thông tin cần thiết và hướng dẫn sử dụng sẽ gây ra những khó khăn cho bên mua khi sử dụng tài sản. Bên mua không biết những thông tin cần thiết về tài sản mua, trong trường hợp bên mua sử dụng không đúng tính năng của tài sản mua sẽ có thể làm hư hỏng tài sản mua. Trong một số trường hợp bên bán không cung cấp thông tin cần thiết và hướng dẫn cách sử dụng sẽ gây nguy hiểm cho bên mua khi sử dụng tài sản. Ví dụ: Tài sản là đồ dùng điện tử, các loại hóa chất, chất hóa học… Trong trường hợp bên mua bị tổn thất do sử dụng tài sản mua mà bên bán không cung cấp thông tin cần thiết và hướng dẫn cách sử dụng tài sản mua mà bên mua bị thiệt hại, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại theo luật định.

2.2.1.3 Nghĩa vụ bảo đảm chất lượng vật mua bán

Một trong những nghĩa vụ cơ bản của bên bán là nghĩa vụ bảo đảm chất lượng vật mua bán. Điều 444 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về nghĩa vụ đảm bảo chất lượng vật mua bán: “Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng hoặc các đặc tính của vật mua bán; nếu sau khi mua mà bên mua phát hiện khuyết tật làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị sử dụng của vật đã mua thì phải báo ngay khi phát hiện ra khuyết tật và có quyền

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 39 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

yêu cầu bên bán sữa chữa, đổi vật khuyết tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại, nếu không có thỏa thuận khác. Bên bán phải bảo đảm vật bán phù hợp với sự mô tả trên bao bì,

nhãn hiệu hàng hóa hoặc phù hợp với mẫu mà bên mua đã lựa chọn…”.

Nghĩa vụ bảo đảm chất lượng của vật mua bán là một trong những nghĩa vụ cơ bản của bên bán. Chất lượng là những phẩm chất, đặc tính, quy cách, hình dáng, màu sắc… Không chỉ thể hiện qua giá trị sử dụng mà còn thể hiện ở mọi đặc điểm mà các bên đã thỏa thuận về tài sản mua bán. Nghĩa vụ bảo đảm chất lượng của vật mua bán của bên bán bên bán không những phải bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản mà còn phải bảo đảm đặc tính của vật mua bán.38 Bên bán phải bảo đảm giá trị sử dụng của vật mua bán, sau khi bên bán giao tài sản mà các bên không có thỏa thuận về chất lượng của vật mua bán, trong trường hợp sau khi bên mua đã nhận vật mua và sau đó phát hiện ra những khuyết tật của vật mua bán thì phải báo ngay cho bên bán biết về tình trạng khuyết tật của vật mua bán. Bên mua có quyền yêu cầu bên bán sữa chữa, đổi vật có khuyết tật, giảm giá và bồi thường thiệt hại. Quy định này nhằm bảo đảm quyền lợi của bên mua và năng cao trách nhiệm của bên bán. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bên bán không có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng vật mua bán. Khoản 3 Điều 444 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

“Bên bán không chịu trách nhiệm về những khuyết tật trong trường hợp sau đây: Khuyết tật mà bên mua đã biết hoặc phải biết khi mua. Vật bán đấu giá, vật bán ở cửa hàng đồ

cũ. Bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật”.

Bên bán không có trách nhiệm bảo đảm chất lượng vật mua bán khi bên mua đã biết hoặc phải biết về khuyết tật của vật mua bán. Bên mua có thể biết về khuyết tật của vật mua bán khi những khuyết tật này có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường nhưng bên mua vẫn chấp nhận mua hoặc do không cẩn thận nên đồng ý mua vật thì bên bán không có trách nhiệm bảo đảm chất lượng của vật mua bán.

Bên bán không có trách nhiệm bảo đảm chất lượng của vật mua bán khi bên mua mua vật thông qua việc bán đấu giá, vật mua ở cửa hàng đồ cũ. Thông thường, những vật bán thông qua hình thức bán đấu giá hay vật được bán ở cửa hàng đồ cũ là những vật đã qua sử dụng, chất lượng của vật đã giảm sút hoặc không còn tính năng sử dụng như ban đầu. Khi bên mua mua vật trong những trường hợp này thì xem như bên bán đã bảo đảm chất lượng của vật mua bán nên trong trường hợp này bên bán không có nghĩa vụ phải bảo đảm chất lượng của vật mua bán.

38Viện khoa học pháp lý, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập hai, phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, Nxb.Chính trị quốc gia-sự thật, Hà Nội, 2013, trang 312.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 40 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

Bên bán không có trách nhiệm bảo đảm chất lượng vật mua bán khi bên mua có lỗi gây ra khuyết tật của vật đã mua. Lỗi gây ra khuyết tật của vật đã mua của bên mua là căn cứ pháp lý quan trọng để xác định bên bán không có trách nhiệm bảo đảm chất lượng của vật mua bán. Lỗi gây ra khuyết tật của vật của bên mua có thể là do vô ý hoặc cố ý dẫn đến việc làm cho vật mua bán bị hư hỏng hoặc giảm sút mục đích sử dụng.

Ví dụ: Tài sản là đồ dùng điện tử phải được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Sau khi nhận vật từ bên bán, trên đường mang vật về nhà bên mua gặp trời mưa nhưng bên mua không che đậy vật, làm vật bị ướt và hư hỏng. Trong trường hợp này, vật hư hỏng là do lỗi của bên mua nên bên bán không có trách nhiệm bảo đảm chất lượng của vật mua bán.

2.3.1.4 Nghĩa vụ bảo hành

Nghĩa vụ bảo hành là một trong những biện pháp nhằm bảo đảm chất lượng của vật mua bán. Khi bên bán có nghĩa vụ bảo hành thì sẽ tạo tâm lý yên tâm cho bên mua trong vấn đề sử dụng tài sản. Tuy nhiên, nghĩa vụ bảo hành của bên bán chỉ phát sinh khi các bên có thỏa thuận về nghĩa vụ bảo hành hoặc trong trường hợp pháp luật có quy định về nghĩa vụ bảo hành. Điều 445 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời

điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật”.

Khi các bên có thỏa thuận về nghĩa vụ bảo hành hoặc pháp luật có quy định về nghĩa vụ bảo hành, sau khi bên bán thực hiện nghĩa vụ giao vật mà sau đó bên mua phát hiện tài sản bị khuyết tật mà khuyết tật đó không phải lỗi của bên mua thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ bảo hành theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Nghĩa vụ bảo hành là việc bên bán có nghĩa vụ khắc phục những sai sót, những lỗi kỹ thuật của vật bán dẫn đến gây khuyết tật cho vật. Trường hợp bên bán không thực hiện nghĩa vụ khắc phục những hậu quả do lỗi kỹ thuật hoặc không sữa chữa tài sản bán thì bên bán phải giảm giá vật đã bán hoặc đổi vật khác. Nếu vật mua bán bị khuyết tật do lỗi kỹ thuật, khi vật bị hư hỏng và gây thiệt hại cho bên mua thì bên bán phải có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại đó. Bên bán chỉ có nghĩa vụ bảo hành khi việc gây ra khuyết tật không phải là lỗi của bên mua.39

Trong một số trường hợp Nhà nước có quy định về nghĩa vụ bảo hành đối với những tài sản có giá trị lớn như: Nhà ở, công trình xây dựng, cung cấp nguyên vật liệu

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 41 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

xây dựng… Điều 74 Luật Nhà ở năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: “Nhà ở được bảo hành sau khi hoàn thành việc xây dựng đưa vào sử dụng. Tổ chức, cá nhân thi công xây dựng nhà ở có trách nhiệm bảo hành nhà ở; tổ chức, cá nhân cung ứng thiết bị nhà ở có trách nhiệm bảo hành thiết bị do mình cung ứng; Trong trường hợp đầu tư xây dựng nhà ở để bán thì bên bán nhà ở có trách nhiệm bảo hành trong thời hạn quy định tại khoản 4 Điều này. Bên bán nhà ở có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân thi công xây dựng, cung ứng thiết bị thực hiện trách nhiệm bảo hành nhà ở đó. Nội dung bảo hành nhà ở bao gồm khắc phục, sữa chữa, thay thế kết cấu nhà ở, thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi vận hành, sử dụng không bình thường mà không phải do lỗi của người sử dụng nhà ở gây ra. Thời gian bảo hành nhà ở được tính từ ngày chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu nhà ở để đưa vào sử dụng và được quy định như sau: Không ít hơn sáu mươi tháng đối với nhà chung cư từ chín tầng trở lên và các loại nhà ở khác được đầu tư xây dựng bằng ngân sách Nhà nước; Không ít hơn ba mươi sáu tháng đối với nhà chung cư từ bốn đến tám tầng; Không ít hơn hai mươi bốn tháng đối với nhà ở không thuộc diện

quy định tại điểm a và điểm b khoản này”.

Điều 23 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 quy định về nghĩa vụ bảo hành: “Bên bán có trách nhiệm bảo hành nhà, công trình xây dựng đã bán cho bên mua, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Nội dung, thời hạn và phương thức bảo hành do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trong thời hạn bảo hành, bên bán có trách nhiệm sữa chữa, khắc phục những khiếm khuyết, hư hỏng của nhà, công trình xây dựng và bảo

Một phần của tài liệu QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢNLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN (Trang 36 -36 )

×