Thời điểm chuyển quyền sở hữu

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về hợp đồng mua bán tài sảnlý luận và thực tiễn (Trang 49)

5 Cơ cấu luận văn

2.5Thời điểm chuyển quyền sở hữu

Mua bán tài sản là hoạt động diễn ra vô cùng phổ biến và đa dạng. Trong hoạt động mua bán để bảo đảm quyền sở hữu tài sản cho bên mua thì bên bán phải có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu tài sản bán cho bên mua. Việc xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm chịu rủi ro, cũng như xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Quyền sở hữu tài sản chỉ phát sinh khi bên bán thực hiện xong nghĩa vụ chuyển giao tài sản. Điều 432 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản: “Quyền sở hữu đối với tài sản mua

bán được chuyển giao cho bên mua kể từ thời điểm bên mua nhận được tài sản…”. Thời

điểm chuyển quyền sở hữu tài sản của hợp đồng mua bán tài sản được quy định tại Điều 439 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Quyền sở hữu tài sản đối với tài sản mua bán được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có

thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác…”.

Từ những quy định trên cho thấy, đối với những tài sản được phép giao dịch mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản là thời điểm mà bên bán thực hiện xong nghĩa vụ chuyển giao tài sản cho bên mua. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác về việc chuyển quyền sở hữu thì thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản là thời điểm do các bên thỏa thuận. Những thỏa thuận về thời điểm chuyển quyền sở hữu phải tuân thủ những nguyên tắc chung của pháp luật dân sự và không vi phạm điều cấm của pháp luật cũng như không trái với đạo đức xã hội.

GVHD: Huỳnh Thị Trúc Giang Trang 50 SVTH: Nguyễn Thị Nhìn

Trong một số trường hợp pháp luật có quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản mua bán. Khoản 2 Điều 439 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về thời điểm chuyển quyền sở hữu tài sản đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản:

“Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu

đối với tài sản đó”. Như vậy, đối với những tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản thì

các bên phải đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản mua bán. Điều luật không quy định rõ trách nhiệm việc thực hiện đăng ký quyền sở hữu tài sản thuộc về bên nào. Điều này có nghĩa việc thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản có thể do bất kỳ bên nào thực hiện. Quy định về việc thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu như là một quy tắc bắt buộc chung. Các bên có thể thỏa thuận việc giao, nhận tài sản trước hoặc sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản. Nhưng việc đăng ký quyền sở hữu tài sản đối với những tài sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu tài sản là bắt buộc và không thể thỏa thuận. Bên mua chỉ thực sự trở thành chủ sở hữu tài sản mua sau khi đã thực hiện xong thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Khi bên mua thực hiện xong thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản cũng đồng thời làm chấm dứt quyền sở hữu tài sản của bên bán đối với tài sản bán.

Bên bán chỉ chấm dứt quyền sở hữu tài sản khi tài sản đã chuyển giao cho bên mua hoặc sau khi các bên thực hiện xong các thủ tục đăng ký quyền sở hữu tài sản, đồng thời kể từ thời điểm này quyền sở hữu của bên bán cũng chấm dứt. Khi tài sản bán chưa được chuyển giao cho bên mua mà phát sinh hoa lợi, lợi tức thì hoa lợi, lợi tức sẽ do bên bán có quyền thụ hưởng.49

Một phần của tài liệu quy định pháp luật về hợp đồng mua bán tài sảnlý luận và thực tiễn (Trang 49)