Kiến nghị về tổ chức chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 43)

Ngày 15-11-2008, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 26/2008/QH12 về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường. Chúng ta có được kinh nghiệm từ kết quả đạt được trong việc thực hiện thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường.60 Trên cơ sở đó, góp phần xác định cấp chính quyền địa phương để tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với quy định mới của Hiến pháp. Với cách quy định một cách khái quát, Hiến pháp năm 2013 đã đổi mới quy định về tổ chức chính quyền địa phương. dựa trên sự tổng kết việc thực hiện chủ trương của thí điểm một số nội dung về tổ chức chính quyền đô thị và kết quả tổng kết thực hiện đáp ứng yêu cầu tổ chức

60

Phạm Liên, Sở Tư Pháp Hải Phòng ,Những điểm mới trong quy định về "Chính quyền địa phương" theo Hiến

pháp năm 2013,

http://haiphong.gov.vn/Portal/Detail.aspx?Organization=stp&MenuID=8167&ContentID=58626, [ngày truy cập 22-08-2014].

chính quyền địa phương phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.61

Thấy được sự cần thiết để có sự khác biệt trong tổ chức chính quyền tại ĐVHCKTĐB so với chính quyền các đơn vị hành chính khác, Hiến pháp năm 2013 đã mở đường cho việc xây dựng bộ máy chính quyền tại ĐVHCKTĐB với những đặc thù riêng biệt phù hợp với mục đích thành lập “Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do

luật định”.62 Như vậy, đã có cơ sở pháp lý vững chắc để tổ chức chính quyền ở

ĐVHCKTĐB nước ta được hình thành một cách tinh gọn.

Người viết kiến nghị về tổ chức chính quyền địa phương: ĐVHCKTĐB nên tổ chức theo mô hình chính quyền đô thị hai cấp hành chính đó là cấp đặc khu và cấp phường không tổ chức HĐND. Nước ta đã có thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân.63 Khi ĐVHCKTĐB là đơn vị hành chính trực thuộc trung ương sẽ bảo đảm sự thông suốt của các chính sách, bảo đảm sự quản lý trực tiếp của Trung ương, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của ĐVHCKTĐB. Chính quyền ĐVHCKTĐB nên được trao quyền cấp phép đầu tư, thể hiện quyền chủ động của chính quyền địa phương trong việc thu hút đầu tư. Khả năng thực tế của chính quyền địa phương cũng như định hướng phát triển từng thời kỳ. Chính quyền địa phương cũng cần được trao quyền tự chủ về sử dụng nguồn nhân lực, từ cơ chế tuyển dụng, chính sách thu hút nhân tài, chế độ lương cho cán bộ, công chức.

Hiến pháp 2013 không quy định bắt buộc CQĐP chỉ có ở ba cấp: tỉnh, huyện, xã mà còn các đơn vị hành chính đặc biệt do Quốc hội quy định.64 Quy định này tạo điều kiện cho việc tổ chức CQĐP phù hợp với đặc điểm từng loại ĐVHCKTĐB và để phân chia chính quyền chính đô thị với chính quyền nông thôn nhằm phát huy thế mạnh vùng, miền và tăng trách nhiệm của CQĐP. Quy định như vậy nhằm tạo cơ sở cho tiếp tục đổi mới và hoàn thiện CQĐP, đồng thời đảm bảo cho Hiến pháp là đạo luật cơ bản

61

Nghị quyết số 26/2008/QH12 ngày 15/11/2008 của Quốc hội về thực hiện thí điểm không tổ chức Hội Đồng Nhân Dân huyện, quận, phường.

62

Hiến pháp năm 2013, Điều 111. 63

Lê Sơn, Tổng kết bước 2 thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân quận huyện phường, Bộ Nội vụ - Viện khoa học tổ chức nhà nước,

http://isos.gov.vn/Thongtinchitiet/tabid/84/ArticleId/344/language/vi-VN/T-ng-k-t-b-c-2-thi-di-m-khong-t-ch-c- HDND-qu-n-huy-n-ph-ng.aspx, [ngày truy cập 20-08-2014].

64

quy định những vấn đề chung, định hướng. Còn quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn mỗi cấp CQĐP, của HĐND và UBND do luật định.65

Theo Hiến pháp 2013 quy định thì ĐVHCKTĐB cũng chỉ là một cấp CQĐP, nghĩa là nó cũng phải phù hợp với các quy định về CQĐP. Cho dù đây là một ĐVHCKTĐB nhưng dù có đặc biệt đến đâu thì nó cũng không thể khác biệt một cách hoàn toàn với các đơn vị hành chính khác mà nó cũng vẫn phải nằm trong những quy định tổng thể của Hiến pháp và pháp luật về CQĐP. Bản Hiến pháp mới nhất của chúng ta đã đặt ra quy định về đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong nội dung chương về Chính quyền địa phương, nghĩa là các tiêu chí khi được xây dựng phải phải phù hợp trong một chừng mực nhất định với các văn bản về Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.66 Do đó, các tiêu chí thành lập dù cho có sự khác biệt, mang tính chất đặc biệt, thì cũng không thể xa rời các tinh thần chung của các văn bản pháp luật về chính quyền địa phương.67

Người viết đề xuất cơ cấu Uỷ ban nhân dân: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Đặc khu, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Đặc khu, Uỷ viên Uỷ ban nhân dân. Đứng đầu Uỷ ban nhân dân là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ĐVHCKTĐB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân đặc khu và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Đặc khu bổ nhiệm.

Vai trò, quyền hạn, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy và ủy ban nhân dân tập trung vào một người, do vậy tạo sự thống nhất cao trong mọi hoạt động, bảo đảm mọi công việc, thông tin đến cấp ủy là đến ủy ban nhân dân, khắc phục tình trạng thiếu thống nhất giữa chủ trương lãnh đạo và tổ chức thực hiện, đùn đẩy trách nhiệm giữa đồng chí bí thư cấp ủy và chủ tịch ủy ban nhân dân; khắc phục tình trạng mất đoàn kết giữa đồng chí bí thư cấp ủy và đồng chí chủ tịch ủy ban nhân dân.

Bí thư cấp ủy đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, giúp cấp ủy trực tiếp nhận thông tin về việc điều hành của ủy ban nhân dân được chính xác, kịp thời, tạo điều kiện để tăng cường mối quan hệ phối hợp công tác, từng bước khắc phục hiện tượng đùn đẩy trách

65

Trương Quốc Việt, Sự phát triển của chế định chính quyền địa phương qua các bản Hiến pháp Việt Nam, tạp

chí Quản lý Nhà nước – học viện hành chính quốc gia, số 219, 2014, tr.14-19.

66

Hoài Anh, Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc cần cơ chế, chính sách mang tính đột phá, http://www.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=117&articleId=25573, [ngày truy cập 02/08/2014].

67

Đặng Vũ Huân, Điều chỉnh pháp luật đối với đặc khu kinh tế ở Việt Nam – Nhu cầu và định hướng, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, 2014,

http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi/View_detail.aspx?ItemID=424, [ngày truy cập 21- 09-2014].

nhiệm giữa cán bộ ủy ban nhân dân với cán bộ đảng, đoàn thể; nâng cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, nhất là cấp phó.68

Để tập trung nguồn lực và khẳng định tính chất đặc biệt thì chỉ nên có ở cấp trực thuộc trung ương. Bộ máy chính quyền tại ĐVHCKTĐB phải thật sự tinh gọn, để hoạt động quản lý điều hành được hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu, mục đích chính yếu của ĐVHCKTĐB là thu hút ngày càng nhiều nguồn vốn đầu tư. 69

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)