Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế đặc thù và nổi trội của nơi thành lập

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 31)

đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, chúng ta có rất nhiều thuận lợi để thành lập ĐVHCKTĐB và khả năng xây dựng thành công ở Việt Nam là rất lớn các điều kiện riêng của Việt Nam như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, xã hội... Nền kinh tế Việt Nam đang đi đúng hướng cần có một mô hình mới hiện đại hơn vì vậy thành lập các ĐVHCKTĐB là cần thiết. Bất kì địa phương nào cũng đều có những lợi thế, tiềm năng nhất định. Mục đích đặt ra đối với việc thành lập

ĐVHCKTĐB là phải khai thác được tối đa những tiềm năng sẳn có để việc thành lập thuận lợi hơn. Để phát huy tối đa lợi thế tiềm năng phát triển đa dạng ở các vùng miền khác nhau của đất nước. Hiện nay nước ta chưa tổ chức các ĐVHCKTĐB nên các tiềm năng phát triển của nhiều vùng còn chưa được khai thác tốt nhất. Nên có xu hướng cần xác định theo mục đích khai thác tốt lợi thế tiềm năng phát triển của đơn vị đó.

Ví dụ như: Mục tiêu của Đề án thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Phú Quốc là xây dựng Phú Quốc “trở thành trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng, trung tâm công nghệ, trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm giải trí trình độ cao, giao thương quốc tế lớn và hiện đại của cả nước, khu vực và quốc tế”.38 Theo đề xuất thì sẽ thành lập là ĐVHCKTĐB nên xem xét tận dụng tốn đa tiềm năng, lợi thế đặc thù nổi trội một quần đảo nằm tách biệt khá xa đất liền, bao gồm 27 hòn đảo lớn, nhỏ nằm trong vịnh Thái Lan, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc có diện tích khoảng 56.700 ha.39 Phú Quốc có diện tích mặt biển giáp với các nước ASEAN, rất gần với các trung tâm du lịch phát triển và công nghiệp của các nước trong vùng như Thái Lan, Malaysia, Singapore... chỉ với khoảng 2 giờ bay, du khách ở bất cứ thủ đô nào của 10 nước Đông Nam Á đều có thể đến được Phú Quốc. Đặc biệt, trong tương lai Phú Quốc sẽ có vị thế địa lý quan trọng khi khối cộng đồng ASEAN tiến tới cộng đồng chung. Phú Quốc có điều kiện thuận lợi về khí thượng thủy văn; có bờ biển dài với nhiều bãi biển, sự khác biệt về mặt khí hậu và các điều kiện hải văn giữa hai bờ Đông và bờ Tây đảo cho phép tổ chức hoạt động du lịch quanh năm. Có ngư trường khá giàu tiềm năng rừng nguyên sinh đẹp, nhiều di tích lịch sử hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Phú Quốc có đủ điều kiện phát triển cảng nước sâu để tàu lớn nước ngoài neo đậu; có cảng hàng không quốc tế để các phi cơ thương mại từ các hướng tới phục vụ các yêu cầu

38

Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 05/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020.

39

Lương Bằng, Kiên Giang muốn có một luật riêng về đặc khu Phú Quốc, Báo Hải quan, 2014,

của khách du lịch và giới doanh nhân nước ngoài. Thềm lục địa phía Tây đảo giáp phía Đông vịnh Thái Lan có khả năng tìm được và khai thác nguồn tài nguyên dầu khí.

Có thể nói, ở Phú Quốc hội đủ các lợi thế về địa lý, tự nhiên, kinh tế - xã hội để phát triển nền kinh tế mở cửa, hướng ngoại và trở thành điểm nhấn về kinh tế - xã hội, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước phát triển. Về điều kiện địa lý tự nhiên, khí hậu trên đảo Phú Quốc thuộc loại nhịêt đới gió mùa nằm trong vùng vị trí đặc biệt của vịnh Thái Lan nên ít bị thiên tai. Chính vì điều kiện khí hậu như vậy nên Phú Quốc có được một nguồn tài nguyên vô giá. Đây là vốn quý nhất để phát triển du lịch sinh thái trên hòn đảo này. Bên cạnh rừng, vì bản thân Phú Quốc là một hòn đảo và là đảo lớn, cho nên những nguồn tài nguyên khác như: tài nguyên biển, tài nguyên đất, tài nguyên nước… Đặc biệt năm 2006, Khu dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới, trong đó có Phú Quốc. Với những tiềm lực sẵn có Phú Quốc có đủ điều kiện để trở thành một đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của Việt Nam, Phú Quốc có khí hậu thuận lợi, thiên nhiên đa dạng, thích hợp cho việc phát triển kinh tế biển, nhất là phát triển loại hình du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng, có lợi thế cửa ngõ hàng hải quốc tế quan trọng để giao thương với khu vực và thế giới. Phú Quốc có khí hậu thuận lợi, thiên nhiên đa dạng, thích hợp cho việc phát triển kinh tế biển, nhất là phát triển loại hình du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng, có lợi thế cửa ngõ hàng hải quốc tế quan trọng để giao thương với khu vực và thế giới một công nhận khác của UNESCO, có thể trở thành một điểm du lịch lớn và là một trung tâm quốc gia để giới thiệu nuôi trồng thủy sản Việt Nam. Huyện đảo Phú Quốc có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long, cả nước và khu vực.40

Ngoài Phú Quốc còn các khu vực khác như Vân Đồn cũng có rất nhiều lợi thế: tiếp giáp với Vịnh Hạ Long, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới và gần kề Hải Phòng, cảng biển hàng đầu của miền Bắc Việt Nam Ở dự thảo đề án đã được công bố, huyện đảo Vân Đồn sẽ được xây dựng thành đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt và trở thành thành phố biển tiêu biểu với các ngành kinh tế mũi nhọn là du lịch biển đảo, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp, trung tâm thương mại, tài chính và là cửa ngõ giao thương quốc tế.

Các ĐVHCKTĐB này sở hữu những lợi thế so sánh không thể phủ nhận: lao động giá rẻ, bất động sản chưa được khai thác, vị trí ven biển chiến lược, và quan trọng nhất là vùng đất rộng để phát triển du lịch và công nghiệp.

40

Đề án số 294/ĐA-UBND ngày 12/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về Thành lập khu hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 31)