Tạo các cực tăng trưởng làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 27)

Việt Nam hình thành ĐVHCKTĐB mục đích nhằm thu hút đầu tư, phát triển các khu kinh tế năng động tiên tiến với nhiều ưu điểm nổi trội, hình thành các vùng kinh tế năng động để phát triển kinh tế - xã hội. Dù là mô hình mới nhưng phù hợp với yêu cầu thực tiễn và tạo bước đột phá mới cho sự phát triển nhanh và bền vững hơn. Việc xây dựng ĐVHCKTĐB là chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam.30 Theo ý kiến của Ông Vương Đình Huệ, Uỷ viên Trung ương Đảng, trưởng ban kinh tế Trung ương “Mục đích của việc xây dựng các Đặc khu kinh tế là nhằm thu hút các nguồn lực công nghệ hiện đại, nguồn vốn, nhân tài, ý tưởng phát triển... Từ bên ngoài nhằm tạo ra những các vùng kinh tế, nền kinh tế phát triển”.31 ĐVHCKTĐB tạo ra mối liên hệ chặt chẽ với các vùng lãnh thổ khác. Nó đáp ứng yêu cầu cấp thiết kéo theo sự phát triển cho nền kinh tế cả nước tạo động lực cho quá trình đi lên của nền kinh tế quốc gia không chỉ vì lợi ích của bản thân nó mà còn vì sự phát triển chung của cả đất nước cũng là một phần quan trọng trong chiến lược mở cửa nền kinh tế. Trong nền kinh tế Việt Nam đã hình thành được một số khu công nghiệp, khu chế xuất xác lập được các vùng kinh tế trọng điểm nhưng vẫn chưa thực sự đủ sức đưa nền kinh tế phát triển cao hơn.

Thực tiễn phát triển kinh tế của nhiều quốc gia đã khẳng định mỗi quốc gia đều cần có những khu vực phát triển riêng để làm nền tảng cho những khu vực khác. Đối với các quốc gia đang phát triển, mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã được áp dụng nhiều nơi và đem đến kết quả cao. Dựa vào những lợi thế đó để xác định mục tiêu chiến lược cho phát triển kinh tế làm động lực kéo các vùng lân cận cùng phát triển. Các ĐVHCKTĐB đóng vai trò tiên phong trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Tác động của ĐVHCKTĐB tới các vùng kinh tế khác sẽ theo kiểu dần lan rộng ra để tạo sự gắn kết và động lực trong việc phát triển chung của vùng, cũng như của cả nước là cần thiết. 32

30

Thanh Hà,Xây dựng đặc khu kinh tế là chủ trương nhất quán, Báo Đầu Tư, 2014, http://baodautu.vn/xay- dung-dac-khu-kinh-te-la-chu-truong-nhat-quan.html, [Ngày truy cập 22/08/2014].

31

Hồng Nhung, "Đặc khu kinh tế để tạo các cực tăng trưởng", Báo Quảng Ninh, 2014,

http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/201403/dac-khu-kinh-te-de-tao-cac-cuc-tang-truong-2224900/, [ngày truy cập 21/07/2014].

32

Th. Bình - Q. Khánh, Phú Quốc cơ bản đủ điều kiện trở thành khu hành chính kinh tế đặc biệt, Báo điện tử

Công An Nhân Dân, 2013,http://www.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=209322, [truy cập ngày

Trong Hiến pháp mới được Quốc Hội thông qua năm 2013 và có hiệu lực từ đầu năm nay, một trong những điểm mới về kinh tế được đề cập đến là cho phép Quốc Hội thành lập những đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Đây là một quy định ngắn gọn trong bản Hiến pháp mới, nhưng lại có một ý nghĩa lớn đối với sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm tới. Điều này có nghĩa Việt Nam có thể thành lập những ĐVHCKTĐB nhằm thu hút lượng vốn lớn từ trong nước, đặc biệt là từ các nhà đầu tư nước ngoài và từ đó tạo động lực cho cả nền kinh tế.33 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước 2011 - 2020 cũng đã đề cập lựa chọn được một số địa bàn có lợi thế vượt trội, nhất là ở ven biển để xây dựng một số khu kinh tế dẫn đầu phát triển. Với mục tiêu ưu tiên một khu vực, một địa phương, một vùng đi trước, thực hiện trước tạo động lực thúc đẩy phát triển và hội nhập của đất nước. Tạo lên một động lực tăng trưởng có tính đột phá trong phạm vi một khu vực nhỏ để ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế. Sự phát triển của các địa phương này tác động đến các vùng lân cận, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển chung. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, ĐVHCKTĐB là mô hình thích hợp và hiệu quả để hấp dẫn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy chiến lược thị trường hướng về xuất khẩu, tạo ra sự phát triển các vùng trên toàn lãnh thổ.

Thành lập ĐVHCKTĐB có tác dụng to lớn trong việc thu nhận vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý từ các nhà đầu tư nước ngoài để mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực xuất khẩu của đất nước, tăng thu nhập ngoại tệ. Đối với nhiều quốc gia, nguyên nhân chính dẫn đến việc áp dụng mô hình này là mục tiêu tăng xuất khẩu và tăng thu ngoại tệ, giải quyết được sự thiếu hụt các nguồn lực sản xuất nhờ vào đầu tư nước ngoài. Kết hợp với mở cửa thông thoáng của các ĐVHCKTĐB ra thế giới bên ngoài, giúp các nhà kinh doanh trong nước dễ dàng tiếp cận với công nghệ hiện đại và kỹ năng quản lý tiên tiến của thế giới. Các ĐVHCKTĐB là cầu nối thị trường trong nước và thị trường ngoài nước.

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)