Thu hút đầu tư trong nước và thế giới

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 33)

ĐVHCKTĐB là một mô hình mang những đặc điểm của tất cả các loại hình khu kinh tế tự do và có những ưu thế vượt trội hơn hẳn. Tại ĐVHCKTĐB có những ưu đãi kinh tế rất thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Với quy mô như một xã hội thu nhỏ, các nhà đầu tư có thể tự do lựa chọn hình thức và quy mô đầu tư vào ĐVHCKTĐB coi trọng sự tự do và bình đẳng trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp, đó là một môi trường kinh doanh tự do, tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trường. Trưởng ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ có phát biểu “Muốn phát triển được, nhất là với các ĐKKT, phải tìm kiếm, vận động được các nhà đầu tư chiến lược về với mình, qua đó dẫn dắt các nhà đầu tư khác về theo. Một yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của các Đặc khu kinh tế trên thế giới chính là việc tìm kiếm các nhà đầu tư chiến lược. Theo tôi, có thể có ba phương cách, trước hết chúng ta có thể mời các công ty tư vấn hàng đầu trên thế giới như Mckinsey hôm nay có mặt ở đây để tham khảo tìm hiểu, chỉ dẫn cho các nhà đầu tư chiến lược, đến những chỗ nào người ta mong muốn đến. Vấn đề thứ hai là Chính phủ Việt Nam có thể tiếp cận và mời các nhà đầu tư chiến lược với những cam kết rõ ràng mà nhà đầu tư chiến lược có thể quan tâm. Cách thứ ba hiện nay Quảng Ninh đang làm là tổ chức những hội thảo, quảng bá như thế này, tìm kiếm đối tác chiến lược chủ động, khởi động quá trình tiếp cận ở cấp quyết định cao nhất, đó là Chính phủ”.41 Thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng cách tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và thuận lợi, đặc biệt về chính sách và nguồn nhân lực. Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đối với mỗi địa phương.

Lấy ví dụ: Quảng Ninh hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi thu hút các nguồn lực nước ngoài phát triển kinh tế địa phương. Quảng Ninh xác định thu hút nguồn vốn nước ngoài là nhiệm vụ của cả địa phương. Với việc tích cực, chủ động không ngừng cải tạo môi trường đầu tư, đặc biệt là thu hút các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài nên trực tiếp làm việc với từng nhà đầu tư, giới thiệu các dự án cụ thể, phù hợp với dự án của địa phương và lợi ích của những nhà đầu tư, bảo đảm tính thiết thực và hiệu quả. ĐVHCKTĐB phải tìm kiếm mọi nhà đầu tư có tiềm năng chiến lược. Phải thường có chính sách trong khuyến khích, thu hút đầu tư để điều chỉnh kịp thời, phù hợp đủ sức hấp dẫn, cạnh tranh. Đối với các dự án động lực có tính lan tỏa trong kinh tế, tỉnh có những chính sách riêng, đặc thù có tính đột phá để khuyến khích đầu tư. Nâng cao hiệu

41

Hồng Nhung, "Đặc khu kinh tế để tạo các cực tăng trưởng", Báo Quảng Ninh, 2014, http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/201403/dac-khu-kinh-te-de-tao-cac-cuc-tang-truong-2224900/, [ngày truy cập 21/07/2014].

quả đầu tư đi đôi với cải thiện môi trường đầu tư. Trong đó có nhiều khu khác như nghĩ dưỡng, dịch vụ, ngân hàng tài chính, du lịch, thương mại, nghiên cứu sáng tạo, là trung tâm của tài chính quốc tế tập trung ở ĐVHCKTĐB tự tạo sức hút đầu tư của các nhà đầu tư. Nguồn lực bên ngoài là một trong những yếu tố đóng vai trò cực kì quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tất cả các quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Không nằm ngoài quy luật đó, Việt Nam - một nền kinh tế đang phát triển rất cần đến nguồn lực bên ngoài để tạo ra bước ngoặt mạnh mẽ đối với sự phát triển kinh tế xã hội ban đầu. Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định việc thu hút nguồn lực từ bên ngoài trở thành tất yếu cần được xem xét ở mức độ và phạm vi lớn hơn trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, chủ động, tích cực.42 Nguồn lực bên ngoài là cần thiết và to lớn cần được thu hút hiệu quả nhằm tạo khả năng trở thành nguồn lực bên trong. Việc thu hút kịp thời và hiệu qủa nguồn vốn cũng đồng nghĩa với tận dụng cơ hội phát triển.

Việt Nam phải chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế cho nền kinh tế thu hút nguồn lực nước ngoài. Bên cạnh đó mục tiêu đưa Việt Nam về cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vì thế cần có ĐVHCKTĐB với tầm nhìn xa, phù hợp với điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa.43

ĐVHCKTĐB có điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài, giúp giải quyết khó khăn về vốn, tiếp cận và chuyển giao khoa học công nghệ tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý hiện đại. Cần khai thác và sử dụng nguồn vốn huy động, tạo nên sự giao lưu giữa doanh nghiệp trong nước và ngoài nước. Thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển năng động hơn, có khả năng cạnh tranh thị trường thế giới cao hơn. Việc thành lập các đơn vị này nhằm tạo sức hút đầu tư lớn từ trong và ngoài nước đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài là yếu tố then chốt để cải thiện môi trường của ĐVHCKTĐB đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế.

2.3.2.2 Làm cầu nối hội nhập kinh tế quốc gia với kinh tế thế giới

Trong thời đại toàn cầu hóa, không một nền kinh tế nào có thể phát triển trong sự khép kín biệt lập mà nhất thiết kinh tế quốc gia phải hội nhập với kinh tế của thế giới. Các ĐVHCKTĐB sẽ là cầu nối cho việc hội nhập này giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Hội nhập kinh tế quốc gia với kinh tế quốc tế là vấn đề hết sức quan trọng, có tác động đến mọi lĩnh vực khi tiến hành mở cửa, điều quan trọng nhất có tác dụng phát huy tiềm năng của khu vực và kích thích phát triển kinh tế nói chung. ĐVHCKTĐB là nơi thực hiện và phát triển chính sách mới, đặc biệt là chính

42

Hiến pháp 2013. 43

Nguyễn Thường Lạng, Thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam, số 5(595), tạp chí

sách kinh tế đối ngoại. Mọi giao dịch thương mại giữa ĐVHCKTĐB với nước ngoài sẽ trở nên thuận lợi rất nhiều và được tăng cường chính sách mở về kinh tế đối ngoại. Việc xây dựng loại hình này nhằm tạo ra một vùng động lực mạnh phát triển để tạo ra sự phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc. Đồng thời ĐVHCKTĐB cũng phải thúc đẩy giao lưu và hội nhập quốc tế quốc tế quan trọng để giao thương với khu vực và thế giới. Kết nối giữa khu vực này với thế giới bên ngoài đây là điều cực kỳ quan trọng đảm bảo được sự tăng trưởng bền vững tại đây.

Hội nhập kinh tế quốc tế có tác động tích cực tới việc xây dựng khung pháp lý của Việt Nam. Các văn bản pháp luật được ban hành góp phần làm môi trường kinh doanh minh bạch thuận lợi hơn, giảm thời gian, chi phí. Xu hướng toàn cầu hóa trở nên tất yếu kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài quá trình hội nhập mạnh mẽ đó. Không một nền kinh tế nào có thể đứng ngoài quá trình đó, nếu muốn tranh thủ cơ hội để phát triển. Bối cảnh phát triển cho thấy bất cứ quốc gia nào không phân biệt trình độ phát triển, chỉ có thể phát triển trong môi trường mở cửa và hội nhập quốc tế. Nhìn ra thế giới có thể thấy, các ĐVHCKTĐB là một vấn đề có tính phổ biến, là kết quả cụ thể của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Tận dụng lợi thế và thời cơ nền kinh tế nước ta hội nhập với khu vực và toàn cầu nền kinh tế Việt nam càng có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế dựa vào việc xây dựng mô hình ĐVHCKTĐB.

Sự kết nối của ĐVHCKTĐB với thế giới bên ngoài đây là điều cực kỳ quan trọng. Thâm Quyến của Trung Quốc là một ví dụ. Sự phát triển của Thâm Quyến gắn liền với năng lực cảng biển tại thành phố này. Cảng biển đã giúp Thâm Quyến kết nối với phần còn lại của thế giới và tất nhiên là đảm bảo được sự tăng trưởng bền vững tại đây.44

Ở nước ta, trong quá trình hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa và đang diễn ra mạnh mẽ làm phát sinh nhiều vấn đề mới và đặt ra các thách thức. Thực tiễn đó đã đặt ra sự cần thiết phải xây dựng mô hình đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển. Ngoài những mục đích nói trên để có thể thành công cần rất nhiều điều kiện, phải có sức cạnh tranh trong hoạt động kinh tế đối ngoại, cạnh tranh xuất khẩu hàng hóa để thu hút đầu tư phát triển và đảm bảo quá trình vận hành hiệu quả của ĐVHCKTĐB.

2.2.4 Tạo sức cạnh tranh trong hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu hàng hóa

44

Thanh Hà, Thành lập đặc khu kinh tế là bước đi khôn ngoan, Báo Đầu Tư, 2014, http://baodautu.vn/thanh-lap- dac-khu-kinh-te-la-buoc-di-khon-ngoan.html, [ngày truy cập 21/06/2014].

2.2.4.1 Tạo sức cạnh tranh trong hoạt động kinh tế đối ngoại

Xu hướng hội nhập và mở cửa nền kinh tế vừa tạo cho Việt Nam cơ hội to lớn bên cạnh đó phải cạnh tranh gay gắt vì thế cần chủ động xác định mục đích xây dựng ĐVHCKTĐB có sức cạnh tranh cao trong hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu hàng hóa. ĐVHCKTĐB là nơi thử nghiệm và phát triển các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là các chính sách kinh tế đối ngoại. Mọi giao dịch thương mại của đặc khu với bên ngoài nhờ đó mà được thực hiện một cách thuận lợi. Hoạt động kinh tế đối ngoại của ĐVHCKTĐB cũng vì thế mà được tăng cường.

ĐVHCKTĐB với vai trò đi đầu cho nền kinh tế quốc gia, các chính sách mở về kinh tế đối ngoại được thực thi ở ĐVHCKTĐB còn thể hiện xu hướng đối ngoại đại diện quốc gia. Cạnh tranh trong hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu hàng hóa giữ vai trò nền tảng trong kinh tế thị trường và là động lực cho phép các nguồn lực được phân bổ một cách có hiệu quả nhất. Nó là yếu tố quan trọng để mô hình này của Việt Nam phát triển so với các các quốc gia khác trên thế giới.

Việc phát triển ĐVHCKTĐB không chỉ đơn giản theo mô hình khu thương mại hoặc khu công nghiệp mà cần thiết nó là mô hình mới có yêu cầu mục đích cao hơn, phát triển toàn diện ở một khu vực lãnh thổ để phát huy tính đa dạng, tự do trong sản xuất và kinh doanh đối ngoại. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ cần tăng khả năng cạnh tranh trong hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khẩu hàng hóa vì bất kì một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế đều cần nguồn vốn vốn từ ngân sách và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vốn giúp sản phẩm, dịch vụ được đầu tư nhiều hơn, nâng cao chất lượng hàng hóa, hoạt động xuất khẩu trở nên dễ dàng hơn, các sản phẩm có tính cạnh tranh hơn trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong điều kiện phát triển kinh tế đa dạng và có sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc hợp tác và hội nhập với thị trường quốc tế là xu hướng của thời đại.

Một ĐVHCKTĐB với cơ chế chính sách riêng ưu đãi cao nhất thu hút đầu tư nên sự cạnh tranh bắt đầu và thể chế kinh tế mà các nhà đầu tư thấy là môi trường với các thể chế thích hợp đầu tư có thể cùng cạnh tranh và cùng phát triển. Các nghiên cứu cho thấy thể chế kinh tế đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Nguồn lực của nền kinh tế và là động lực để mở rộng đầu tư, sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực sản xuất trong toàn xã hội. Để có được điều đó đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách khẳng định quyền tự do kinh doanh tạo lập được một môi trường kinh doanh có sức cạnh tranh.

2.2.4.2 Tạo sức cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa

Ngoài những mục đích nêu trên đối với nền kinh tế, ĐVHCKTĐB còn mục đích quan trọng là cạnh tranh trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng của một quốc gia. ĐVHCKTĐB tăng khả năng cạnh tranh cho hàng xuất khẩu bằng cách góp phần làm giảm chi phí xuất khẩu. Hàng hoá được sản xuất ra trong ĐVHCKTĐB chủ yếu để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài, do đó nó phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đối thủ cạnh tranh. Biện pháp để sản phẩm cạnh tranh lành mạnh có thể bằng chất lượng hoặc giá cả. Những sản phẩm được sản xuất tại ĐVHCKTĐB sử dụng biện pháp cạnh tranh bằng cả chất lượng và giá cả. Đó là nhờ vào sự ưu đãi trong chính sách nhập khẩu đầu vào và xuất khẩu đầu ra. Ở đầu vào, vốn và công nghệ được nhập khẩu một cách dễ dàng nhằm phục vụ cho việc sản xuất được thuận lợi. Nhờ đó, chất lượng sản phẩm được nâng cao rõ rệt, không thua kém các đối thủ cạnh tranh. Đến đầu ra, sản phẩm lại được ưu đãi về thuế xuất khẩu. Vì vậy, đã làm giảm chi phí xuất khẩu và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới. Khi xây dựng mô hình ĐVHCKTĐB cần xác định rõ lợi thế cạnh tranh của khu vực được chọn là gì so với các đặc khu của các nước trong khu vực.45

ĐVHCKTĐB đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc rút ngắn thời gian và chi phí để xâm nhập vào thị trường thế giới, nhất là những thị trường lớn. Nguyên nhân chính là do hệ thống các chính sách ưu đãi đặc biệt về kinh tế được áp dụng trong ĐVHCKTĐB. Những chính sách này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vốn vào đặc khu, đồng thời cũng tạo môi trường thông thoáng cho hàng hoá từ ĐVHCKTĐB ra nước ngoài. Tất cả những thuận lợi này đã giúp cho hàng xuất khẩu hạ được chi phí sản xuất và xuất khẩu, giảm giá thành và giá bán hàng hoá, tạo ra khả năng cạnh tranh cao, từ đó dễ dàng xâm nhập thị trường thế giới.

45

Huy Thịnh, Bàn cơ chế xây dựng Đặc khu Phú Quốc, Báo Đầu tư, 2014, http://baodautu.vn/ban-co-che-xay- dung-dac-khu-phu-quoc.html, [truy cập ngày 24/09/2014].

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VIỆC THÀNH LẬP ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc xây dựng ĐVHCKTĐB ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề mới cần nghiên cứu kỹ trước khi thành lập. Ở chương này, người viết đưa ra một số đề xuất sau đây: về hành lang pháp lý, chính quyền địa phương và một số đề xuất cần thiết khác. ĐVHCKTĐB sẽ là một mô hình với bộ máy hành chính hoạt động mang lại lợi ích tốt nhất dựa vào tiềm năng lợi thế của nước ta.

3.1 KIẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT

3.1.1 Cần thiết phải có văn bản pháp luật riêng về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đặc biệt

Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã được quy định trong Hiến pháp 2013 ở chương IX về chính quyền địa phương. Với việc quy định các nội dung về chính quyền địa phương theo hướng mở Hiến pháp 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 33)