Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 52)

Cơ sở hạ tầng như sân bay, bến cảng, tàu cao tốc, đường giao thông, các cơ sở khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ... phải được đầu tư phát triển đó là tiêu chí rất quan trọng để thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài. Hạ tầng giao thông tốt là điều kiện tiên quyết để cho các hoạt động giao thương buôn bán phát triển. Một mạng lưới giao thông phát triển cao được hỗ trợ bởi sân bay, cảng biển, đường sắt và đường bộ giúp tăng khả năng tiếp cận và giảm chi phí vận tải cho nhà đầu tư. Giữ vai trò đầu tàu thúc đẩy các khu vực lân cận phát triển kinh tế, ĐVHCKTĐB cần có cơ sở hạ tầng giao thông hoàn thiện làm đầu mối giao thông giữa các tỉnh, thành trong nước tiến tới làm đầu mối giao thông giữa các nước. Yếu tố khác quan trọng không kém thuộc về cơ sở hạ tầng là sự đầy đủ, ổn định của việc cung ứng điện và mức độ phổ biến của của hệ thống thông tin liên lạc. Việc thiếu điện hay việc cung ứng điện không ổn định làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp do phải đầu tư các hệ thống phát điện dự phòng. Trong khi đó mạng lưới thông tin liên lạc như điện thoại và internet đảm bảo khả năng tiếp cận thông tin nhanh nhất cho doanh nghiệp. Từ những lý do trên cho thấy rằng nếu không có những yếu tố cơ sở hạ tầng căn bản thì bản thân các ưu đãi đầu tư có lẽ không có tác dụng trong việc thu hút đầu tư. Điều này đã được kiểm nghiệm qua kết quả không mấy thành công đối với việc vận hành các khu kinh tế ven biển ở nước ta. Chính vì không đủ nguồn lực để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các khu kinh tế Việt Nam đã không đủ sức cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư so với các khu kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới.84

83

Quyết định số 80/2013/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

84

Anh Minh, “Đặc khu kinh tế hành trình đang viết dỡ,” Báo VnEconomy, http://vneconomy.vn/20120824014356769P0C9920/dac-khu-kinh-te-hanh-trinh-dang-viet-do.htm, [truy cập ngày 10/9/2014].

Xây dựng cơ sở hạ tầng phát huy tối đa hiệu quả của ĐVHCKTĐB. Theo Giáo sư Trang Tông Minh, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu kinh tế thế giới, Trường Đại học Hạ Môn (Trung Quốc), kinh nghiệm của Trung Quốc khi xây dựng đặc khu kinh tế Hạ Môn đó là ưu tiên làm sân bay đầu tiên và đến nay sau hơn 20 năm sân bay này vẫn đang vận hành rất tốt, đem lại hiệu quả rất cao trong kết nối Hạ Môn với các vùng khác. Ví dụ như Quảng Ninh khi xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn: nếu tính theo khoảng cách của đường hàng không thì từ Vân Đồn chỉ cần 1-2 giờ bay là đến các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch của Trung Quốc và thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam Á và cũng chỉ từ 3-4 giờ bay là có thể đến Bắc Kinh (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Dubai (UAE).85

“Bỏ ra khoảng 12.000 tỷ đồng làm đường cao tốc Quảng Ninh cũng vẫn chỉ loanh quanh trong tỉnh và ra xa hơn là đến Hà Nội, Hải Phòng, còn đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng làm sân bay sẽ đưa Quảng Ninh đi khắp thế giới. Phải đặt trong mối liên hệ thế giới, trong xu thế toàn cầu hoá, hoà bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển thấy rằng đầu tư xây dựng sân bay Vân Đồn là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với xu thế thời đại” - Phạm Minh Chính thuyết phục tại rất nhiều hội nghị, hội thảo trong thời gian qua. Như ông Phạm Gia Khiêm đã khẳng định: “Đừng lo làm sân bay lãi hay lỗ mà phải biết lấy cái lãi tổng thể bù cho cái lỗ cụ thể hay nói cách khác muốn đột phá phải lấy cái tổng thể cho cái cụ thể, đất nước muốn có những đột phá mới hãy lấy Vân Đồn làm nơi thể nghiệm”.86 Từ đó cho thấy sự cần thiết phải có cơ sở hạ tầng vững chắc để thu hút đầu tư.

Đặc biệt nhấn mạnh vai trò của hệ thống hạ tầng đường cao tốc, hệ thống cảng biển, sân bay để thực hiện kết nối tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư. Đối với việc xây dựng các đặc khu kinh tế Trung Quốc, cơ sở hạ tầng hầu như đều bắt đầu từ con số không. Trung Quốc đã dành thời gian 5 năm kể từ khi thành lập để tiến hành đồng bộ việc xây dựng các công trình hạ tầng như đường sá, sân bay, hải cảng, hệ thống cung cấp điện, nước, nhà xưởng, trụ sở... nhằm tạo môi trường thu hút đầu tư.87 Ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách trung ương và địa phương, các đặc khu ở Trung Quốc còn huy động vốn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng qua hình thức tín dụng tài trợ dự án hoặc chủ thể sử dụng cơ sở hạ tầng ứng trước

85

Ngọc Lan, Xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn: Hội tụ ý tưởng lớn, Báo Quảng Ninh, 2014, http://www.baoquangninh.com.vn/kinh-te/201404/xay-dung-dac-khu-kinh-te-van-don-hoi-tu-y-tuong-lon- 2228503/, [ngày truy cập 01-8-2014].

86

Ngọc Lan, Xây dựng đặc khu kinh tế Vân Đồn: Hội tụ ý tưởng lớn, Báo Quảng Ninh, 2014, http://www.baoquangninh.com.vn/kinh-te/201404/xay-dung-dac-khu-kinh-te-van-don-hoi-tu-y-tuong-lon- 2228503/, [ngày truy cập 01-8-2014].

87

Lan Hương,Thể chế cho đặc khu kinh tế Biến ngoại lệ thành thông thường, Báo Quảng Ninh, 2014,

http://www.baoquangninh.com.vn/chinh-tri/201403/the-che-cho-dac-khu-kinh-te-bien-ngoai-le-thanh-thong- thuong-2224853/, [ngày truy cập 21-08-2014].

một phần vốn cho xây dựng. Trong điều kiện nhiều quốc gia đã tiến hành xây dựng ĐVHCKTĐB như hiện nay, cơ sở hạ tầng càng hoàn thiện sẽ càng tốt.

Tuy nhiên, không nhất thiết nơi được chọn để thành lập ĐVHCKTĐB phải có sẵn các cơ sở hạ tầng một cách đầy đủ mà chúng có thể được xây dựng và hoàn thiện sau khi thành lập ĐVHCKTĐB.

Nhà đầu tư sẽ không muốn đến nơi nào mà đường đến đó quá khó khăn. Cần giải quyết vấn đề này ở nơi được chọn thành lập ĐVHCKTĐB. Cơ sở hạ tầng của ĐVHCKTĐB là vấn đề then chốt quan trọng bởi nó là đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển ĐVHCKTĐB. Chúng ta cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ, hoàn thiện để tạo đầu mối giao lưu giữa các tỉnh, thành trong nước trước. Sau khi hoàn thiện tốt mới có cơ hội để làm đầu mối giao lưu giữa các nước.

3.4.3 Khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có của khu vực

3.4.3.1 Nguồn nguyên liệu tại chỗ

Tổ chức ĐVHCKTĐB nên chọn những nơi có sẵn tiềm năng lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chổ vì chúng ta chưa đủ mạnh để có thể tập trung nguồn lực vào những nơi ít tiềm năng. Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đó là nguồn lực đáng kể cho nhiều ngành quan trọng: năng lượng, đánh bắt và nuôi trồng thúy sản, khai thác tài nguyên biển, du lịch, nghỉ mát... Lợi thế về nguồn nguyên liệu tại chỗ như hải sản, khoáng sản là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua trong quá trình xem xét lựa chọn địa điểm xây dựng. Là một đất nước đang phát triển Việt Nam giàu tài nguyên, nhưng lại hạn chế về công nghệ tiên tiến. Do đó, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu và sản phẩm thô với giá không cao, mua về công nghệ, máy móc và hàng tiêu dùng… Việc nghiên cứu thực tiễn của địa phương sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương. Bất kì địa phương nào, cho dù là những khu vực vùng sâu hay điều kiện tự nhiên nghèo nàn, cũng đều có những lợi thế, tiềm năng nhất định. Yêu cầu đặt ra đối với việc thành lập ĐVHCKTĐB là phải làm sao khai thác được tối đa những ưu thế này để nó trở thành động lực cho việc thành lập ĐVHCKTĐB thuận lợi hơn. Để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, các nhà đầu tư luôn tìm kiếm nơi để có được sự kết hợp giữa vốn, công nghệ và nguồn nguyên liệu tại chỗ nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí nhập khẩu để nâng cao năng lực cạnh tranh bên cạnh việc được hưởng các chính sách ưu đãi khác. Kể cả khi ĐVHCKTĐB lấy du lịch làm mục tiêu phát triển chính thì vẫn cần được xây dựng ở địa phương có nguồn nguyên liệu tại chỗ phục vụ khách du lịch như hải sản, các loại lương thực, thực phẩm khác.

Tóm lại, về nguồn nguyên liệu tại chỗ này không khó cho các địa phương để đạt được. Tuy nhiên, lợi thế này phải kết hợp với các lợi thế khác như là điều kiện tự

nhiên, vị trí địa lý thuận tiện, cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn thiện mới có thể vận dụng một cách hiệu qủa nhất các nguồn nguyên liệu tại chỗ.

3.4.3.2 Điều kiện tự nhiên

Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên trên các vùng lãnh thổ của nước ta cho thấy tiềm năng phát triển của một số địa phương cần được tập trung phát huy. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú không chỉ tạo ta điều kiện cho việc phát triển các ngành khai thác chế biến mà còn thu hút đầu tư của các công ty nước ngoài. Trong việc xây dựng ĐVHCKTĐB thì lợi thế về điều kiện tự nhiên của địa phương chắc chắn sẽ là một tiêu chí quan trọng để làm nền tảng mà dựa trên đó sẽ được xây dựng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt để khai thác tối đa tiềm năng lợi thế này. Việt Nam nằm ở bán đảo Đông dương gần với trung tâm của Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp biển. Vị trí này có thể giao lưu kinh tế thuận lợi với nhiều nước Châu Á. Biên giới lục địa của Việt nam dài khoảng 3.730 km, đường bờ biển dài khoảng 3.260 km.88 Với một vị trí địa lý được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam cũng là một cửa ngõ quan trọng để tiến vào thị trường Đông Nam Á. Vị trí của Việt Nam còn nằm gần các tuyến đường hàng hải và hàng không quốc tế và nằm gần trung tâm Đông Nam Á nên có nhiều điều kiện phát triển giao lưu quốc tế bằng mọi phương tiện hiện đại. Với trên 3.000 km bờ biển, Việt Nam có nhiều cảng biển giúp phát triển hoạt động xuất nhập khẩu và vận tải biển. Cho thấy có điều kiện phát triển thuận lợi một nền kinh tế nhiều ngành, ổn định bền vững và đây cũng là sức hút đối với các nguồn đầu tư quốc tế. Việt Nam có rất nhiều khu vực có thể xây dựng thành những ĐVHCKTĐB.

Ở Việt Nam khi mà về điều kiện tự nhiên có sự khác nhau ở các vùng miền rất rõ rệt nên xây dựng phải bám sát vào thực tiễn của từng địa phương đảm bảo cho việc thành lập ĐVHCKTĐB đạt được mục đích đề ra.

3.4.3.3 Sử dụng nguồn nhân lực và các điều kiện thuận lợikhác

Nước ta có nguồn lao động dồi dào với dân số trên 90 triệu người là một lợi thế lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài.89 Để xây dựng và phát triển ĐVHCKTĐB, một trong những nội dung quan trọng là các địa phương cần có kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại chỗ cần phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

88

Chính Phủ Việt Nam, Một số thông tin về địa lý Việt Nam ,

http://web.archive.org/web/20091014134254/http://www.chinhphu.vn/cttdtcp/vi/nuocchxhcnvn/thongtintonghop /thongtintonghop_dialy.html, [ngày truy cập 12-09-2014]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

89

Tổng cục thống kê, Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2013 phân theo địa phương,

Việt Nam khi xây dựng chính sách ưu đãi và phải phù hợp với định hướng phát triển ngành nghề ưu tiên của ĐVHCKTĐB để thu hút lao động có trình độ, tay nghề cao và hỗ trợ kinh phí cho doanh nghiệp đào tạo lao động phục vụ phát triển ĐVHCKTĐB xây dựng thị trường lao động với các cơ chế cạnh tranh bình đẳng. Với những kế hoạch cụ thể, có tính chiến lược trong công tác thu hút và phát triển nguồn nhân lực.90

Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các nước là để khai thác các tiềm năng lợi thế về chi phí trong đó chi phí về lao động thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi ra quyết định đầu tư.91 Nếu các yếu tố khác như chính sách ưu đãi, cơ sở hạ tầng như nhau thì nơi có số lượng và chất lượng lao động cao hơn sẽ có khả năng thu hút nhiều nhà đầu tư hơn. Ở nước ta để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao phải đề ra các cơ chế hỗ trợ. Quyền ưu đãi cũng rất quan trọng để tạo đã thu hút đầu tư và nguồn nhân lực vào các đặc khu .92 Mỗi đơn vị hành chính đều có một quy mô dân số nhất định với một số yếu tố đặc trưng của dân cư mỗi địa phương. Quy mô dân số được coi là một căn cứ quan trọng khi phân chia đơn vị hành chính, mỗi đơn vị hành chính cần có số lượng dân cư nhất định tùy theo từng loại hình và đặc điểm, tính chất của ĐVHCKTĐB. Một đơn vị hành chính mà dân số quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển bình thường của kinh tế - xã hội. Trong cùng một loại hình đơn vị hành chính, dân số không nhất thiết phải bằng. Đây là một thực tế khách quan, tồn tại ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

Ngoài các lợi thế trên, Ở nước ta còn có nhiều điều kiên thuận lợi khác như sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên vùng biển, các hải đảo với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn tài nguyên biển phong phú để xây dựng các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt nhằm khai thác lợi thế về du lịch biển. Đối với lấy du lịch, nghỉ dưỡng làm mục tiêu phát triển trọng điểm thì các yếu tố này trở nên rất cần thiết. Dựa vào các tiềm năng đó để xác định mục đích chiến lược cho phát triển kinh tế tại ĐVHCKTĐB. Cần làm rõ tính chất đặc biệt và mục đích thành lập ĐVHCKTĐB để từ có chính sách phù hợp.93

90

Thanh Hằng, Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - nền tảng cho sự thành công

, Báo Quảng Ninh, 2014, http://baoquangninh.com.vn/xa-hoi/201403/phat-trien-nguon-nhan-luc-chat-luong-cao- nen-tang-cho-su-thanh-cong-2224593/, [ngày truy cập 09-08-2014].

91

Nguyễn Mạnh Toàn, “Các nhân tố tác động đến việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương

của Việt Nam,” Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 5(40), 2010.

92

Đỗ Phương, Thể chế hành chính cho đặc khu kinh tế, Báo Quảng Ninh, 2014,

http://baoquangninh.com.vn/chinh-tri/201403/the-che-hanh-chinh-cho-dac-khu-kinh-te-2224873/, [ngày truy cập 01/09/2014].

93

Hoài Anh, Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc cần cơ chế, chính sách mang tính đột phá,

KẾT LUẬN

Để thành lập mô hình ĐVHCKTĐB cần chú ý xây dựng mô hình thực sự phù hợp với điều kiện của Việt Nam cũng như điều kiện mới của kinh tế thế giới. Trong điều kiện phát triển kinh tế đa dạng và có sức cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc hợp tác và hội nhập với thị trường quốc tế là xu hướng của thời đại. Hiện nay, Việt Nam có các điều kiện cần thiết để hình thành ĐVHCKTĐB là: vị trí địa lý, điều kiện kinh tế. Đồng thời tập trung mọi nguồn lực trong nước, tranh thủ và tận dụng tối đa các nguồn lực tư bên ngoài, tạo dựng một môi trường đầu tư thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là về chính sách ưu đãi và khuyến khích một mặt lôi cuốn, hấp

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 52)