Thúc đẩy công nghiệp hóa hiện đại hóa

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 28)

ĐVHCKTĐB thực sự là một giải pháp về vốn, khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đại đối với các nước đang phát triển. Nó được xem là cửa ngõ của đất nước với thị trường thế giới, là nơi kết hợp tốt nhất các nguồn lực trong nước với các yếu tố quốc tế để thúc đẩy phát triển kinh tế, công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu.

Đảng ta đã xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội thế kỷ XXI là "Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền

33

Đặng Vũ Huân, Điều chỉnh pháp luật đối với đặc khu kinh tế ở Việt Nam – Nhu cầu và định hướng, Tạp chí

Dân chủ và Pháp luật,

http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi/View_detail.aspx?ItemID=424, [ngày truy cập 22/08/2014].

tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp.34 Thực hiện đúng đắn quá trình CNH-HĐH sẽ có những tác dụng to lớn về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. ĐVHCKTĐB tiếp nhận công nghệ tiên tiến với ưu thế hiện đại đáp ứng những yêu cầu phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH. CNH-HĐH phải được coi là nhiệm vụ trung tâm, quan trọng nhất kiên định các mục tiêu, đường lối đã được Đảng ta xác định. Việt Nam hình thành các ĐVHCKTĐB cũng có thể nhằm phát triển các khu vực kinh tế năng động nhất, với nhiều ưu đãi tiên tiến và nổi trội nhất. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trọng tâm nhằm xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.35

Khi đã thành lập được đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đi vào hoạt động với rất nhiều lợi thế về mọi mặt, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển đất nước. Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt làm mô hình chuẩn để phát triển kinh tế theo mô hình mới. Từ đó tận dụng lợi thế và thời cơ nền kinh tế nước ta hội nhập với khu vực và toàn cầu để nhanh chóng biến tiềm năng của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt có trình độ phát triển cao trong tương lai, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước

Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần mở cửa hơn nữa CNH-HĐH hướng về xuất khẩu. Để CNH-HĐH đất nước hướng về xuất khẩu cần một lượng vốn đầu tư rất lớn nhưng khả năng của Việt Nam chỉ tự đáp ứng được một phần trong khi hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc tế đều có hạn, vì vậy chúng ta cần có những hình thức thích hợp hơn để thu hút đầu tư phát triển kinh tế. Tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức thực hiện sự phân công và hợp tác quốc tế.

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 28)