Cần thiết phải có văn bản pháp luật riêng về đơn vị hành chính kinh tế đặc

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 38)

Việc xây dựng ĐVHCKTĐB ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề mới cần nghiên cứu kỹ trước khi thành lập. Ở chương này, người viết đưa ra một số đề xuất sau đây: về hành lang pháp lý, chính quyền địa phương và một số đề xuất cần thiết khác. ĐVHCKTĐB sẽ là một mô hình với bộ máy hành chính hoạt động mang lại lợi ích tốt nhất dựa vào tiềm năng lợi thế của nước ta.

3.1 KIẾN NGHỊ VỀ XÂY DỰNG HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT HÀNH CHÍNH KINH TẾ ĐẶC BIỆT

3.1.1 Cần thiết phải có văn bản pháp luật riêng về đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đặc biệt

Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt đã được quy định trong Hiến pháp 2013 ở chương IX về chính quyền địa phương. Với việc quy định các nội dung về chính quyền địa phương theo hướng mở Hiến pháp 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng văn bản pháp luật quy định về ĐVHCKTĐB.46

Những nội dung liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính, mối quan hệ Trung ương với địa phương, các cơ chế chính sách xây dựng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt liên quan đến rất nhiều luật và pháp lệnh như: Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Ngân sách, Luật Nhà ở, Luật Thương mại, Pháp lệnh phí và lệ phí… Vì vậy, không thể cùng một thời gian mà chúng ta xem xét sửa đổi một loạt các luật như trên mà rất cần thiết phải có luật riêng cho khu hành chính kinh tế đặc biệt vận hành và tổ chức thực hiện tốt nội dung của mình.

Hiện nay, Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đã được Quốc hội đưa vào chương trình xây dựng Luật và pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII.47 Luật được

xây dựng điều chỉnh hoạt động của các ĐVHCKTĐB sẽ quy định rõ mô hình tổ chức, chính sách trong ĐVHCKTĐB đó. Tại cuộc hội thảo khoa học quốc tế về "Phát triển Đặc khu Kinh tế - Kinh nghiệm và Cơ hội" diễn ra tại Hạ Long, Quảng Ninh theo ông Vương Đình Huệ Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương “để xây dựng thành công đặc khu kinh tế, các ngành chức năng cần sớm xây

46

Ngân Hà, Chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, 2014, http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201405/chinh-quyen-dia-phuong-trong-hien-phap-nam-2013-294518/, [truy cập ngày 12/09/2014].

47

Nghị quyết số 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội về việc Điều chỉnh Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, năm 2013 và Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2014, Điều 1.

dựng, thông qua Luật về Đặc khu kinh tế hoặc Luật về Đặc khu hành chính - kinh tế”.48 Việc sớm ban hành Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ giúp cho việc xây dựng mô hình ĐVHCKTĐB được tiến hành. Luật đơn vị Hành chính Kinh tế đặc biệt cần xác định:

- Xác định đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là đơn vị thuộc cấp nào trong phân cấp chính quyền ở nước ta.

- Xác định có bao nhiêu cấp chính quyền tại đơn vị kinh tế đặc biệt từ đó có cơ sở cho việc tổ chức chính quyền tại đơn vị kinh tế đặc biệt phù hợp với đặc điểm của từng địa phương này.49

Theo ông Bùi Tất Thắng, Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, hình thức đặc khu luôn hàm nghĩa “vượt” luật hiện hành, cả về những quy định pháp lý về kinh tế, lẫn mô hình tổ chức quản lý hành chính và xã hội.50 Vì vậy, cần khẩn trương xây dựng Luật về Đặc khu kinh tế hoặc Luật đặc biệt cho từng đặc khu. Ban hành luật ĐVHCKTĐB thì tính pháp lý phải đủ mạnh, tạo được môi trường pháp lý đặc biệt cho việc hình thành và đầu tư phát triển. Dựa trên kết quả tổng kết thực tiễn thí điểm hai mô hình về chính quyền đô thị, mô hình không tổ chức HĐND huyện, quận phường và trên thực tế, sẽ xây dựng Luật về chính quyền địa phương.51

Bên cạnh đó, cần xây dựng Luật về chính quyền địa phương và các văn bản pháp luật riêng về ĐVHCKTĐB. Luật về Chính quyền địa phương cần xác định rõ phân biệt chính quyền đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt với tổ chức chính quyền thông thường.52

Ở Việt Nam vấn đề này hơi chậm tuy nhiên chúng ta đã có những khu vực, địa danh, vùng có lợi thế cạnh tranh toàn cầu như Phú Quốc, Vân Đồn, Vân Phong… Nếu ta có cơ chế chính sách tốt, có tính cạnh tranh thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Quốc hội đã có quyết tâm cao trong việc thành lập các khu hành chính kinh tế đặc biệt thì sớm ban hành luật. Việc thành lập các đơn vị này nhằm tạo sức hút đầu tư lớn từ

48

Đặng Vũ Huân, Phát triển đặc khu kinh tế cần thể chế vượt trội, Tạp chí tài chính, 2014, http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/GS-TS-Vuong-Dinh-Hue-Phat-trien-dac-khu-kinh-te-can-the- che-vuot-troi/46656.tctc, [ngày truy cập 21/09/2014].

49

Ngân Hà,Chính quyền địa phương trong Hiến pháp năm 2013, TạpchíNghiên cứu lập pháp, 2014,

http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201405/chinh-quyen-dia-phuong-trong-hien-phap-nam-2013-294518/, [ngày truy cập 23/9/2014].

50

Khánh An, Cân nhắc xây dựng Luật về Đặc khu kinh tế,Báo Đầu Tư, 2014, http://baodautu.vn/can-nhac-xay- dung-luat-ve-dac-khu-kinh-te.html, [ngày truy cập 04/08/2013].

51

Phùng Việt Dũng, 5 năm thực hiện thí điểm bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch ủy ban nhân dân, Tạp chí Xây

dựng Đảng , 2013, http://www.xaydungdang.org.vn/Home/To-chuc/2013/6790/5-nam-thuc-hien-thi-diem-bi-

thu-cap-uy-dong-thoi.aspx, [ngày truy cập 03-8-2014]. 52

Đinh Xuân Thảo, Sở Nội Vụ tỉnh Bắc Giang, Thể chế hóa các quy định của Hiến pháp về chính quyền địa

trong và ngoài nước, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài nên cần thiết phải có hệ thống văn bản pháp luật riêng để thuyết phục các nhà đầu tư chiến lược.53

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu mục đích và kiến nghị thành lập đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt của việt nam hiện nay (Trang 38)