3.2.1Tham khảo mô hình đơnvị hành chính kinh tế đặc biệt của trên thế giới
Theo ý kiến của một số chuyên gia thì các địa phương khi xây dựng đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt thì nên thành lập đoàn đi tham khảo học tập các đặc khu kinh tế trên thế giới rút kinh nghiệm từ các đặc khu kinh tế khác. Chúng ta cần nhìn từ quốc tế xem họ xây dựng ĐVHCKTĐB thế nào.
Dù là mô hình này đã phát triển được 30 năm trên thế giới, nhưng ở Việt Nam nó là mô hình mới. Cho thấy cần thiết là chúng ta phải tìm hiểu các mô hình tương tự trên thế giới, tổng kết kinh nghiệm từ các mô hình đó để có thể thành lập ĐVHCKTĐB cho Việt Nam.
Một số mô hình và kinh nghiệm thành công ĐVHCKTĐB trên thế giới. Trên thế giới hiện có các mô hình ĐVHCKTĐB Hồng Kông, Ma Cau - Trung Quốc, Khu tự trị
55
Hoài Anh, Cổng thông tin điện tử tỉnh Kiên Giang, Phú Quốc cần cơ chế, chính sách mang tính đột phá,
Jeju - Hàn Quốc, Ấn Độ, Philippine, Indonesia, Malaysia...56 Nước ta cần chú ý những yếu tố đã chi phối tới việc tổ chức ĐVHCKTĐB của các quốc gia khác ra sao để từ đó tìm kiếm sự tương đồng với Việt Nam, giúp chúng ta cân nhắc lựa chọn mô hình cho phù hợp.57 Trên mọi phương diện thì kinh nghiệm thực tiễn, trong việc thực hiện bất kì công việc gì, luôn là một nguồn cơ sở vô cùng quý giá để chúng ta có thể dựa vào đó khắc phục những điểm yếu và phát huy những điểm mạnh cho những công việc tương tự sau này. Trong quá trình xây dựng chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm xây dựng của các nước trên thế giới. Có thể về tổng thể thì trên thế giới không hoàn toàn giống với mô hình ĐVHCKTĐB mà chúng ta sẽ thành lập nhưng xét về một khía cạnh nào đó như về mục đích, quá trình thành lập hoặc là tiêu chí thành lập thì ít nhiều chúng ta cũng sẽ có điểm tương đồng. Hiện nay, trên phạm vi thế giới thì mô hình ĐVHCKTĐB được rất nhiều nước xây dựng và thu được rất nhiều thành công cũng như để lại rất nhiều kinh nghiệm mà chúng ta có thể học hỏi khi xây dựng nó.
Ví dụ: kinh nghiệm quốc tế cho thấy rằng, hầu hết các nước có mô hình này đã đầu tư các khoản tiền cần thiết để tạo ra cơ sở hạ tầng khu vực. Năm 2005, Luật Đặc khu kinh tế của Ấn Độ đã vạch ra vai trò chủ chốt cho chính quyền nhà nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và tạo ra cơ sở hạ tầng có liên quan, đồng thời quy định các điều kiện thuận lợi nhất để thu hút đầu tư.58 Theo các chuyên gia Nhật Bản, việc thành lập đặc khu là chiến lược quốc gia thành công góp phần nâng cao vị thế của nền kinh tế Nhật Bản. Tại các Đặc khu toàn diện, Nhật Bản đã áp dụng các chính sách đặc thù riêng.59 Tham khảo kinh nghiệm quốc tế đối với việc phát triển các ĐVHCKTĐB cũng cho thấy sự thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trọng tâm như cơ chế chính sách đất đai, tài chính, ngân hàng, thuế, nhân lực.
56
Đề án số 294/ĐA-UBND ngày 12/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về Thành lập khu hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
57
Đề án số 294/ĐA-UBND ngày 12/02/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về Thành lập khu hành chính - kinh tế đặc biệt Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
58
Luật Đặc khu kinh tế của Ấn Độ, 2005. 59
Đặng Vũ Huân, Điều chỉnh pháp luật đối với đặc khu kinh tế ở Việt Nam – Nhu cầu và định hướng, tạp chí
Dân chủ và pháp luật, 2014,
http://www.moj.gov.vn/tcdcpl/tintuc/Lists/NghienCuuTraDoi/View_detail.aspx?ItemID=424, [ngày truy cập 03/10/2014].