Giải pháp tổ chức không gian định hướng sử dụng đất lồng ghép thích ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 90)

với biến đổi khí hậu

Trên cơ sở phân tích tiềm năng đất đai, tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và khả năng thích ứng của địa phương, một phương án định hướng sử dụng đất lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu dựa trên việc hoạch định các không gian cụ thể tại huyện Tiền Hải như sau:

a) Các không gian sử dụng đất khai thác rừng ngập mặn trên cồn cát ven biển Đông Long và ngoài đê khu vực Nam Phú lồng ghép các giải pháp và mô hình thích ứng biến đổi khí hậu:

Tiểu vùng I được định hướng theo 2 không gian sử dụng đất lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu:

- Không gian định hướng bảo vệ rừng ngập mặn trên cồn cát ven biển Đông Long (I.1): do đặc thù lãnh thổ nằm ở khu vực ven biển, hàng năm chịu ảnh hưởng của

84

vực này có các hoạt động sử dụng đất đa dạng. Tuy nhiên, khu vực rừng ngập mặn phải được giữ nguyên hiện trạng, diện tích đất bằng chưa sử dụng lân cận có thể được sử dụng để mở rộng khoanh vi của rừng. Diện tích đất chưa sử dụng nằm sát đê có thể tiến hành khai thác cho mục đích nuôi trồng thủy sản. Mâu thuẫn trong sử dụng đất cho mục đích phòng hộ và nuôi trồng thủy sản phải được giải quyết theo hướng ưu tiên phát triển của tiểu vùng. Đối với một số tài nguyên khoáng sản ven bờ như titan sa khoáng, có mức độ ưu tiên thấp hơn.

Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu ở không gian này là:

- Quy hoạch sử dụng đất mặt nước ven biển ngoài đê lồng ghép nâng cấp hệ thống đê bao tại các đầm nuôi trồng thủy sản;

- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp lồng ghép lựa chọn các loại con giống phù hợp có khả năng thích nghi với đặc điểm khí hậu của tiểu vùng;

- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, thủy lợi lồng ghép tu bổ, cải tạo hệ thống đê biển, chống tổn thất nước trên hệ thống kênh mương, tăng diện tích tự chảy, tiết kiệm năng lượng bơm nước, xây dựng đập ngăn mặn;

- Quy hoạch và mở rộng diện tích đất trồng mới rừng ngập mặn tại khu vực bãi triểu chưa được sử dụng, giảm sóng, phòng hộ và giữ đất tạo hành lang bảo vệ đê.

- Không gian định hướng bảo tồn rừng ngập mặn ngoài đê khu vực Nam Phú (I.2): có đặc điểm là các bãi nuôi trồng thủy sản trên các dải đất mặn nhiều (Mn), được

bao bọc bên là những cánh rừng ngập mặn có giá trị đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải. Tuy nhiên, cần giải quyết mâu thuẫn giữa mục tiêu bảo tồn và mục tiêu sử dụng đất cho phát triển kinh tế. Đối với rừng ngập mặn, các hoạt động kinh tế tại khu vực Nam Phú phải đảm bảo không xâm hại vào diện tích rừng phòng hộ, đồng thời, khai thác các lợi thế của rừng ngập mặn một cách bền vững (nuôi ong, du lịch sinh thái...). Diện tích đất mặn nhiều chưa được sử dụng có thể cải tạo để nuôi trồng thủy sản.

Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu ở không gian này là:

- Quy hoạch sử dụng đất rừng đặc dụng lồng ghép các giải pháp bảo tồn rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

85

- Quy hoạch sử dụng đất nuôi trồng thủy sản lồng ghép phát triển các mô hình sản xuất bền vững dựa trên các hệ sinh thái tự nhiên;

- Quy hoạch sử dụng đất rừng ngập mặn trong đó lồng ghép với việc bảo tồn đa dạng sinh học và thích ứng với biến đổi khí hậu;

- Quy hoạch sử dụng đất rừng phòng hộ và rừng ngập mặn lồng ghép với giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

b) Các không gian quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, công nghiệp và đô thị lồng ghép giải pháp và mô hình thích ứng biến đổi khí hậu khu vực trong đê Đông Phong, Đông Lâm, Tây Tiến, Nam Trung

Tiểu vùng II được chia thành 2 không gian sử dụng đất lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu:

- Không gian định hướng phát triển cây lương thực trong đê khu vực Đông Phong-Đông Lâm (II.1): được quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất sang nuôi

trồng thủy sản đối với diện tích thường xuyên chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn. Hiệu quả trong khai thác sử dụng đất được nâng cao. Ngoài ra, mục tiêu khai thác tài nguyên khoáng sản và phát triển khu công nghiệp được cho là điều kiện thúc đẩy kinh tế cho toàn vùng. Ngoài các mỏ khí cung cấp nhiên liệu cho nền công nghiệp sản xuất gốm sứ địa phương thì các mỏ nước khoáng nóng lại tạo điều kiện để hình thành nên sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi và mở rộng diện tích phục vụ sản xuất thì nên chú ý kiểm soát diện tích đất lúa vẫn đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực đã đề ra. Mâu thuẫn nội tại giữa phát triển công nghiệp khai khoáng với đảm bảo an ninh lương thực là trọng tâm chính cần giải quyết trong tương lai.

Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu áp dụng trong không gian này là:

- Quy hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất đối với một số thửa đất canh tác lúa kém hiệu quả do thường xuyên chịu tác động của xâm nhập mặn.

- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp lồng ghép các giải pháp kỹ thuật thích ứng biến đổi khí hậu: thực hiện làm đất tối thiểu giữ độ ẩm và kết cấu của đất; nghiên cứu phát hiện các loại sâu bệnh mới và hướng dẫn, khuyến cáo bà con nông dân phòng chống các loại sâu bệnh và triển khai các biện pháp mới giúp cây trồng sinh trưởng

86 hợp lý, giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật,

- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp lồng ghép các giải pháp bảo đảm an ninh nước cho các hệ thống thủy lợi,

- Quy hoạch sử dụng đất đô thị và công nghiệp lồng ghép các giải pháp nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị phục vụ sản xuất và cư trú cho cộng đồng;

- Quy hoạch sử dụng đất đô thị lồng ghép nâng cấp cốt nền đất trong kết cấu cơ sở hạ tầng đô thị, đường giao thông,…thích ứng biến đổi khí hậu nước biển dâng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không gian định hướng phát triển cây lương thực trong đê khu vực Tây Tiến- Nam Trung (II.2): được định hướng với mức ưu tiên cao cho mục tiêu chuyển đổi mục

đích sử dụng đất sang nuôi trồng thủy sản tại khu vực đất mặn nhiều (Mn), nhằm đem lại giá trị kinh tế cao hơn. Trong khi, các bãi ngoài đê tại khu vực lòng sông và bãi bồi không phân chia được sử dụng cho mục đích trồng màu và nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ. Riêng với khu vực trung tâm, tuy đất mặn đã được cải tạo nhưng vẫn chỉ khai thác cho mục đích trồng lúa 2 vụ. Phần diện tích này được ưu tiên giữ nguyên cho mục đích trồng lúa.

Giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu áp dụng trong không gian này là:

- Quy hoạch chuyển đổi các thửa đất canh tác lúa kém hiệu quả do thường xuyên chịu tác động của xâm nhập mặn sang nuôi trồng thủy sản;

- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép với việc nghiên cứu các giống lúa và cây màu phù hợp với đặc điểm đất mặn tại địa bàn nhằm thích ứng biến đổi khí hậu nước biển dâng;

- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép các yếu tố trong việc thau chua rửa mặn phù hợp với con giống, cây trồng, vật nuôi.

c) Các không gian quy hoạch khu quần cư và phát triển nông nghiệp lồng ghép giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu tại khu vực Đông Quý, Tây An, Vân Trường, Bắc Hải

Tiểu vùng III được chia thành 3 không gian sử dụng đất lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu:

87

(III.1): có mức ưu tiên bảo vệ và giữ nguyên hiện trạng ở mức cao. Do đây là khu vực

có địa hình bằng phẳng, đất chủ yếu là phù sa trung tính ít chua nên không gian này trở thành điểm sản xuất lúa giống cho toàn huyện. Hiện tại, không gian này chủ yếu được sử dụng cho mục đích trồng lúa 2 vụ. Trong tương lai, không gian có thể được định hướng gia tăng thêm cây vụ đông cho những diện tích trồng lúa 2 vụ. Điều này sẽ tạo điều kiện nâng cao thu nhập từ sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại không gian này bao gồm:

- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp lồng ghép giải pháp nghiên cứu giống lúa mới thích ứng với điều kiện khí hậu và đặc tính của đất, cho năng suất cao;

- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp lồng ghép xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung biogas giảm phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính;

- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp lồng ghép với các hình thức cải tạo đất nông nghiệp như làm đất, trồng xen canh,...;

- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp lồng ghép với các hệ thống tưới tiêu, cải tạo đường ống dẫn nước, làm mát các trại chăn nuôi.

- Không gian định hướng các khu quần cư và phát triển nông nghiệp khu vực Tây An-Vân Trường (III.2): phần lớn diện tích trong không gian này là đất phù sa glây

và đất phù sa trên nền cát được sử dụng chủ yếu cho mục đích trồng lúa 2 vụ, nhưng do mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, đất trồng lúa cần được giữ nguyên mục đích sử dụng. Đối với các val cát sử dụng cho trồng lúa, cần tiến hành chuyển đổi sang mục đích quần cư đô thị, đáp ứng yêu cầu đô thị hóa của khu vực. Tại các chân val cát có thể tiến hành trồng cây hoa hòe nhằm nâng cao giá trị kinh tế trong sử dụng đất.

Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại không gian này bao gồm:

- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp lồng ghép giải pháp nghiên cứu giống lúa mới thích ứng với điều kiện khí hậu và đặc tính của đất, cho năng suất cao;

- Quy hoạch sử dụng đất quần cư đô thị cần lồng ghép các giải pháp thiết kế công trình, cơ sở hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu và thiên tai;

- Quy hoạch sử dụng đất đô thị thay thế đất val cát trồng lúa kém hiệu quả lồng ghép với mô hình sản xuất thích hợp thay thế thích ứng biến đổi khí hậu;

88

- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp lồng ghép với giải pháp nghiên cứu phòng ngừa sâu bệnh và sử dụng phân bón hợp lý thích ứng biến đổi khí hậu.

- Không gian định hướng phát triển nông nghiệp tại khu vực Bắc Hải (III.3):

mục tiêu giữ nguyên diện tích đất sản xuất lúa 2 vụ phải được tiến hành song song với quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng đất (thâm canh, gối vụ, tăng vụ màu vào mùa đông...). Đối với đất phù sa glây, giữ nguyên hiện trạng là trồng lúa 2 vụ. Cần tiến hành cải tạo đất nhằm nâng cao sản lượng lúa tại khu vực này. Đối với khu vực ven sông, giữ nguyên mục đích trồng hoa màu trên các địa hình lòng sông và bãi bồi không phân chia.

Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tại không gian này bao gồm:

- Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp lồng ghép giải pháp nghiên cứu giống cây trồng mới thích ứng với điều kiện khí hậu và đặc tính của đất, cho năng suất cao;

- Quy hoạch sử dụng đất ven sông cho mục đích trồng trọt lồng ghép giải pháp tu tạo đất tránh các hiện tượng sạt lở đất;

- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép với các biện pháp thâm canh, gối vụ, xen canh cho hiệu quả kinh tế cao thích ứng với biến đổi khí hậu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

89

Bảng 3.5. Định hướng quy hoạch sử dụng đất lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu

Stt Không gian Định hướng sử dụng đất Các giải pháp thích ứng BĐKH đề xuất cần lồng ghép Các mô hình thích ứng BĐKH đề xuất cần lồng ghép 1 Các không gian sử dụng đất khai thác rừng ngập mặn trên cồn cát ven biển Đông Long và ngoài đê khu vực Nam Phú lồng ghép các giải pháp và mô hình thích ứng biến đổi khí hậu

- Ưu tiên mở rộng diện tích đất rừng ngập mặn để bảo vệ diện tích nuôi trồng thủy sản phía trong đê;

- Khai thác diện tích đất bằng chưa sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản

- Nâng cấp hệ thống đê bao tại các đầm nuôi trồng thủy sản; - Lựa chọn các loại con giống phù hợp có khả năng thích nghi với đặc điểm khí hậu của tiểu vùng;

- Tu bổ, cải tạo hệ thống đê biển, chống tổn thất nước trên hệ thống kênh mương, tăng diện tích tự chảy, tiết kiệm năng lượng bơm nước, xây dựng đập ngăn mặn

- Tiếp tục triển khai các mô hình nuôi tôm, ngao có hiệu quả kinh tế cao;

- Mô hình trồng rừng trang, sú vẹt chặn cát, chắn sóng;

- Mô hình trồng cói, dâu nuôi tằm, thuốc lào;

- Nghiên cứu triển khai nhân rộng mô hình nuôi ong rừng ngập mặn

2

Các không gian trồng lúa và quy hoạch sử dụng đất phát triển nông nghiệp, công nghiệp và đô thị lồng ghép giải pháp và mô hình thích ứng biến đổi khí hậu khu vực trong đê Đông Phong, Đông Lâm, Tây Tiến,

- Ưu tiên chuyển đổi một số diện tích đất nằm sát trong đê bị xâm nhập mặn sang nuôi trồng thủy sản;

- Một số diện tích đất trồng lúa không đảm bảo năng suất chuyển sang xây dựng nhà

- Thực hiện làm đất tối thiểu giữ độ ẩm và kết cấu của đất; - Nghiên cứu phát hiện các loại sâu bệnh mới và hướng dẫn, khuyến cáo bà con nông dân phòng chống các loại sâu bệnh và triển khai các biện

- Mô hình trồng lúa 2 vụ; - Mô hình chế biến rơm, rạ, thân cây bắp, thân lá các cây họ đậu bằng cách nghiền nhỏ, đóng bánh dự trữ làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong mùa

90 Nam Trung (tiểu vùng II) máy, xí nghiệp phục vụ phát

triển công nghiệp, đô thị

pháp mới giúp cây trồng sinh trưởng hợp lý, giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật;

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng đô thị phục vụ sản xuất và cư trú cho cộng đồng, bảo đảm an ninh nước cho các hệ thống thủy lợi,

khô thiếu cỏ;

- Mô hình trồng hoa hòe; - Mô hình chăn nuôi khép kín.

3

Các không gian trong đê quy hoạch khu quần cư và phát triển nông nghiệp lồng ghép giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu tại khu vực Đông Quý, Tây An, Vân Trường, Bắc Hải (tiểu vùng III)

- Giữ nguyên diện tích đất trồng lúa 2 vụ đảm bảo an ninh lương thực;

- Thu hẹp diện tích đất trồng cỏ để xây dựng chuồng trại chăn nuôi tập trung.

- Tiếp tục nghiên cứu giống lúa mới thích ứng với điều kiện khí hậu và đặc tính của đất, cho năng suất cao;

- Xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung biogas giảm phát thải khí metan gây hiệu ứng nhà kính.

- Mô hình trồng lúa ngắn ngày; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mô hinh trồng màu: rau, đậu tương, lạc, dưa hấu, củ đậu; - Mô hình chăn nuôi tập trung chất lượng cao bảo vệ môi trường biogas

91

Hình 3.2. Bản đồ định hướng không gian phục vụ quy hoạch sử dụng đất lồng ghép thích ứng biến đổi khí hậu huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình

92

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

1. Về nghiên cứu lồng ghép trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện và nghiên cứu mô hình thích ứng biến đổi khí hậu cấp cộng đồng: Vấn đề quy hoạch sử dụng đất được lồng ghép cho một lãnh thổ ven biển cấp huyện có những đặc thù

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 90)