Biểu hiện và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu những năm gần đây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 62)

Theo kết quả phân tích số liệu khí hậu của các trạm thuộc tỉnh Thái Bình, biến đổi của các yếu tố khí hậu những năm gần đây có những điểm đáng lưu ý sau:

* Nhiệt độ

Trong giai đoạn từ 1960 đến 2010, nhiệt độ trung bình cả năm tăng khoảng 0,4oC, nhiệt độ trung bình mùa mưa tăng 0,9oC, và mùa khô nhiệt độ trung bình tăng 0.35oC. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè. Nhiệt độ mùa xuân và mùa thu cũng có xu thế tăng nhẹ, đặc biệt là mùa xuân nhiệt độ tăng không đáng kể trong giai đoạn 1960 – 2010. Vào tháng I (tháng đặc trưng cho mùa đông) có độ lệch chuẩn là 1,30C; tháng VII (tháng đặc trưng cho mùa hè) là 0,50C và chung cho cả năm là 0,70C. Biến suất tương ứng cho các tháng I, VII và cả năm lần lượt là 8,2%; 1,8%

56

và 3,0%. Như vậy ở Thái Bình, mức độ biến đổi của nhiệt độ, xét về trị số tuyệt đối hay biến suất, tương đối lớn trong mùa đông, nhỏ hơn trong cả năm và mùa hè thì mức độ biến đổi là không nhiều.

Hình 2.8. Diễn biến nhiệt độ tháng I và tháng VII ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 1960 - 2010

Hình 2.9. Diễn biến nhiệt độ trung bình năm ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 1960 – 2010 (Nguồn: Tổng hợp số liệu tại các trạm quan trắc của Thái Bình)

* Lượng mưa

Trong 50 năm qua tại tỉnh Thái Bình, lượng mưa mùa khô (tháng XI-IV) tăng lên không đáng kể, lượng mưa mùa mưa giảm 9%. Lượng mưa trung bình năm cũng có xu thế giảm mạnh. Lượng mưa ngày lớn nhất tăng lên, nhất là trong những năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng. Nhìn chung lượng mưa mùa khô tăng, lượng mưa mùa mưa giảm dần từ năm 1960 đến năm 2010. (Hình 1.8).

57

Hình 2.10. Diễn biến tổng lượng mưa năm ở tỉnh Thái Bình giai đoạn 1960 – 2010

- Mức độ biến đổi hàng năm của lượng mưa: Độ lệch chuẩn của lượng mưa vào mùa khô (tháng XI - IV) là 94mm, mùa mưa (tháng V –X) là 384 mm và lượng mưa năm là 427 mm. Biến suất lượng mưa trong các mùa và năm tương ứng là 35,3%, 27,3% và 25,5%. Như vậy, độ lệch tiêu chuẩn của lượng mưa tương đối bé trong mùa khô, tương đối lớn trong mùa mưa và cả năm. Ngược lại, biến suất của lượng mưa trong mùa mưa và mưa năm lại nhỏ hơn so với mùa khô.

- Mức độ biến đổi theo thập niên của lượng mưa năm: Ở Thái Bình, lượng mưa năm trung bình là 1785 mm trong thập kỷ 1961 – 1970. Trong thập kỷ 1971 - 1980 lượng mưa trung bình năm tăng lên tới 1946mm; sau đó đến thập kỷ 1981 - 1990 lượng mưa lại giảm mạnh xuống 1579mm và tiếp tục giảm vào thập kỷ 1991 – 2000 với lượng mưa trung bình là 1146mm, đây là thập kỷ có lượng mưa thấp nhất. Giai đoạn 2000 – 2010 lượng mưa năm tăng nhẹ lên 1281mm.

* Mực nước biển

Số liệu mực nước quan trắc tại các trạm hải văn ven biển Việt Nam cho thấy xu thế biến đổi mực nước biển trung bình năm không giống nhau. Hầu hết các trạm có xu hướng tăng, tuy nhiên, một số ít trạm lại không thể hiện rõ xu hướng này. Xu thế biến đổi trung bình của mực nước biển dọc bờ biển Việt Nam là khoảng 2,8 mm/năm. Số liệu mực nước đo đạc từ vệ tinh từ năm 1993 đến 2010 cho thấy, xu thế tăng mực nước biển trung bình cho toàn dải ven biển Việt Nam tăng khoảng 2,9 mm/năm. Như vậy, xu thế mực nước biển tăng khu vực ven biển từ số liệu thực đo tại trạm hải văn và từ vệ tinh là xấp xỉ nhau.

58

* Thiên tai

Thống kê từ năm 1996 đến nay, nhận thấy giai đoạn 1996 – 2004, số các cơn bão và áp thấp nhiệt đới có xu hướng giảm dần, từ 2004 – 2010, lại xu hướng tăng lên trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Số đợt không khí lạnh không có sự thay đổi nhiều trong những năm qua. Trung bình hàng năm tỉnh Thái Bình chịu khoảng 28 đợt không khí lạnh tràn về.

Bảng 2.120. Thống kê các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện tại tỉnh Thái Bình Hiện tượng/năm 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Lũ lụt 12 8 5 8 7 7 9 10 Bão và ATNĐ 4 1 2 0 0 0 2 2 Hiện tượng/năm 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lũ lụt 5 10 11 8 12 4 7 Bão và ATNĐ 1 2 2 2 3 4 2

Số lượng xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên khu vực Biển Đông có xu hướng tăng nhẹ, trong khi đó số cơn ảnh hưởng hoặc đổ bộ vào đất liền không có xu hướng biến đổi rõ ràng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, đề xuất giải pháp lồng ghép xác lập mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cấp cộng đồng trong định hướng sử dụng đất huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)