Cơ cấu kinh tế của Tiền Hải hiện tại là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với nhiều nhóm mô hình sản xuất đặc thù trong từng lĩnh vực. Trong đó, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế truyền thống đóng vai trò quan trọng, sử dụng phần lớn diện tích đất đai tự nhiên với các mô hình sản xuất phân bố phổ biến trong lãnh thổ huyện.
a) Nhóm các mô hình trồng trọt
Các mô hình trồng trọt tập trung tại các tiểu vùng trong đê trong thời gian gần đây đã cho thấy hiệu quả kinh tế cao. Về lúa xuân, cơ cấu giống đã thay đổi đáng kể, chủ yếu các giống lúa ngắn ngày (trên 95%) nên năng suất bình quân trên 71tạ/ha. Riêng với vụ lúa mùa, năng suất duy trì ở mức 62 tạ/ha. Đối với hoa màu, các cây trồng chủ yếu là ngô, đỗ tương, rau… Một số loại như đậu tương, khoai tây được trồng chủ yếu vào vụ đông. Mô hình trồng trọt luân canh gối vụ hợp lý tạo nên giá trị kinh tế cao. Hiện tại, Tiền Hải đang triển khai mô hình lúa xuất khẩu ở xã Vũ Lăng, mô hình hợp tác giữa các hộ sản xuất trên cánh đồng mẫu ở Đông Phong với các kết quả rất khả quan. Bên cạnh cây lúa, huyện Tiền Hải còn tiến hành trồng các loại cây công nghiệp phục vụ các nghề truyền thống. Cây cói, dâu tằm và cây hòe là loại cây đem lại lợi ích kinh tế cao. Ngoài ra, Tiền Hải đang tiến hành triển khai thí điểm mô hình trồng nấm rơm, nấm sò tại địa bàn xã Nam Phú. Các mô hình này không chỉ đảm bảo nhu cầu kinh tế cơ bản khi đối mặt với diễn biến ngày càng bất thường của biến đổi khí hậu ở quy mô hộ gia đình. Đây là mô hình khả quan để nhân rộng trong toàn huyện.
Diện tích đất trồng trọt nhìn chung có xu hướng giảm (722 ha đất trồng lúa năng suất thấp chuyển sang nuôi trồng thủy sản). Diện tích cây vụ đông hàng năm đều tăng, đặc biệt là cây vụ đông trên đất hai lúa. Bước đầu thực hiện khoanh vùng sản xuất cây màu và cải tạo vườn tạp, ao hồ sang trồng cây ăn quả được đẩy mạnh tại Vân Trường, An Ninh, Vũ Lăng, Nam Hồng, Đông Xuyên, Nam Thanh...
Định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 về lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt là đất trồng lúa đến năm 2020 của huyện Tiền Hải tiếp tục giảm.Diện tích đất trồng lúa của huyện là 9145,3ha do kết hợp đất trồng lúa có năng suất thấp ở những vùng trũng với
70
nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.Chuyển 1.552,40ha đất trồng lúa có năng suất thấp sang các mục đích sử dụng khác.
Những thách thức đối với nhóm mô hình trồng trọt hiện đang đối mặt gồm: các yếu tố khí hậu thay đổi, nắng nóng, lạnh kéo dài bất thường đã phát sinh nhiều loại dịch bệnh phức tạp trên các loại cây trồng như dịch rầy các loại trên lúa xuân (cuối tháng 4 đầu tháng 5), sâu cuốn lá trên lúa mùa (trung tuần tháng 8), sâu đục thân… Riêng dịch lùn sọc đen năm 2009 đã gây thiệt hại trên 3000 ha của huyện Tiền Hải. Yếu tố nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng nông nghiệp, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế.
b) Nhóm các mô hình chăn nuôi
Các mô hình chăn nuôi tập trung chủ yếu tại khu dân cư, các hộ gia đình là chủ yếu với mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán. Các mô hình chăn nuôi chủ yếu là:
(i) mô hình chăn nuôi lợn thịt, gia cầm ở hộ gia đình; (ii) mô hình chăn nuôi lợn thịt, gia cầm tập trung.
Mô hình chăn nuôi tập trung quy mô lớn bắt đầu triển khai đầu 2013 tại xã Vũ Lăng. Hiệu quả triển khai đã thúc đẩy quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung của 18 xã với diện tích 367 ha.
Diện tích đất cỏ dùng trong chăn nuôi giảm 83,86 ha vào năm 2010, hình thành khu vực dành cho chăn nuôi tập trung là 43,99 ha. Đến năm 2020, diện tích được mở rộng thêm 226,17ha so với năm 2010 với diện tích là 270,16 ha, gấp hơn 6 lần so với năm 2010 trong diện tích đất nông nghiệp khác. Toàn bộ diện tích này được sử dụng để xây dựng các khu chăn nuôi và trang trại chăn nuôi tập trung. Diện tích này dự kiến lấy từ đất trồng lúa kém hiệu quả, đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản và đất bằng chưa sử dụng.
Các mô hình chăn nuôi của huyện hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức lớn về thiên tai và dịch bệnh. Biến đổi khí hậu có xu hướng làm thời gian giao mùa rút ngắn lại, thời tiết của mùa ngày càng khắc nghiệt, biên độ nhiệt biến đổi trong ngày
71
cao, đây là những điều kiện bất lợi ảnh hưởng tới vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây bệnh.
Biến đổi khí hậu cùng với các hệ luỵ của nó, dẫn đến phân bố vùng nuôi, cơ cấu giống vật nuôi, thời vụ sẽ có thay đổi. Đặc biệt tại các vùng ven biển, BĐKH làm thay đổi đối tượng nuôi, điều kiện nuôi thay đổi hoặc không phù hợp. Điều này đòi hỏi việc xây dựng và quy hoạch phải tính đến các tác động của BĐKH.
c) Nhóm các mô hình nuôi trồng thủy sản - Các mô hình nuôi trồng thủy sản nước ngọt
Các mô hình được tổ chức ở quy mô hộ gia đình, gồm chủ yếu là các loài cá (cá mè, rô phi thuần,...) và một số loài tôm tự nhiên khác. Ngoài ra, một số đối tượng được du nhập nuôi là cá chép ba màu, cá tra, cá chim trắng, cá lăng, tôm càng xanh. Tốc độ tăng diện tích nuôi trồng thủy sản nước ngọt giai đoạn 2006-2010 khoảng 1,96%/năm.
Do chuyển mục đích NTTS sang các mục đích khác nên diện tích có xu hướng giảm, tổng diện tích NTTS của toàn huyện dự kiến năm 2020 là 2.116,18 ha, giảm 96,04 ha so với năm 2010.
- Các mô hình nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ
Hình thành chủ yếu tại vùng nước lợ của cửa sông Hồng, sông Thái Bình và sông Trà Lý; mô hình có diện tích 20.705 ha (trong đó huyện Tiền Hải chiếm 9.949 ha). Diện tích có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ là 5.453 ha. Hiện đã đưa vào khai thác 3.629 ha để nuôi trồng thủy sản như: tôm, cua, sò, hến, trồng rau câu.
Hiện nay, huyện Tiền Hải đang tiến hành một số các mô hình nuôi trồng thủy sản quảng canh cải tiến như tôm Sú, cua, ngao, vạng, cá Vược, cá Bớp, Rô phi đơn tính, …, điển hình như: Mô hình nuôi ngao trắng được thí điểm trên diện tích 5ha, kết quả cho thấy giống ngao trắng thay thế giống ngao dầu tự nhiên của địa phương có khả năng thích ứng được với môi trường, thời tiết khí hậu, môi trường huyện Tiền Hải đã cho năng suất và giá trị kinh tế cao hơn. Với hướng nuôi trồng giống ngao mới này đã thu hút nhiều hộ dân đầu tư sức lực, tiền của và dần phát triển nuôi trên toàn bộ diện tích vùng bãi triều Tiền Hải, sản lượng tăng lên nhanh chóng, thị trường được mở rộng
72
sang các nước EU, đánh dấu một hướng đi mới trong nghề nuôi ngao vùng ven biển huyện Tiền Hải. Riêng đối tượng tôm Chân trắng mặc dù mới được nuôi vài năm gần đây nhưng được nuôi theo hình thức thâm canh, còn lại rất ít đối tượng được nuôi chuyên canh do ít có điều kiện đầu tư về cơ sở vật chất.
Sự thay đổi của các yếu tố khí hậu có tác động đến các hệ sinh thái biển, làm biến động chủng loại và quần thể nguồn lợi cá biển. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của cộng đồng ngư dân khu vực ven biển. Đặc biệt, trong những năm gần đây, nguồn lợi hải sản ven bờ ở Thái Bình nói chung và Tiền Hải nói riêng ngày càng cạn, kiệt. Các ảnh hưởng này phần nào đã được thể hiện qua thiệt hại do bão gây ra đối với cộng đồng ngư dân ven biển trong những năm gần đây.
Sự tàn phá của bão và áp thấp nhiệt đới còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái của vùng nuôi – cần thời gian dài mới có thể phục hồi. So với sự thay đổi nhiệt độ, bão và áp thấp nhiệt đới thưởng khó có thể dự đoán, ngược lại mức độ ảnh hưởng của nó ảnh hưởng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Có thể nói rằng, hiện tượng khắc nghiệt của biến đổi khí hậu này ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề không chỉ riêng nuôi trồng thủy sản. Đối với vùng ven biển, nơi mà cộng đồng cư dân sống chủ yếu dựa vào hoạt động nuôi
trồng thủy sản, nếu bão xảy ra thì thiệt hại về kinh tế là điều khó tránh khỏi.
Nếu nước biển dâng thêm 30 - 50 cm trong những thập niên tới, thì phần lớn diện tích nuôi nhuyễn thể của Tiền Hải sẽ bị mất đi, vì khi đó nước biển ngập sâu, không còn đủ thời gian phơi bãi để phù hợp với đặc điểm sinh học của Ngao nuôi. Đồng thời, diện tích đầm hiện có của Tiền Hải muốn tiếp tục nuôi được thì cần phải có biện pháp cải tạo, nâng cấp đê bao của các đầm này.
d) Nhóm các mô hình sử dụng rừng ngập mặn
Nằm phía tả ngạn sông Hồng, cửa Ba Lạt, địa bàn 3 xã Nam Thịnh, Nam Hưng, Nam Phú (tiểu vùng I) thảm thực vật tự nhiên bao gồm các quần xã rau muống biển, cỏ mô với diện tích che phủ các bãi cát nổi khoảng 30%. Tiếp giáp với các bãi lầy là phù sa và rừng trồng thứ sinh. Rừng ngập mặn phát triển tốt khép tán đã đem lại hiệu quả cho việc bảo vệ đê biển, tăng đa dạng sinh học khi chim di cư về đây ngày một nhiều, đặc biệt xuất hiện nhiều cua biển nhỏ, mà người dân ở đây xuất hiện nghề mới
73
là nhặt cua giống. Các mô hình chủ yếu là mô hình sử dụng rừng bền vững (nuôi quảng canh, nuôi sinh thái), chuyển đổi sang nuôi công nghiệp,…Gần đây một số hộ đã triển khai mô hình nuôi ong tại khu vực rừng ngập mặn, mô hình này mới dừng ở mức độ phân tán, nhỏ, lẻ và chưa được tổng kết và nhân rộng theo sự chỉ dẫn của chính quyền địa phương.
Diện tích đất dành cho đất lâm nghiệp nói chung năm 2000 so với năm 2010 tăng không đáng kể, từ 951,48 ha đến 984,99 ha, bên cạnh đó đất rừng sản xuất giảm từ 3,56 ha năm 2000 xuống còn 3,03 năm 2010, giảm 53 ha trong 10 năm, đất rừng phòng hộ tăng từ 947,92 ha năm 2000 thành 981,96 ha năm 2010. Nhìn chung các mô hình sử dụng rừng ngập mặn không thay đổi nhiều giai đoạn 2000 - 2010.Theo quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp đến năm 2020, mục tiêu giai đoạn tiếp theo là tiếp tục bảo vệ diện tích rừng hiện có và trồng thêm khoảng xấp xỉ 200 ha. Đất rừng của huyện Tiền Hải hiện có là 984,99 ha, trong đó chủ yếu là rừng phòng hộ ven biển (chiếm 99,69% diện tích đất rừng). Với tác động của quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, huyện Tiền Hải cần hạn chế chuyển đất rừng sang mục đích sử dụng khác nhất là đối với rừng phòng hộ ven biển đảm bảo cảnh quan thiên nhiên , góp phần giữ đất và chắn sóng, chắn cát. Đất lâm nghiệp của huyện tới năm 2020 cần khoảng 1.100ha - 1.200ha. Với các tác động của BĐKH, các đợt lạnh cực đoan đã gây ra hiện tượng sương muối nhiều hơn, đây là nguyên nhân hạn chế sự sinh trưởng của cây ngập mặn. Triệu chứng của hiện tượng này là lá cây bị khô cháy. Cùng với nhiệt độ, sự biến đổi của lượng mưa cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phân bố và phân vùng của các loài cây ngập mặn. Vì vậy, mùa mưa thường cũng là mùa ra hoa, kết quả và phát tán hạt giống của các cây ngập mặn. Tuy nhiên, lượng mưa lớn không phải bao giờ cũng có lợi. Do ảnh hưởng của BĐKH nên các hiện tượng mưa, lũ lớn thường xuyên xảy ra hơn cả về cường độ và thời gian. Khi mưa lớn chỉ tập trung trong thời gian ngắn và nhiều tháng còn lại trong năm bị khô hạn sẽ gây ảnh hưởng bất lợi cho sự sinh trưởng và phân bố của cây ngập mặn.
Nước biển dâng cũng ảnh hưởng đến sự bồi đắp phù sa và trầm tích vùng rừng ngập mặn, đẩy nhanh tốc độ xói lở vùng ven biển có rừng ngập mặn xói lở bờ biển,
74
gây xói mòn nền đất RNM, lộ dễ cây, sạt lở bờ sông ở các vùng cửa sông, cuốn trôi cây ngập mặn.
Những cơn bão lớn xuất hiện hàng năm vào các tỉnh ven biển với tần suất và cường độ ngày càng khốc liệt hơn do tác động của BĐKH đã làm vỡ đê biển, phá huỷ các RNM tự nhiên hoặc trồng để bảo vệ đê, phá huỷ môi trường sống của nhiều loài tôm cá biển cũng như chim nước. Nước biển dâng cao nhất trong những ngày có mưa bão kết hợp triều cường, có khi lên tới 5-8 m gây ra thiệt hại to lớn về tài sản của cộng đồng ven biển, làm cho bờ biển bị xói lở, kể cả những vùng có các dải rừng ngập mặn phòng hộ. Sóng to, mưa lớn làm cho cây bị gãy cành, rụng hoa quả và cuốn trôi nhiều cây con ra biển.
e) Nhóm các mô hình dịch vụ du lịch và sản xuất công nghiệp
Nhóm mô hình này định hướng các đối tượng sản xuất phi nông nghiệp. Các mô hình sử dụng gồm mô hình làm gốm, sứ; mô hình sản xuất nước khoáng. Ngoài ra, mô hình du lịch sinh thái biển và thăm quan đền, chùa được triển khai khá hiệu quả. Khu du lịch Cồn Vành có khả năng thu hút du lịch sinh thái lý tưởng và hấp dẫn do nơi đây được công nhận là khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng. Các chỉ tiêu kinh tế của ngành như: số lượng khách, doanh thu ngày một cao, năm sau cao hơn năm trước. Ngoài các khu du lịch Cồn Vành và Đồng Châu, còn có một số cồn, đảo có bãi tắm thoải cát và các di tích quốc gia gắn với lễ hội truyền thống như đền Bà ở xã Đông Minh cũng thu hút được nhiều khách du lịch. Số khách du lịch đến huyện Tiền Hải năm 2010 đạt 78250 lượt khách, tăng bình quân 2006-2010 là 22,82%. Tổng doanh thu dịch vụ du lịch của riêng huyện Tiền Hải năm 2010 đạt 18 tỷ đồng, bình quân 2006- 2010 tăng 28,6%/năm.
Du lịch là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp tới phát triển du lịch ở 3 hình thức: đến tài nguyên du lịch(bãi biển, hệ sinh thái, di tích lịch sử - văn hóa), hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch; hoạt động lữ hành.Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch nhất là hệ thống giao thông, cơ sở lưu trú, khu vui chơi giải trí.
75
Bảng 3.2. Tổng hợp các mô hình hiện trạng tại huyện Tiền Hải và những thách thức do biến đổi khí hậu và nước biển dâng Tiểu vùng
chức năng Nhóm các mô hình
Ảnh hưởng do biến động sử dụng đất 2005-2010
Tác động của BĐKH và nước biển dâng
Tiểu vùng I
Mô hình nuôi trồng thủy sản (tôm Sú, tôm chân trắng, cua, ngao, vạng, cá Vược, Bớp, Rô phi)
Năm 2006, diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ khoảng 4.742 ha; năm 2007 con số này tăng lên 4.812 ha, thì các năm 2008 và 2009 diện tích không tăng. Diện tích nuôi trồng thủy sản mặn, lợ năm 2010 giảm xuống còn 4.736 ha. Diện tich nuôi trồng thủy sản mặn, lợ trong giai đoạn 2006-2010 gần như vẫn giữ nguyên. Điều này có thể do diện tích đã đạt đến mức độ ổn định.
- Bão và áp thấp nhiệt đới làm thay đổi hệ sinh thái vùng nuôi,
- Phần lớn diện tích nuôi nhuyễn thể bị mất khi